Cordierit
Cordierit | |
---|---|
Cordierit ở Ý | |
Thông tin chung | |
Thể loại | Khoáng vật silicat |
Công thức hóa học | (Mg,Fe)2Al4Si5O18 |
Phân loại Strunz | 09.CJ.10 |
Phân loại Dana | 61.02.01.01, nhóm Cordierit |
Hệ tinh thể | trực thoi – tháo đôi, nhóm không gian: C ccm |
Nhóm không gian | 2/m 2/m 2/m tháp đôi trực thoi |
Ô đơn vị | a = 17,079 Å, b = 9,730 Å, c = 9,356 Å; Z = 4 |
Nhận dạng | |
Màu | Lam, lam ám khói, tím lam, nâu vàng, lục, xám; không màu đến lam nhạt trong lát mỏng |
Dạng thường tinh thể | Song tinh lăng trụ giả sáu phương, khối |
Song tinh | phổ biến theo {110}, {130}, đơn giản, tấm, tuần hoàn |
Cát khai | không hoàn toàn theo {100}, kém theo {001} và {010} |
Vết vỡ | bán vỏ sò |
Độ bền | Giòn |
Độ cứng Mohs | 7 – 7,5 |
Ánh | Mỡ đến thủy tinh |
Màu vết vạch | Trắng |
Tỷ trọng riêng | 2,57 – 2,66 |
Thuộc tính quang | Thường (-), đôi khi (+); 2V = 0-90° |
Chiết suất | nα = 1,527 – 1,560 nβ = 1,532 – 1,574 nγ = 1,538 – 1,578, tăng theo hàm lượng Fe. |
Đa sắc | X = Vàng nhạt, lục; Y = tím, tím-xanh; Z = xanh nhạt |
Tính nóng chảy | trên rìa mỏng |
Đặc trưng chẩn đoán | Tương tự thạch anh có thể được phân biệt bởi tính đa sắc. Có thể phân biệt với corundum bởi độ cứng nhỏ hơn |
Tham chiếu | [1][2] |
Cordierit là một khoáng vật silicat vòng, của magie,sắt, nhôm. Sắt luôn có mặt và dung dịch rắn tồn tại ở dạng giàu Mg là cordierit và giàu sắt là sekaninait với hai nhóm có công thứ hóa học: (Mg,Fe)2Al3(Si5AlO18) đến (Fe,Mg)2Al3(Si5AlO18). Dạng đồng hình ở nhiệt độ cao là indialit, loại này có cùng cấu trúc với berin và có Al phân bố ngẫu nhiên trong các vòng (Si,Al)6O18.[2]
Phân bố
[sửa | sửa mã nguồn]Cordierit thường xuất hiện trong đới biến chất tiếp xúc hoặc biến chất khu vực của các đá argillaceous. Nó có mặt phổ biến trong hornfels được tạo ra bởi sự biến chất tiếp xúc của các đá pelitic. Hai tổ hợp khoáng vật biến chất thường gặp là sillimanit-cordierit-spinel và cordierit-spinel-plagioclase-orthopyroxen. Các khoáng vật cộng sinh khác như granat (cordierit-granat-sillimanit gneiss) và anthophyllit.[3][4] Cordierit cũng có mặt trong một vài đá granit, pegmatit, và norit trong mác ma gabbro. Các sản phẩm thay thế gồm mica, clorit, và talc. Cordierit có mặt trong đới tiếp xúc granit trong mỏ thiếc Geevor ở Cornwall.
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ http://rruff.geo.arizona.edu/doclib/hom/cordierite.pdf Handbook of Mineralogy
- ^ a b “Cordierite”. WebMineral. Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2010.
- ^ Dana, James Dwight; Klein, Cornelis; Hurlbut, Cornelius S. (1985). Manual of Mineralogy (ấn bản thứ 20). New York: John Wiley and Sons. tr. 395–396. ISBN 0-471-80580-7.
- ^ Klein, Cornelis (2002). The Manual of Mineral Science (ấn bản thứ 22). John Wiley & Sons, Inc. ISBN 0-471-25177-1.