Bước tới nội dung

Dân chủ Kitô giáo

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Các cử tri của đảng Liên minh Dân chủ Kitô giáo Đức mít tinh vào năm 1990 tại thành phố Dessau

Dân chủ Kitô giáo là một hệ tư tưởng chính trị xuất hiện ở châu Âu thế kỷ 19 dưới ảnh hưởng của giáo huấn xã hội Công giáo,[1] [2] cũng như chủ nghĩa Tân Calvin. [nb 1] Tư tưởng chính trị dân chủ Kitô giáo ủng hộ cam kết đối với các nguyên tắc thị trường xã hội và can thiệp đủ điều kiện. Nó được hình thành như một sự kết hợp giữa các ý tưởng dân chủ hiện đại và các giá trị Kitô giáo truyền thống, kết hợp các giáo lý xã hội được truyền bá bởi các truyền thống Công giáo, Luther, Cải cáchNgũ tuần ở nhiều nơi trên thế giới.[5] [nb 2] Sau Thế chiến II, các phong trào Tin lành và Công giáo của Tin mừng xã hộiTân Thomas, đóng một vai trò trong việc hình thành nền dân chủ Kitô giáo.[4] Nền dân chủ Kitô giáo tiếp tục có ảnh hưởng ở châu Âuchâu Mỹ Latinh, mặc dù nó cũng có mặt ở các nơi khác trên thế giới.[7]

Trong thực tế, dân chủ Kitô giáo thường được coi là thiên hữu về các vấn đề văn hóa, xã hội và đạo đức, và là người ủng hộ chủ nghĩa bảo thủ xã hội, nhưng nó được coi là thiên tả "đối với các vấn đề kinh tế và lao động, quyền công dân, và chính sách đối ngoại" cũng như môi trường.[8] [nb 3] Cụ thể liên quan đến lập trường tài chính của mình, nền dân chủ Kitô giáo chủ trương nền kinh tế thị trường xã hội.[8]

Trên toàn thế giới, nhiều đảng dân chủ Kitô giáo là thành viên của Chủ nghĩa trung dung Dân chủ Quốc tế và một số cũng thuộc Liên minh Dân chủ Quốc tế. Ví dụ về các đảng dân chủ Kitô giáo lớn bao gồm Liên minh Dân chủ Kitô giáo Đức, Đảng Nhân dân Áo, Fine Gael của Ireland, Đảng Dân chủ Kitô giáo Chile, Đảng Nhân dân Aruban, Đảng Dân chủ Kitô giáo Hà Lan, Đảng Dân chủ Kitô giáo của Thụy SĩĐảng Nhân dân Tây Ban Nha.[10]

Ngày nay, nhiều đảng dân chủ Kitô giáo châu Âu có liên kết với Đảng Nhân dân châu Âu. Những người có quan điểm hoài nghi mềm so với quan điểm EPP thân châu Âu là thành viên của Liên minh bảo thủ và cải cách ở châu Âu, hoặc Phong trào chính trị Kitô giáo châu Âu cánh hữu hơn. Nhiều đảng dân chủ Kitô giáo ở châu Mỹ có liên kết với Tổ chức Dân chủ Kitô giáo Hoa Kỳ.

Khái quát về quan điểm chính trị

[sửa | sửa mã nguồn]

Nói chung, các đảng phái dân chủ Kitô giáo tại châu Âu thường bảo thủ và đôi khi đóng vai trò chính đàng bảo thủ lớn tại quốc gia mà nó hoạt động (Đức, Tây Ban Nha, Bỉ, Thụy Sĩ, …), chẳng hạn như đảng Nhân dân Dân chủ Kitô giáo Thụy Sĩ, đảng Xã hội Kitô giáo Thụy Sĩ, đảng Nhân dân Phúc âm Thụy Sĩ và đảng Liên minh Dân chủ Liên bang Thụy Sĩ. Ngược lại, các đảng phái dân chủ Kitô giáo tại khu vực Mỹ Latinh thì lại có khuynh hướng chính trị phong phú hơn tùy thuộc vào quốc gia nơi nó hoạt động: chẳng hạn như đảng Dân chủ Kitô giáo tại Chile nghiêng nhiều về cánh tả[11][12] hay đảng Hành động Quốc gia của Mexico nghiêng nhiều về cánh hữu. Geoffrey K. Roberts và Patricia Hogwood từng nhận định rằng: "hệ tư tưởng dân chủ Kitô giáo đã kết hợp nhiều quan điểm của các phái tự do chủ nghĩa, bảo thủ và xã hội chủ nghĩa với nhau dựa trên hệ thống luân lý và nguyên tắc Kitô giáo rộng lớn."[13]

Người theo dân chủ Kitô giáo thường theo chủ nghĩa bảo thủ xã hội[14] và, nhìn chung, có quan điểm tương đối hoài nghi đối với vấn đề phá thaihôn nhân cùng giới; dù vậy, một số đảng phái dân chủ Kitô giáo đã chấp nhận việc hợp pháp hóa có giới hạn các hành vi trên. Những người này ủng hộ một nền luân lý học nhất quán về sự sống ngang qua chủ trương phản đối tử hìnhtrợ tử.[15][16] Họ cũng ủng hộ chính sách ngăn cấm ma túy.[nb 4] Các đảng phái dân chủ Kitô giáo thường hay khẳng định di sản Kitô giáo của đất nước mình và công khai xác quyết nền luân lý học Kitô giáo hơn là thể hiện một lập trường mang tính tự do hay thế tục như một sự nhượng bộ;[nb 5] đồng thời, các đảng phái dân chủ Kitô giáo hết sức ủng hộ quyền tự do tôn giáo.[20] Bên cạnh đó, tư tưởng dân chủ Kitô giáo cổ vũ "sự thống nhất mang tính đại kết trên phương diện tôn giáo nhằm chống lại chủ nghĩa vô thần nhà nước – một chủ nghĩa được các quốc gia cộng sản chủ nghĩa theo đuổi."[nb 6]

Hệ quan điểm của những người dân chủ Kitô giáo gồm có các giá trị luân lý (về hôn nhân, phá thai, ngăn cấm ma túy, …),[22] quan điểm phản đối quá trình thế tục hóa, phản đối chủ nghĩa vô thần nhà nước, quan điểm cho rằng xã hội phát triển thông qua tiến hóa (ngược lại với phát triển thông qua cách mạng), quan điểm coi trọng an ninh trật tự, và quan điểm bác bỏ chủ nghĩa cộng sản.[21][6] Người dân chủ Kitô giáo có thái độ cởi mở với sự thay đổi (chẳng hạn như thay đổi trong cơ cấu xã hội) và không phải lúc nào cũng ủng hộ nguyên trạng xã hội; có thái độ coi trọng quyền con người và sáng kiến của cá nhân; bác bỏ chủ nghĩa duy thế tục và nhấn mạnh rằng mỗi cá nhân là một bộ phận cấu thành của cộng đồng và có bổn phận đối với cộng đồng. Người dân chủ Kitô giáo tin rằng một số khu vực của xã hội (như giáo dục, gia đình, kinh tế và nhà nước) có quyền tự quản và chịu trách nhiệm đối với lĩnh vực của mình (xem Chủ quyền lĩnh vực).[23] Lĩnh vực của một khu vực này không được áp đặt các nghĩa vụ lên thực thể thuộc lĩnh vực của khu vực khác, chẳng hạn: khu vực nhà nước không được phép can thiệp vào việc nuôi dạy trẻ em, vì đây là lĩnh vực của khu vực gia đình.[23] Đối với lĩnh vực của khu vực nhà nước, người dân chủ Kitô giáo quả quyết rằng các vấn đề dân sự nên được giải quyết trước hết là ở cấp chính quyền thấp nhất, sau đó mới trình lên các cấp cao hơn để thẩm tra (xem Nguyên tắc phụ trợ tính).[8] Chủ quyền lĩnh vực và nguyên tắc phụ trợ tính, như được nhắc đến ở trên, được coi là nền tảng của hệ tư tưởng dân chủ Kitô giáo.[24]

Người dân chủ Kitô giáo có xu hướng coi trọng cộng đồng, công bằng xã hội và sự đoàn kết; chủ trương ủng hộ việc thành lập và duy trì hệ thống phúc lợi xã hội, công đoàn và sự điều tiết các lực lượng thị trường.[25] Phần đông những người dân chủ Kitô giáo tại châu Âu bác bỏ khái niệm đấu tranh giai cấp và đề cao khái niệm đồng quyết định;[26][27] trong khi đó, người dân chủ Kitô giáo tại Hoa Kỳ thì chủ trương nền kinh tế phân sản chủ nghĩa, tựu trung các tư liệu sản xuất được phân công rộng khắp cùng đặc biệt chủ trương nâng cao quyền làm chủ của công nhân (dân chủ tại nơi làm việc) cũng như quyền tự trị của công nhân đối với sản xuất.[28][29][30]

Hệ thống phúc lợi xã hội theo khuynh hướng Kitô giáo tập trung vào việc hỗ trợ các gia đình cũng như cung cấp các dịch vụ xã hộibảo hiểm xã hội thông qua các tổ chức trung gian và thường nhờ đến sự bảo trợ của nhà nước.[31]

Những người theo tư tưởng dân chủ Kitô giáo ủng hộ nguyên tắc bổn phận quản gia và cho rằng con người phải nên bảo vệ Trái Đất cho các thế hệ tương lai;[8] ngoài ra, họ cũng có cái nhìn mang tính hòa giải đối với vấn đề nhập cư.[32]

Triết học chính trị

[sửa | sửa mã nguồn]

Chưa có một tác giả nào được coi là nhà tư tưởng hàng đầu của hệ tư tưởng dân chủ Kitô giáo; tuy vậy, nhà tư tưởng được nhiều người dân chủ Kitô giáo tán thành nhất là ông Jacques Maritain.[33] Cũng vì thế mà tầm ảnh hưởng của ông đối với dân chủ Kitô giáo không thể nào sánh bằng ảnh hưởng của John Locke đối với chủ nghĩa tự do, Edmund Burke với chủ nghĩa bảo thủ hay Karl Marx với chủ nghĩa xã hội.[33] Các tác giả góp phần quan trọng đối với sự hình thành của tư tưởng dân chủ Kitô giáo có thể kể đến Giáo tông Leo XIII,[34] Giáo tông Pius XI,[35] Emmanuel Mounier,[36] Heinrich Pesch S.J.,[37] Abraham Kuyper[38]Luigi Sturzo.[39]

Nguồn cảm hứng

[sửa | sửa mã nguồn]

Triết học tân kinh viện hay thần học tân Thomas

[sửa | sửa mã nguồn]

Có thể nói, tư tưởng dân chủ Kitô giáo, về mặt triết học, bắt nguồn từ suy tư của thánh Thomas Aquinas O.P. về bản thể luận của Aristoteles và về truyền thống Kitô giáo.[4] Theo vị này, quyền con người phát xuất từ luật tự nhiên và được miêu tả là những thứ mà con người cần đến để thực hiện các chức năng của mình cách đúng đắn, chẳng hạn như thức ăn: thức ăn là quyền của con người vì nếu không có thức ăn thì con người khó có thể thực hiện các chức năng của mình cách đúng đắn. Ông cũng khẳng định rằng con người là hình ảnh của Thiên Chúa (đấng Thần), và nhờ đặc điểm này mà con người có phẩm giá cũng như quyền bình đẳng; nói cách khác, tất cả mọi người đều bình đẳng vì họ đều được tạo ra theo hình ảnh của Thiên Chúa.[40] Ông cũng xác nhận tính hiện thực tự nhiên của gia đình và gia tộc – là cộng đồng có quyền ưu tiên trên các cộng đồng khác,[41] được thiết lập dựa trên sự cam kết thủy chung giữa người chồng và người vợ và đạt tới sự viên mãn khi đôi vợ chồng sinh con đẻ cái. Thánh Thomas cũng chỉ rõ rằng quyền lực nhà nước có thể chiếm đoạt cách chính đáng nguồn lực của các chủ sở hữu tư nhân để phục vụ những người thực sự cần nó, tức là vì lợi ích chung.[42] Sau khi được bầu làm Giáo tông, Đức Leo XIII đã công bố thông điệp Aeterni Patris – được coi là văn kiện đã làm sống lại nền triết học kinh viện vốn bị quên lãng trong một khoảng thời gian dài.[43] Trong thông điệp này, vị giáo tông đã nêu bật một số quan điểm của thánh Thomas về tự do, quyền lực, về pháp luật, công lý và lòng bác ái.[44]

Các suy tư của thánh Thomas, cùng với những suy tư cho rằng bổn phận của nhà nước là phục vụ quốc dân và rằng loài người được ràng buộc bởi tình đoàn kết phổ quát, về sau đã trở thành nền tảng của nguyên tắc phụ trợ tính.[45] Jacques Maritain, một nhà tư tưởng lớn của triết học tân kinh viện, đã dung hòa hai khái niệm dân chủ và quyền con người với luật tự nhiên mà thánh Thomas đề xuất.[46] Ông chỉ ra rằng quyền con người phát xuất từ luật tự nhiên và rằng nếu không có Kitô giáo thì một nền dân chủ khó có thể đạt được các mục tiêu của mình.[47] Jacques Maritain đã đề xuất việc ứng dụng suy tư của thánh Thomas về tài sản để giảm bớt sự bất bình đẳng; ông lập luận rằng nhà nước phải nên vào cuộc khi con người sử dụng tài sản của mình không đúng cách.[48] Jacques Maritain và Emmanuel Mounier đã sử dụng nhiều suy tư của thánh Thomas để phát triển chủ nghĩa nhân vị.[49]

Thần học tân Calvin

[sửa | sửa mã nguồn]

Một trong những yếu tố trí tuệ cốt yếu của dân chủ Kitô giáo là thần học tân Calvin.[50] Các tư tưởng chính trị theo chủ nghĩa tân Calvin được hình thành trên cơ sở hai khái niệm quyền chủ tể của Thiên Chúaân sủng phổ quát do mục sư Jean Calvin đề xướng.[51] Khái niệm quyền chủ tể của Thiên Chúa đã trở nên đặc biệt hữu ích nhờ cuộc cách mạng Pháp cũng như nhờ sự xuất hiện của các khái niệm về chủ quyền cá nhân và chủ quyền nhà nước.[51] Phát xuất từ quyền chủ tể của Thiên Chúa là khái niệm chủ quyền lĩnh vực – một khái niệm rất hữu ích đối với những tín đồ theo chủ nghĩa Calvin vốn từng chỉ là nhóm thiểu số trong cộng đồng Kitô hữu. Theo thuyết chủ quyền lĩnh vực, các hoạt động của mỗi một khu vực xã hội đều có mối tương quan với Thiên Chúa.[51] Thuyết này cũng xác quyết rằng một trong những vai trò của nhà nước là bảo đảm công bằng xã hội.[52] Thần học tân Calvin cũng chỉ ra rằng cuộc sống con người có tính tôn giáo, và rằng chính trị phải phản ánh được đặc điểm này của cuộc sống.[53]

Các tổ chức dân chủ Kitô giáo quốc tế

[sửa | sửa mã nguồn]

Các khái niệm có liên quan

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ "This is the Christian Democratic tradition and the structural pluralist concepts that underlie it. The Roman Catholic social teaching of subsidiarity and its related concepts, as well as the parallel neo-Calvinist concept of sphere sovereignty, play major roles in structural pluralist thought."[3]
    "Concurrent with this missionary movement in Africa, both Protestant and Catholic political activists helped to restore democracy to war-torn Europe and extend it overseas. Protestant political activism emerged principally in England, the Lowlands, and Scandinavia under the inspiration of both social gospel movements and neo-Calvinism. Catholic political activism emerged principally in Italy, France, and Spain under the inspiration of both Rerum Novarum and its early progeny and of neo-Thomism. Both formed political parties, which now fall under the general aegis of the Christian Democratic Party movement. Both Protestant and Catholic parties inveighed against the reductionist extremes and social failures of liberal democracies and social democracies. Liberal democracies, they believed, had sacrificed the community for the individual; social democracies had sacrificed the individual for the community. Both parties returned to a traditional Christian teaching of "social pluralism" or "subsidiarity," which stressed the dependence and participation of the individual in family, church, school, business, and other associations. Both parties stressed the responsibility of the state to respect and protect the "individual in community."[4]
  2. ^ Pentecostals have also secured parliamentary representation, for example, in Australia, Colombia, Nicaragua, and Peru, and have helped form Christian political parties that have won parliamentary seats. A noteworthy case is Sweden's Christian Democrat Party, not only because it is in a continent where Pentecostals have struggled to make political headway but also because its Pentecostal founder, Lewi Pethrus, who challenged secularization by creating institutions to foster a Christian counterculture, was active at a time when Pentecostals in Sweden or the United States shunned politics.[6]
  3. ^ The basic tenets of Christian Democracy call for applying Christian principles to public policy; Christian Democratic parties tend to be socially conservative but otherwise left of center with respect to economic and labor issues, civil rights, and foreign policy.[9]
  4. ^ Conservatives, including the Christian democrats, favor an abstinence strategy that aims at a controlled use of legal drugs such as alcohol, nicotine, and medical drugs, on the one hand, and prohibiting the use of illegal drugs (whether soft or hard), on the other.[17][18]
  5. ^ The main ideological and integrative theme present from the start concerned an emphasis on general Christian values, both as a moral rejection of the atheist, immoral and materialist Nazism and as a manner of distinction vis à vis social democracy. The thrust of the Christian democratic argument was that politics had to be founded in Christianity and that a moral recovery was a prerequisite for social and economic recuperation. It was imperative to concede the importance of Christian ethics after an epoch of such inhuman and atheist cruelty.(Heidenheimer 1960:33-4; Mintzel 1982:133)[19]
  6. ^ European Christian democracy after the Second World War really represented a common political front against the People's Democracies, that is, Christian democracy was a kind of ecumenical unity achieved on the religious level against the atheism of the government in the Communist countries.[21]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Heywood 2012, tr. 83.
  2. ^ Galetti 2011, tr. 28, 3.4.
  3. ^ Monsma 2012, tr. 13.
  4. ^ a b c Witte 1993, tr. 9.
  5. ^ Freeden 2004, tr. 82.
  6. ^ a b Robeck & Yong 2014, tr. 178.
  7. ^ Müller 2014.
  8. ^ a b c d Vervliet 2009, tr. 48–51.
  9. ^ Kte'pi 2009, tr. 131.
  10. ^ Van Hecke & Gerard 2004.
  11. ^ Invernizzi Accetti 2019, tr. 291-292.
  12. ^ Szulc 1965, tr. 102.
  13. ^ Roberts & Hogwood 1997.
  14. ^ Comelli 2021.
  15. ^ Engeli & Varone 2012, tr. 109.
  16. ^ Cimmino 2017.
  17. ^ Kerbo & Strasser 2000, tr. 101.
  18. ^ Coleman, Kerbo & Ramos 2001, tr. 413.
  19. ^ van Kersbergen 2003, tr. 63.
  20. ^ Heffernan Schindler 2008, tr. 144.
  21. ^ a b Dussel 1981, tr. 217.
  22. ^ Poppa 2010, tr. 12.
  23. ^ a b Monsma 2012, tr. 133.
  24. ^ Lamberts 1997, tr. 401.
  25. ^ Matlary, Veiden & Hansen 2011.
  26. ^ Fogarty 1957, tr. 66.
  27. ^ Invernizzi Accetti 2019, tr. 163-165.
  28. ^ Rosa, Michelle La (16 tháng 7 năm 2021). “The American Solidarity Party is growing. Can it succeed?”. www.pillarcatholic.com. Truy cập ngày 14 tháng 12 năm 2021.
  29. ^ “Solidarity? In America”. The American Conservative. 16 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2021.
  30. ^ “Patrick Harris The state of American solidarity SDP Talks”. Social Democratic Party. 28 tháng 3 năm 2021. Truy cập ngày 14 tháng 11 năm 2021 – qua YouTube.
  31. ^ Esping-Andersen 1990, tr. 59-61.
  32. ^ Almeida 2012, tr. 117-.
  33. ^ a b Invernizzi Accetti 2019, tr. 23.
  34. ^ Kselman & Buttigieg 2003, tr. 4.
  35. ^ Kselman & Buttigieg 2003, tr. 69.
  36. ^ Pombeni 2000.
  37. ^ Fogarty 1957, tr. 427.
  38. ^ Fogarty 1957, tr. 172.
  39. ^ Kselman & Buttigieg 2003, tr. 6-7.
  40. ^ Bradley & Brugger 2019, tr. 13.
  41. ^ Bradley & Brugger 2019, tr. 13-14.
  42. ^ Bradley & Brugger 2019, tr. 14.
  43. ^ Bradley & Brugger 2019, tr. 47.
  44. ^ Bradley & Brugger 2019, tr. 15.
  45. ^ Bradley & Brugger 2019, tr. 26-33.
  46. ^ Heynickx 2018, tr. 40.
  47. ^ Heynickx 2018, tr. 41.
  48. ^ Heynickx 2018, tr. 27.
  49. ^ Gehler & Kaiser 2004a, tr. 88.
  50. ^ Nijhoff 2011, tr. 18-22.
  51. ^ a b c Geest 2007, tr. 50.
  52. ^ Geest 2007, tr. 51.
  53. ^ Geest 2007, tr. 52.

Sách tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Đọc thêm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Gehler, Michael; Kaiser, Wolfram (2004a), Political Catholicism in Europe 1918–1945, Routledge, ISBN 0-7146-5650-X
  • Gehler, Michael; Kaiser, Wolfram (2004b), Christian Democracy in Europe since 1945, Routledge, ISBN 0-7146-5662-3
  • Gehler, Michael; Kaiser, Wolfram; Wohnout, Helmut biên tập (2001), Christdemokratie in Europa im 20. Jahrhundert / Christian Democracy in 20th Century Europe, Böhlau Verlag, ISBN 3-205-99360-8
  • Invernizzi Accetti, Carlo (2019). What is Christian Democracy?: Politics, Religion and Ideology. New York: Cambridge University Press.
  • Kaiser, Wolfram (2007), Christian Democracy and the Origins of European Union, Cambridge University Press, ISBN 978-0-521-88310-8
  • Kaiser, Wolfram; Kosicki, Piotr (2021). Political Exile in the Global Twentieth Century: Catholic Christian Democrats in Europe and the Americas. Belgium: S.l.: Leuven University Press. tr. 21. ISBN 978-946-27030-70.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]