Bước tới nội dung

Chủ tịch Đảng Dân chủ Tự do (Nhật Bản)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Chủ tịch Đảng Dân chủ Tự do
自由民主党総裁
Đương nhiệm
Ishiba Shigeru

từ 27 tháng 9 năm 2024
Đảng Dân chủ Tự do
Thể loạiLãnh đạo đảng
Nhiệm kỳ3 năm,
không thắng cử quá 4 lần
Người đầu tiên nhậm chứcHatoyama Ichirō
Thành lập5 tháng 4 năm 1956
Cấp phóPhó Chủ tịch
Websitewww.jimin.jp

Chủ tịch Đảng Dân chủ Tự do (自由民主党総裁 (Tự do Dân chủ Đảng Tổng tài) Jiyū-Minshutō Sōsai?) là thành viên cấp cao nhất trong đảng bảo thủ cầm quyền hiện tại của Nhật Bản, Đảng Dân chủ Tự do (LDP).[1][2] Do sự thống trị của LDP trong nền chính trị Nhật Bản, tất cả các đời Chủ tịch Đảng ngoại trừ hai người (Kōno YōheiTanigaki Sadakazu) cũng từng là Thủ tướng Nhật Bản. Chủ tịch Đảng hiện nay là Ishiba Shigeru, ông được bầu vào vị trí này vào ngày 27 tháng 9 năm 2024.

Bầu cử

[sửa | sửa mã nguồn]

Để trở thành ứng cử viên Chủ tịch, một người phải là thành viên LDP của Quốc hội Nhật Bản (thường là Chúng Nghị viện) và phải nhận được ít nhất 20 đề cử từ các thành viên LDP khác của Quốc hội.[3] LDP bầu ra người lãnh đạo của mình thông qua cuộc bầu cử hai vòng có sự tham gia của cả các thành viên LDP của Quốc hội và các thành viên đảng đóng hội phí từ khắp Nhật Bản.[4] Ở vòng đầu tiên, tất cả các thành viên LDP của Quốc hội đều bỏ một phiếu trong khi số phiếu của các thành viên trong đảng được chuyển đổi theo tỷ lệ thành số phiếu bằng một nửa tổng số phiếu bầu còn lại.[4] Nếu bất kỳ ứng cử viên nào giành được đa số (trên 50%) số phiếu bầu trong vòng đầu tiên, ứng cử viên đó sẽ được bầu làm Chủ tịch.[4]

Nếu không có ứng cử viên nào nhận được đa số phiếu bầu trong vòng đầu tiên, vòng bầu cử thứ hai sẽ được tổ chức ngay lập tức giữa hai ứng cử viên có số phiếu bầu cao nhất.[4]Trong vòng bầu cử thứ hai, tất cả các thành viên Quốc hội lại bỏ phiếu trong khi 47 chi hội cấp tỉnh của LDP nhận được một phiếu bầu, với kết quả của các phiếu bầu sau được xác định bằng cách sử dụng kết quả vòng đầu tiên của các thành viên đảng ở mỗi tỉnh.[4] Ứng cử viên giành được nhiều phiếu bầu nhất trong vòng bầu cử thứ hai sau đó sẽ được bầu làm Chủ tịch.[4]

Tổng thư ký Đảng có thể quyết định tổ chức bầu cử vòng hai theo quy định.[5]

Giới hạn nhiệm kỳ

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo Điều 81 của Điều lệ Đảng, nhiệm kỳ của Chủ tịch là ba năm và không tái cử quá 4 lần.[6] Các giới hạn nhiệm kỳ đã thay đổi qua nhiều năm kể từ khi thành lập LDP:

Giai đoạn Nhiệm kỳ Giới hạn
1955–1972 2 năm Không giới hạn
1972–1974 3 năm
1974–1978 Không tái cử quá 3 lần (3 nhiệm kỳ liên tiếp)
1978–2003 2 năm
2003–2017 3 năm
2017–nay Không tái cử quá 4 lần (4 nhiệm kỳ liên tiếp)

Quyền lực

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo điều lệ của Đảng LDP, Chủ tịch "sẽ chịu trách nhiệm tối cao đối với Đảng, đại diện và giám sát Đảng".[7] Chủ tịch bổ nhiệm Tổng thư ký, các thành viên của Ủy ban Tài chính và giám đốc của Đơn vị Nghiên cứu Chính sách Tiến bộ, tất cả đều được Đại Hội đồng chấp thuận. Chủ tịch cũng bổ nhiệm các chủ tịch của Trụ sở Tổ chức Đảng, Trụ sở Quan hệ Công chúng, Hội đồng Nghiên cứu Chính sách, Hội đồng Chiến lược Bầu cử và Ủy ban Nhân sự, cũng như giám đốc của Đơn vị Nghiên cứu Chính sách Tiến bộ,[8] tất cả đều phải được sự chấp thuận của Đại Hội đồng. Chủ tịch có thể tùy ý bổ nhiệm một hó chủ tịch với sự chấp thuận của Đại hội Đảng.[7]

Chủ tịch triệu tập và chủ trì công việc của Ủy ban LDP, bao gồm các thành viên cấp cao khác của LDP.[7] Với sự đồng ý của Đại Hội đồng, Chủ tịch triệu tập Đại hội Đảng hằng năm.[9] Chủ tịch là tổng giám đốc đương nhiên của Trụ sở Chiến lược Bầu cử của Đảng, có nhiệm vụ xây dựng các chiến lược bầu cử của LDP,[10] và là hiệu trưởng của Học viện Chính trị Trung ương Đảng LDP.[11]

Danh sách Chủ tịch Đảng Dân chủ Tự do

[sửa | sửa mã nguồn]

Trừ Kōno YōheiTanigaki Sadakazu, hầu hết Chủ tịch Đảng Dân chủ Tự do (自由民主党総裁 (Tự do Dân chủ Đảng Tổng tài) Jiyū-Minshutō Sōsai?)[12] đều là Thủ tướng Nhật Bản.

TT Chủ tịch Nhiệm kỳ Phe phái Kết quả bầu cử
Nhậm chức Rời chức
Đảng tiền thân: Đảng Dân chủ (1954) & Đảng Tự do (1950)
Ủy ban lãnh đạo lâm thời
- Hatoyama Ichirō

15 tháng 11 năm 1955 5 tháng 4 năm 1956 Đảng Dân chủ (trước đây) Uỷ bản lãnh đạo lâm thời
Miki Bukichi Đảng Tự do (trước đây)
Ōno Banboku Đảng Dân chủ (trước đây)
Ogata Taketora Đảng Tự do (trước đây)
Lãnh đạo
1 1 Hatoyama Ichirō

5 tháng 4 năm 1956 14 tháng 12 năm 1956 Phái Hatoyama
Hatoyama Ichirō – 394
Kishi Nobusuke – 4
khác – 15
2 2 Ishibashi Tanzan

14 tháng 12 năm 1956 21 tháng 3 năm 1957 Phái Ishibashi
Vòng 1
Kishi Nobusuke – 223
Ishibashi Tanzan – 151
Ishii Mitsujirō – 137
Vòng 2
Ishibashi Tanzan – 258
Kishi Nobusuke – 251
3 3 Kishi Nobusuke

21 tháng 3 năm 1957 14 tháng 7 năm 1960 Phái Kishi
1957
Kishi Nobusuke – 471
Matsumura Kenzō – 2
Kitamura Tokutarō – 1
Ishii Mitsujirō – 1
1959
Kishi Nobusuke – 320
Matsumura Kenzō – 166
khác – 5
4 4 Ikeda Hayato

14 tháng 7 năm 1960 1 tháng 12 năm 1964 Phái Ikeda
Vòng 1,1960
Ikeda Hayato – 246
Ishii Mitsujirō – 194
Fujiyama Aiichirō – 49
khác – 7
Vòng 2, 1960
Ikeda Hayato – 302
Ishii Mitsujirō – 194
1962
Ikeda Hayato – 391
Satō Eisaku – 17
khác – 20
tháng 7 năm 1964
Ikeda Hayato – 242
Satō Eisaku – 160
Fujiyama Aiichirō – 72
Nadao Hirokichi – 1
5 5 Satō Eisaku

1 tháng 12 năm 1964 5 tháng 7 năm 1972 Phái Satō
tháng 11 năm 1964
Satō Eisaku– Green tickY
Fujiyama Aiichirō – Red XN
Kōno Ichirō – Red XN
1966
Satō Eisaku – 289
Fujiyama Aiichirō – 89
Maeo Shigesaburō – 47
Nadao Hirokichi – 11
Noda Uichi – 9
Khác – 5
1968
Satō Eisaku – 249
Miki Takeo – 107
Maeo Shigesaburō – 95
Khác – 25
1970
Satō Eisaku – 353
Miki Takeo – 111
Khác – 3
6 6 Tanaka Kakuei

5 tháng 7 năm 1972 4 tháng 12 năm 1974 Phái Tanaka
Kakuei Tanaka – 282
Fukuda Takeo – 180
7 7 Miki Takeo

4 tháng 12 năm 1974 23 tháng 12 năm 1976 Phái Miki
1974
Miki Takeo – Green tickY
Fukuda Takeo – Red XN
Ōhira Masayoshi – Red XN
Nakasone Yasuhiro – Red XN
8 8 Fukuda Takeo

23 tháng 12 năm 1976 1 tháng 12 năm 1978 Phái Fukuda
1976
Fukuda Takeo – Green tickY
Ōhira Masayoshi – Red XN
9 9 Ōhira Masayoshi

(Mất khi tại nhiệm)

1 tháng 12 năm 1978 12 tháng 6 năm 1980 Phái Ōhira
Vòng 1
Ōhira Masayoshi – 748
Fukuda Takeo – 638
Nakasone Yasuhiro – 93
Kōmoto Toshio – 46
Vòng 2
Không phản đối
- Nishimura Eiichi

(Quyền Chủ tịch)

12 tháng 6 năm 1980 15 tháng 7 năm 1980 Quyền
10 10 Suzuki Zenkō

15 tháng 7 năm 1980 25 tháng 11 năm 1982 Phái Suzuki
Vòng 1
Suzuki Zenkō – Green tickY
Miyazawa Kiichi – Red XN
Nakasone Yasuhiro – Red XN
Kōmoto Toshio – Red XN
Vòng 2
Không phản đối
11 11 Nakasone Yasuhiro

25 tháng 11 năm 1982 31 tháng 10 năm 1987 Phái Nakasone
1982 (vòng 1)
Nakasone Yasuhiro – 57.6% (559,673)
Kōmoto Toshio – 27.2% (265,078)
Abe Shintarō – 8.2% (80,443)
Nakagawa Ichirō – 6.8% (66,041)
1982 (vòng 2)
Không phản đối
1984
Không có đối thủ
1986
Gia hạn 1 năm
12 12 Takeshita Noboru

31 tháng 10 năm 1987 2 tháng 6 năm 1989 Phái Takeshita
1987
Takeshita Noboru – Green tickY
Abe Shintarō – Red XN
Miyazawa Kiichi – Red XN
13 13 Uno Sōsuke

2 tháng 6 năm 1989 8 tháng 8 năm 1989 Phái Nakasone
1989
Uno Sōsuke – Green tickY
Itō Masayoshi – Red XN
14 14 Kaifu Toshiki

8 tháng 8 năm 1989 30 tháng 10 năm 1991 Phái Kōmoto
Vòng 1
Kaifu Toshiki – 279
Hayashi Yoshirō – 120
Ishihara Shintarō – 48
Vòng 2
Không phản đối
15 15 Miyazawa Kiichi

30 tháng 10 năm 1991 29 tháng 7 năm 1993 Phái Miyazawa
Miyazawa Kiichi – 285
Wantanabe Michio – 120
Mitsuzuka Hiroshi – 87
16 16 Kōno Yōhei 29 tháng 7 năm 1993 1 tháng 10 năm 1995
Vòng 1
Kōno Yōhei – 208
Wantanabe Michio – 159
Vòng 2
Không phản đối
17 17 Hashimoto Ryūtarō

1 tháng 10 năm 1995 24 tháng 7 năm 1998 Phái Obuchi
1995
Hashimoto Ryutarō – 304
Koizumi Junichirō – 87
1997
Không có đối thủ
18 18 Obuchi Keizō

24 tháng 7 năm 1998 5 tháng 4 năm 2000
1998
Obuchi Keizō – 225
Kajiyama Seiroku – 102
Koizumi Junichirō – 84
1999
Obuchi Keizō – 350
Katō Koichi – 113
Yamasaki Taku – 51
19 19 Mori Yoshirō

5 tháng 4 năm 2000 24 tháng 4 năm 2001 Phái Mori
2000
Mori Yoshirō – Green tickY
Aoki Mikio – Red XN
Murakami Masakuni – Red XN
Nonaka Hiromu – Red XN
Kamei Shizuka – Red XN
20 20 Koizumi Junichirō

24 tháng 4 năm 2001 20 tháng 9 năm 2006 Phái Mori → Không phái[13]
2001 (vòng 1)
Koizumi Junichirō – 298
Hashimoto Ryutarō – 155
Asō Tarō – 31
2001 (vòng 2)
Không phản đối
2003
Koizumi Junichirō – 339
Kamei Shizuka – 139
Fujii Takao – 65
Kōmura Masahiko – 54
21 21 Abe Shinzō

20 tháng 9 năm 2006 26 tháng 9 năm 2007 Phái Mori
2006
Abe Shinzo – 464
Asō Tarō – 136
Tanigaki Sadakazu – 102
22 22 Fukuda Yasuo

26 tháng 9 năm 2007 22 tháng 9 năm 2008 Phái Machimura
2007
Fukuda Yasuo – 330
Asō Tarō – 197
23 23 Asō Tarō

22 tháng 9 năm 2008 16 tháng 9 năm 2009 Phái Asō
24 24 Tanigaki Sadakazu 16 tháng 9 năm 2009 26 tháng 9 năm 2012 Phái Nikai
25 (21) Abe Shinzō[14]

26 tháng 9 năm 2012 14 tháng 9 năm 2020 Phái Mori → Phái Hosoda[15]
2012 (vòng 2)
2015
Bổ nhiệm trực tiếp
2018
Abe Shinzō – 553
Ishiba Shigeru – 254
26 25 Suga Yoshihide

14 tháng 9 năm 2020 29 tháng 9 năm 2021 Không phái
27 26 Kishida Fumio

29 tháng 9 năm 2021 27 tháng 9 năm 2024 Phái Kishida
28 27 Ishiba Shigeru 27 tháng 9 năm 2024 Đương nhiệm Không phái

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Fumio Kishida elected as new leader of Japan's ruling LDP”. Nikkei Asia (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 7 tháng 9 năm 2022.
  2. ^ “The President | Liberal Democratic Party of Japan”. www.jimin.jp. Truy cập ngày 7 tháng 9 năm 2022.
  3. ^ “Rules for election of President | Liberal Democratic Party of Japan”. www.jimin.jp. Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2022.
  4. ^ a b c d e f Harris, Tobias (24 tháng 9 năm 2021). “Japanese Prime Minister Suga Has No Clear Successor”. Foreign Policy. Truy cập ngày 29 tháng 9 năm 2021.
  5. ^ Ryotaro Nakamaru (29 tháng 8 năm 2020). “Race to succeed Abe kicks off with no clear favorite”. The Japan Times (bằng tiếng Anh). thejapantimes. Truy cập ngày 5 tháng 10 năm 2021.
  6. ^ “LDP Constitution: Chapter XI Terms of Office”. Liberal Democratic Party. Truy cập ngày 23 tháng 10 năm 2023.
  7. ^ a b c “LDP Constitution: Chapter II Executive Bodies”. Liberal Democratic Party. Truy cập ngày 20 tháng 10 năm 2023.
  8. ^ “LDP Constitution: Chapter IV Policy Research Council”. Liberal Democratic Party. Truy cập ngày 23 tháng 10 năm 2023.
  9. ^ “LDP Constitution: Chapter III Decision-Making Bodies”. Liberal Democratic Party. Truy cập ngày 23 tháng 10 năm 2023.
  10. ^ “LDP Constitution: Chapter V Election Strategy Headquarters”. Liberal Democratic Party. Truy cập ngày 23 tháng 10 năm 2023.
  11. ^ “LDP Constitution: Chapter IX The Central Institute of Politics”. Liberal Democratic Party. Truy cập ngày 23 tháng 10 năm 2023.
  12. ^ “The President | Liberal Democratic Party of Japan”. www.jimin.jp.
  13. ^ Sau khi trở thành Chủ tịch, ông rời phái Mori.
  14. ^ Đây là trường hợp duy nhất một Chủ tịch (Chủ tịch thứ 21) từng nghỉ hưu lại được bầu lại.
  15. ^ Phá thuộc về, Nhóm Nghiên cứu Chính sách Seiwa, thường được gọi là phe pháioda vì Hosoda Hiroyuki được bổ nhiệm làm Chủ tịch kế nhiệm khi Machimura Nobutaka trở thành Nghị trưởng Chúng Nghị viện.