Huyền thoại bất tử
Huyền thoại bất tử
| |
---|---|
Đạo diễn | Lưu Huỳnh |
Kịch bản | Lưu Huỳnh |
Diễn viên | |
Quay phim | Nguyễn K'Linh |
Dựng phim |
|
Âm nhạc | Đức Trí |
Hãng sản xuất | |
Phát hành | Hãng phim Phương Nam |
Công chiếu |
|
Thời lượng | 106 phút |
Quốc gia | Việt Nam |
Ngôn ngữ | Tiếng Việt |
Kinh phí | > 10 tỷ VNĐ |
Huyền thoại bất tử (tiếng Anh: The Legend is Alive) là một bộ phim điện ảnh Việt Nam thuộc thể loại võ thuật của đạo diễn Lưu Huỳnh đã ra mắt khán giả vào năm 2009.
Nội dung
[sửa | sửa mã nguồn]Bộ phim kể về một chàng trai nhiễm chất độc da cam muốn đưa hài cốt của mẹ đến Mỹ để an táng bên cạnh người cha quá cố. Tuy nhiên, sự thật về thân thế của anh dần dần hé lộ theo chiều dài bộ phim. Thực tế anh được một võ sư nổi tiếng ở Bình Định, người mà anh sau này gọi là mẹ, nhặt được trước cửa nhà. Bà đã nói dối rằng anh là con trai của huyền thoại võ thuật Lý Tiểu Long và đặt tên anh theo ngôi sao này. Trên đường tìm cách từ miền Trung Việt Nam đến Mỹ, Long đã gặp được Trinh, một cô gái bướng bỉnh, trẻ trung và nhân hậu. Họ đã cùng nhau bước vào hành trình khám phá cuộc sống đầy mới lạ và thử thách.
Diễn viên
[sửa | sửa mã nguồn]- Dustin Nguyễn vai Long.[1]
- Lục Bá Thêm vai Long lúc 12 tuổi.
- Huỳnh Nhật Huy vai Long lúc 6 tuổi.
- NSƯT Kim Xuân vai bà Lan.[2][3]
- Trần Thiên Tú vai Trinh.[4]
- Trần Bảo Sơn vai Sơn.[5]
- Siu Black vai bà Mai.[6]
- Thái Hòa vai Nam.
- Nguyễn Quang Vinh vai Tuấn.
- Đinh Y Nhung vai Trang.
Sản xuất
[sửa | sửa mã nguồn]Ngày 3 tháng 7 năm 2008, Huyền thoại bất tử chính thức được bấm máy. Đây là bộ phim tình cảm võ thuật do Lưu Huỳnh viết kịch bản và đạo diễn. Ông từng rất thành công với bộ phim chiến tranh mang tên Áo lụa Hà Đông đã công chiếu vào năm 2006. Ban đầu, Huyền thoại bất tử được dự toán tốn kinh phí khoảng 10 tỷ đồng, quay trong 2 tháng với các bối cảnh ở Nha Trang, Huế, Thánh địa Mỹ Sơn ở Quảng Nam và Khe Sanh ở Quảng Trị. Hậu kỳ bộ phim sẽ được dựng ở Ấn Độ và Hồng Kông.[7] Bên cạnh vai nam chính được trao cho nam diễn viên gốc Việt Dustin Nguyễn, vai nữ chính được đạo diễn giành cho Trần Thiên Tú lúc bấy giờ chỉ mới là học sinh lớp 12 chuyên tiếng Trung của Đại học Quốc gia Hà Nội. Dù cô từng nhận được nhiều lời khen khi vào vai Ngô trong Áo lụa Hà Đông, nhưng nhiều người cho rằng vai chính đầu tiên trong một bộ phim điện ảnh sẽ là một áp lực tương đối lớn cho một nữ diễn viên trẻ.[8] Đây cũng là bộ phim nhựa đầu tiên có sự tham gia của nữ ca sĩ Siu Black trong vai thứ chính.[9] Bộ phim còn có sự tham gia của Đinh Y Nhung, vợ của đạo diễn Lưu Huỳnh, trong vai mẹ ruột của nhân vật chính Long.[10]
Bộ phim dự định đóng máy vào ngày 5 tháng 9. Tuy nhiên vì gặp thời tiết mưa lốc lớn ở khu vực Quảng Ngãi và Quy Nhơn từ ngày 3 mà đoàn làm phim phải kéo dài đến ngày 16 tháng 9 mới tái khởi động trở lại để quay những phân cảnh cuối cùng.[11] Bộ phim đã hoàn thành những cảnh quay cuối cùng vào ngày 13 tháng 11 cùng năm.[12]
Công chiếu
[sửa | sửa mã nguồn]Ngày 14 tháng 1 năm 2009, bộ phim được công chiếu rộng rãi tại Việt Nam, chính thức tham gia vào mùa phim Tết 2009.[13] Khác với nhiều bộ phim ra rạp vào cùng dịp, Huyền thoại bất tử không phải một bộ phim hài hước mà ngược lại, đây được xem là bộ phim lấy đi nước mắt của khán giả.[14] Sau khi được công chiếu tại Việt Nam, Huyền thoại bất tử và Đừng đốt đã cùng nhau xuất hiện tại nhiều liên hoan phim quốc tế như Liên hoan phim Fukuoka ở Nhật Bản,[15] Liên hoan phim Busan ở Hàn Quốc.[16] Tháng 6, đoàn làm phim đã nhận được lời mời đưa phim tham dự Liên hoan phim Thượng Hải, một trong những liên hoan phim lớn của châu Á.[17] Tháng 9 cùng năm, bộ phim được công chiếu tại Texas trong khuôn khổ liên hoan phim Fantastic Fest .
Đón nhận
[sửa | sửa mã nguồn]Trong lễ trao Giải Cánh diều 2008 diễn ra vào đầu tháng 3 năm 2009, bộ phim không chỉ giành được Cánh diều bạc cho phim truyện điện ảnh (không có Cánh diều vàng)[18] mà còn chiến thắng 5 hạng mục dành cho cá nhân khác bao gồm đạo diễn, nam diễn viên chính, nam diễn viên phụ, quay phim và âm nhạc xuất sắc.[19] Đến cuối năm 2009, bộ phim tiếp tục góp mặt tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 16 và chiến thắng hai hạng mục dành cho nam diễn viên chính và âm nhạc xuất sắc.[20][21]
Giải thưởng và đề cử
[sửa | sửa mã nguồn]Năm | Lễ trao giải | Hạng mục | Đối tượng | Kết quả | Nguồn |
---|---|---|---|---|---|
2009 | Giải Cánh diều 2008 | Phim truyện điện ảnh xuất sắc | — | Cánh diều bạc | [22][23] |
Đạo diễn xuất sắc | Lưu Huỳnh | Đoạt giải | |||
Nam diễn viên chính xuất sắc | Dustin Nguyễn | Đoạt giải | |||
Nam diễn viên phụ xuất sắc | Trần Bảo Sơn | Đoạt giải | |||
Quay phim xuất sắc | Nguyễn K'Linh | Đoạt giải | |||
Âm nhạc xuất sắc | Đức Trí | Đoạt giải | |||
Liên hoan phim quốc tế Thượng Hải | Tài năng điện ảnh mới châu Á | — | Đề cử | ||
Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 16 | Phim truyện điện ảnh xuất sắc | — | Bằng khen | [24] | |
Nam diễn viên chính xuất sắc | Dustin Nguyễn | Đoạt giải | [25][26] | ||
Âm nhạc xuất sắc | Đức Trí | Đoạt giải | [27] | ||
Giải Kim Kê lần thứ 27 | Nam diễn viên chính quốc tế được yêu thích nhất | Dustin Nguyễn | Đoạt giải | [28] |
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Hương Nhu (14 tháng 12 năm 2008). “Dustin Nguyễn và Huyền thoại bất tử”. Người Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 12 năm 2010. Truy cập ngày 21 tháng 8 năm 2022.
- ^ Văn Bảy (30 tháng 7 năm 2008). “NSƯT Kim Xuân: Đi học võ để đóng phim!”. Báo Thể thao & Văn hóa. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 21 tháng 8 năm 2022.
- ^ Danh Nghi (10 tháng 1 năm 2009). “Kim Xuân vui cuối năm”. Báo Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 21 tháng 8 năm 2022.
- ^ M.T (13 tháng 7 năm 2017). “Thiên Tú - bé Ngô Áo lụa Hà Đông vào vai chính phim "Tim hằn vết sẹo"”. Báo Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 21 tháng 8 năm 2022.
- ^ Vũ Văn Việt (24 tháng 6 năm 2015). “Trần Bảo Sơn - từ doanh nhân tới ngôi sao điện ảnh”. VnExpress. Truy cập ngày 21 tháng 8 năm 2022.
- ^ Nhiêu Huy (11 tháng 11 năm 2008). “Siu Black - má mì sành điệu của 'Huyền thoại bất tử'”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 21 tháng 8 năm 2022.
- ^ Hoài Nam (2 tháng 7 năm 2008). “Lưu Huỳnh trở lại với Huyền thoại bất tử”. Tuổi Trẻ Online. Truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2022.
- ^ Trúc Nhật (4 tháng 2 năm 2009). “Hai gương mặt trẻ”. Báo Nhân Dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2022.
- ^ P.Quỳnh; H.Nam (10 tháng 8 năm 2008). “Mùa phim mới”. Tuổi Trẻ Online. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2022.
- ^ Linh Ân (25 tháng 3 năm 2009). “Huyền thoại bất tử, bộ phim cảm động về tình mẫu tử”. Báo Nhân Dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2022.
- ^ Văn Bảy (14 tháng 9 năm 2008). “Huyền thoại bất tử kẹt lốc”. Báo Thể thao & Văn hóa. Truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2022.
- ^ Đỗ Tuấn (14 tháng 11 năm 2008). “Chuyện chưa kể về "Huyền thoại bất tử"”. Báo Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 21 tháng 8 năm 2022.
- ^ Nguyễn Thanh Đức (11 tháng 1 năm 2009). “Phim tết 2009”. Báo Thể thao & Văn hóa. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2022.
- ^ Hà Giang (15 tháng 1 năm 2009). “"Huyền thoại bất tử" - Bài ca về tình mẫu tử”. Báo Sài Gòn Giải Phóng. Truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2022.
- ^ Ngân An (25 tháng 9 năm 2009). “'Đừng đốt' đoạt giải tại LHP Fukuoka”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2022.
- ^ PV (11 tháng 9 năm 2009). “"Đừng đốt" tham dự Liên hoan phim tại Nhật Bản”. Báo Đại biểu Nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2022.
- ^ Thoại Hà (3 tháng 6 năm 2010). “'Huyền thoại bất tử' dự Liên hoan phim Thượng Hải”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 21 tháng 8 năm 2022.
- ^ Thu Hà (2 tháng 3 năm 2009). “Cánh Diều vàng 2008: Trăng nơi đáy giếng và Huyền thoại bất tử cùng nhận bạc”. Báo Sài Gòn Giải Phóng. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 21 tháng 8 năm 2022.
- ^ Cẩm Hà (2 tháng 3 năm 2009). “Huyền thoại bất tử "được mùa"”. Báo điện tử Tổ Quốc. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 4 năm 2022. Truy cập ngày 21 tháng 8 năm 2022.
- ^ Hoàng Yến (16 tháng 12 năm 2009). “Người nhận Giải thưởng Bông sen vàng tại Liên hoan phim”. Báo Nhân Dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 21 tháng 8 năm 2022.
- ^ Hoàng Tú (13 tháng 12 năm 2009). “Bế mạc Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 16: 'Đừng đốt' thắng”. Báo điện tử Tiền Phong. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 21 tháng 8 năm 2022.
- ^ PV (1 tháng 3 năm 2009). “Trăng nơi đáy giếng và Huyền thoại bất tử đoạt giải Cánh diều bạc”. Báo Nhân Dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 21 tháng 8 năm 2022.
- ^ Ngọc Trần (2 tháng 3 năm 2009). “Phim nhựa lại lỗi hẹn với Cánh Diều Vàng”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 21 tháng 8 năm 2022.
- ^ Mai Thùy (13 tháng 12 năm 2009). “'Đừng đốt' đoạt Bông sen vàng”. Tuổi Trẻ Online. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 21 tháng 8 năm 2022.
- ^ “Liên hoan phim thứ 16: "Đừng đốt" được tôn vinh”. VietnamPlus. 12 tháng 12 năm 2009. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 21 tháng 8 năm 2022.
- ^ Nguyễn Xuân Hải (31 tháng 12 năm 2009). “Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 16: Tản mạn về việc chấm giải phim truyện nhựa”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 21 tháng 8 năm 2022.
- ^ Lê Thị Thái Hòa (13 tháng 12 năm 2009). “Kết thúc LHP VN 16: "Đừng đốt" đoạt giải phim hay nhất”. Báo Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 21 tháng 8 năm 2022.
- ^ Nga Linh (17 tháng 10 năm 2009). “Dustin Nguyễn đoạt giải tại Liên hoan phim Kim Kê”. Tuổi Trẻ Online. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2022.