Ctenogobiops
Ctenogobiops | |
---|---|
C. crocineus | |
Phân loại khoa học | |
Vực: | Eukaryota |
Giới: | Animalia |
Ngành: | Chordata |
Lớp: | Actinopterygii |
Bộ: | Gobiiformes |
Họ: | Gobiidae |
Phân họ: | Gobiinae |
Chi: | Ctenogobiops Smith, 1959 |
Loài điển hình | |
Ctenogobiops crocineus J. L. B. Smith, 1959 |
Ctenogobiops là một chi cá biển của họ Cá bống trắng. Chi này được lập bởi J. L. B. Smith vào năm 1959.
Từ nguyên
[sửa | sửa mã nguồn]Tên chi được ghép từ Ctenogobius, tên một chi cá bống của họ Oxudercidae, và hậu tố ópsis (ὄψῐς trong tiếng Hy Lạp cổ đại mang nghĩa “tương đồng, như nhau”), do Smith nhận thấy sự giống nhau giữa chi này với Ctenogobius.[1]
Phân loại
[sửa | sửa mã nguồn]Biến dị kiểu hình về màu sắc và số lượng vảy đường bên là hai đặc điểm đáng tin cậy để phân biệt giữa các loài trong chi Ctenogobiops, đặc biệt là đối với các mẫu vật nhỏ.[2]
Các loài
[sửa | sửa mã nguồn]Chi này hiện có 9 loài sau được ghi nhận:[3]
- Ctenogobiops aurocingulus (Herre, 1935)
- Ctenogobiops crocineus Smith, 1959[4]
- Ctenogobiops feroculus Lubbock & Polunin, 1977[5]
- Ctenogobiops formosa Randall, Shao & Chen, 2003[6]
- Ctenogobiops maculosus (Fourmanoir, 1955)[4]
- Ctenogobiops mitodes Randall, Shao & Chen, 2007[7]
- Ctenogobiops pomastictus Lubbock & Polunin, 1977[5]
- Ctenogobiops tangaroai Lubbock & Polunin, 1977[5]
- Ctenogobiops tongaensis Randall, Shao & Chen, 2003[6]
Sinh thái
[sửa | sửa mã nguồn]Ctenogobiops sống cộng sinh với tôm gõ mõ Alpheus. Hang của tôm được cá bống sử dụng để làm nơi trú ẩn và nơi đẻ trứng.[8]
C. feroculus và C. maculosus có khả năng tự tạo ra huỳnh quang đỏ ở mắt. Mặc dù chưa rõ chức năng của cơ chế phát xạ huỳnh quang này, các nhà ngư học nghĩ rằng huỳnh quang màu đỏ chủ yếu giúp cá tăng cường thị giác, có thể để phát hiện con mồi ẩn nấp.[9]
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Christopher Scharpf biên tập (2024). “Order Gobiiformes: Family Gobiidae (a-c)”. The ETYFish Project Fish Name Etymology Database.
- ^ Thacker, Christine E.; Thompson, Andrew R.; Adam, Thomas C.; Chen, Jen-Ping (2010). “Phylogeny and character evolution in the Indo-Pacific genus Ctenogobiops (Gobiiformes: Gobiidae)” (PDF). Ichthyological Research. 57 (3): 231–239. doi:10.1007/s10228-010-0157-3. ISSN 1616-3915.
- ^ Parenti, Paolo (2021). “A checklist of the gobioid fishes of the world (Percomorpha: Gobiiformes)”. Iranian Journal of Ichthyology. 8: 480 trang. doi:10.22034/iji.v8i0.556. ISSN 2383-0964.
- ^ a b KovačIć, Marcelo; Bogorodsky, Sergey V.; Randall, John E. (2011). “Redescription of the Red Sea gobiid fish Ctenogobiops maculosus (Fourmanoir) and validation of C. crocineus Smith” (PDF). Zootaxa. 3054 (1): 60–68. doi:10.11646/zootaxa.3054.1.2. ISSN 1175-5334.
- ^ a b c Lubbock, Roger; Polunin, Nicholas V. C. (1977). “Notes on the Indo-West Pacific genus Ctenogobiops (Teleostei: Gobiidae), with descriptions of three new species”. Revue Suisse de Zoologie. 84 (2): 505–514.
- ^ a b Randall, J. E.; Shao, K. T.; Chen, Jeng-Ping (2003). “A review of the Indo-Pacific gobiid fish genus Ctenogobiops, with descriptions of two new species”. Zoological Studies. 42 (4): 506–515.
- ^ Randall, John E.; Shao, Kwang-Tsao; Chen, Jeng-Ping (2007). “Two New Shrimp Gobies of the Genus Ctenogobiops (Perciformes: Gobiidae), from the Western Pacific” (PDF). Zoological Studies. 46 (1): 26–34.
- ^ Ilan Karplus; Andrew Richard Thompson (2011). “The Partnership between Gobiid Fishes and Burrowing Alpheid Shrimps” (PDF). Trong James L. Van Tassell; Robert Patzner; Marcelo Kovacic; B. G. Kapoor (biên tập). The Biology of Gobies. CRC Press. tr. 559–1607. ISBN 978-0-429-06287-2.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết) Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách biên tập viên (liên kết)
- ^ Meadows, Melissa G.; Anthes, Nils; Dangelmayer, Sandra; Alwany, Magdy A.; Gerlach, Tobias; Schulte, Gregor; Sprenger, Dennis; Theobald, Jennifer; Michiels, Nico K. (2014). “Red fluorescence increases with depth in reef fishes, supporting a visual function, not UV protection”. Proceedings of the Royal Society B: Biological Sciences. 281 (1790): 20141211. doi:10.1098/rspb.2014.1211. ISSN 0962-8452. PMC 4123709. PMID 25030989.