Bước tới nội dung

Lâm Trịnh Nguyệt Nga

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Carrie Lam)
Lâm Trịnh Nguyệt Nga
林鄭月娥
Đặc khu trưởng Hồng Kông
Nhiệm kỳ
1 tháng 7 năm 2017 – 1 tháng 7 năm 2022
5 năm, 0 ngày
Tiền nhiệmLương Chấn Anh
Kế nhiệmLý Gia Siêu
Ty trưởng Ty chính vụ Hồng Kông
Nhiệm kỳ
1 tháng 7 năm 2012 – 16 tháng 1 năm 2017
4 năm, 199 ngày
Tiền nhiệmLâm Thụy Lân
Kế nhiệmTrương Kiến Tông
Cục trưởng Cục phát triển Hồng Kông
Nhiệm kỳ
1 tháng 7 năm 2007 – 30 tháng 6 năm 2012
4 năm, 365 ngày
Kế nhiệmMạch Tề Quang
Sở trưởng Sở Phúc lợi Xã hội Hồng Kông
Nhiệm kỳ
tháng 8 năm 2000 – tháng 10 năm 2003
Tiền nhiệmLương Kiến Bang
Kế nhiệmĐặng Quốc Uy
Thông tin cá nhân
Sinh
Trịnh Nguyệt Nga

13 tháng 5, 1957 (67 tuổi)
Loan Tể, Hồng Kông thuộc Anh
Quốc tịchHồng Kông Trung Quốc (Hồng Kông) (1997-)
Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Anh Quốc (thập niên 1990-2007)[1]
Phối ngẫuLâm Triệu Ba
Con cáiLâm Tiết Tư (林節思)
Lâm Ước Hy (林約希)
Cha mẹCha: Trịnh A Mao (鄭阿毛)
Mẹ: Lâm Phụng Lan (林鳳蘭)[2]
Giáo dụcCao đẳng Thánh Phanxicô Canossian
Alma materĐại học Hồng Kông
Cao đẳng Wolfson, Cambridge (cử nhân xã hội)
Chữ ký

Lâm Trịnh Nguyệt Nga (tiếng Trung: 林鄭月娥, tên tiếng Anh: Carrie Lam Cheng Yuet-ngor, sinh ngày 13 tháng 5 năm 1957[3]), tên khai sinh Trịnh Nguyệt Nga (tiếng Trung: 鄭月娥) là đặc khu trưởng Hồng Kông, Trung Quốc sau khi giành chiến thắng trong cuộc Tuyển cử Đặc khu trưởng Hồng Kông năm 2017 vào ngày 26 tháng 3 nhờ hậu thuẫn của đại lục. Trước đó, bà giữ chức Ty trưởng Ty chính vụ, Cục trưởng Cục phát triển[4]. Sau khi tốt nghiệp Đại học Hồng Kông, Lâm Trịnh Nguyệt Nga tham gia các hoạt động công vụ ở các khu vực ban ngành khác nhau. Bà trở thành viên chức quan trọng của chính quyền sau khi được chỉ định đảm nhiệm chức Cục trưởng Cục phát triển (tiếng Trung: 發展局局長, tiếng Anh: Secretary for Development). Trong giai đoạn này, bà được tiếng là "chiến sỹ kiên cường" (tough fighter) khi đứng ra giải quyết vấn đề phá hủy Cầu cảng Queen. Bà nhậm chức Ty trưởng Ty chính vụ thời chính quyền Lương Chấn Anh từ năm 2012 đến năm 2017. Lâm lãnh đạo Tiểu ban chuyên trách Phát triển Hiến pháp (tiếng Trung: 政改諮詢專責小組, tiếng Anh: Task Force on Constitutional Development) cho việc cải cách chính trị từ năm 2013 tới năm 2015 và thương thuyết với các lãnh đạo sinh viên trong cuộc biểu tình chiếm đóng năm 2014.

Sau khi Lương Chấn Anh tuyên bố không tìm cách tái tranh cử, ngày 16 tháng 1 năm 2017, Lâm Trịnh Nguyệt Nga tuyên bố tham gia tranh cử trưởng quan hành chính, biểu thị hi vọng kế tục tư tưởng hành pháp của Lương Chấn Anh[5][6]. Tháng 3 năm 2017, Lâm, với tư cách là ứng cử viên thân Bắc Kinh, chiến thắng trong cuộc bầu cử ba bên với 777 phiếu từ 1.194 thành viên của Ủy ban tuyển cử Hồng Kông, đánh bại Ty trưởng Ty Tài chính Tăng Tuấn Hoa và thẩm phán hồi hưu Hồ Quốc Hưng[7]. Lâm Trịnh Nguyệt Nga trở thành Nữ Đặc khu trưởng đầu tiên của Hồng Kông. Ngày 11 tháng 4 năm 2017, Lâm nhận quyết định bổ nhiệm từ Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Lý Khắc Cường. Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad nói hôm 4/10/2019 Carrie Lam nên từ chức, sau nhiều tháng biểu tình kéo dài.[8] Bà và phu quân Lâm Triệu Ba tìm hiểu nhau tại Cambridge, Anh Quốc rồi kết hôn vào năm 1984, có hai con, ba cha con đều có quốc tịch Anh Quốc[1][2][9][10].

Thiếu thời và học vấn

[sửa | sửa mã nguồn]

Bà có tên khai sinh là Trịnh Nguyệt Nga (tiếng Trung: 鄭月娥), sinh tại Hồng Kông trong gia đình năm con thu nhập thấp có nguồn gốc Chu San, bà là người con thứ tư.[11][12][13] Lớn lên ở Đường Lockhart, Loan Tể, nơi có trường nữ sinh Công giáo St. Francis' Canossian College mà Lâm là lớp trưởng và hoàn thành bậc tiểu học và trung học của mình ở đấy.[14][15][16][17]

Sau khi tốt nghiệp trung học, Trịnh Nguyệt Nga nhập học Đại học Hồng Kông chuyên ngành công tác xã hội.[14] Bà tham gia chương trình trao đổi sinh viên tại Đại học Thanh Hoa.[11][12] Qua các hoạt động sinh viên, bà quen biết Lý Vĩnh Đạt (李永達) và Thiện Trọng Giai (單仲偕), sau này là những thành viên nổi tiếng của Phái Dân chủ (Pro-democracy camp) tại Lập pháp viện Hồng Kông. Để có thêm hiểu biết xã hội và tham gia phong trào sinh viên hiệu quả hơn, bà đổi chuyên ngành từ công tác xã hội qua xã hội học sau khi hoàn thành năm thứ nhất.[14][16] Cuối cùng, Trịnh Nguyệt Nga cũng tốt nghiệp Bằng Cử nhân Khoa học Xã hội năm 1980.[18][19]

Năm 1982, bà nhập học tại Đại học Cambridge từ học bổng do Chính quyền Hồng Kông đài thọ. Tại đây, bà gặp gỡ nhà toán học Lâm Triệu Ba (Lam Siu-por, tiếng Trung: 林兆波), phu quân tương lai của bà.[20] Năm 1984, bà và ông Lâm kết, và họ Lâm được thêm vào trước tên bà, thành Lâm Trịnh Nguyệt Nga.

Phục vụ chính quyền

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi tốt nghiệp Đại học Hồng Kông năm 1980, Lâm bắt đầu tham gia công tác hành chính. Bà kinh qua nhiều vị trí ở các ty và cục khác nhau, khoảng bảy năm ở Cục Tài chính và Ngân khố (chữ Hán: 財經事務及庫務局, tiếng Anh: Financial Services and the Treasury Bureau), phụ trách việc lên kế hoạch ngân sách và kiểm soát chi tiêu. Ban đầu, bà đảm nhận chức vụ Principal Assistant Secretary và sau đó là Phó Cục trưởng Cục Ngân khố trong thập niên 1990.[21]

Năm 2000, Lâm được đề cử chức Giám đốc Sở Phúc lợi Xã hội trong thời kỳ chính quyền Hồng Kông phải đương đầu với nạn thất nghiệp tăng cao và tình trạng thâm hụt ngân sách nặng nề. Bà cho siết chặt chương trình Bảo trợ An ninh Xã hội Toàn diện (tiếng Anh: Comprehensive Social Security Assistance), chỉ cho phép cư dân Hồng Kông đã định cư trên bảy năm mới được hưởng chính sách này, loại bỏ thành phần nhập cư mới. Cùng với các viên chức cao cấp khác, bà đã gầy dựng nên quỹ giáo dục We Care Education Fund với số tiền lên đến trên 80 triệu đô la Hồng Kông để hỗ trợ nhu cầu giáo dục dài hạn cho trẻ em có cha mẹ qua đời trong dịch SARS năm 2003.

Tháng 11 năm 2003, Lâm được bổ nhiệm chức vụ Bí thư thường trực tại Cục Nhà ở, Quy hoạch và Địa chính (chữ Hán: 房屋及規劃地政局, tiếng Anh: Housing, Planning and Lands Bureau) và trưởng ban Ủy ban Quy hoạch Thành thị (chữ Hán: 城市規劃委員會, tiếng Anh: Town Planning Board). Sau đó, bà nhanh chóng được chỉ định chức Tổng giám đốc Văn phòng Kinh tế và Thương mại Hồng Kông tại Luân Đôn (tiếng Anh: Hong Kong Economic and Trade Office in London) vào tháng 9 năm 2004.[21]

Ngày 8 tháng 3 năm 2006, Lâm trở về Hồng Kông để nhậm chức Cục trưởng Cục Dân chính Sự vụ (tiếng Anh: Home Affairs). Bà tham gia tổ chức Thế vận hội Mùa hè Bắc Kinh 2008các hoạt động của Bộ môn Cởi ngựa tại Paralympics và kế hoạch xây dựng Khu văn hóa Tây Cửu.[21]

Cục trưởng Cục Phát triển

[sửa | sửa mã nguồn]
Lâm Trịnh Nguyệt Nga gặp mặt các nhà bảo tồn tại một diễn đàn công cộng ở Cầu cảng Queen hồi tháng 7 năm 2007

Ngày 1 tháng 7 năm 2007, Lâm rời khỏi công tác dân sự khi bà được Đặc khu trưởng Tăng Âm Quyền chỉ định giữ chức Cục trưởng Cuc Phát triển, trở nên một trong những quan chức chính quyền cao cấp. Những ngày đầu tại nhiệm, Lâm tiến hành khảo sát việc tháo dỡ các di tích Bến phà Quảng trường Edinburgh (tiếng Anh: Edinburgh Place Ferry Pier), nơi tàu Star Ferry neo đậu và Cầu cảng Queen để dọn đường cho việc quy hoạch đất đai hiệu quả hơn, việc làm trên đã khơi mào những cuộc biểu tình chiếm đóng của những người muốn bảo tồn.

Tháng 7 năm 2007, bà tham dự diễn đàn công khai được tổ chức tại Cầu cảng Queen trong nỗ lực muốn thuyết phục người biểu tình giải tán và đồng ý khởi sự việc tháo dỡ. Lâm Trịnh Nguyệt Nga kiên quyết lập lại quan điểm của chính quyền rằng việc bảo tồn cầu cảng không nằm trong kế hoạch và bà sẽ "không làm thất vọng người dân".[22] Vụ việc này đã khiến Cục trưởng Cục Chính vụ Hứa Sĩ Nhân khi đó dành lời khen tặng "chiến sỹ kiên cường" cho bà.[23]

Lâm cũng đề xuất Chiến lược Tái thiết Khu đô thị (市區重建策略, Urban Renewal Strategy) mới nhằm hạ thấp mức bán bắt buộc cho việc tái phát triển từ 90% xuống còn 80% trong năm 2010. Các tổ chức nhân quyền chỉ trích chính sách này rằng nó chỉ mang lại lợi ích cho các nhà phát triển bất động sản lớn và vi phạm quyền cư trú đã được ghi nhận tại Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyềnCông ước Quốc tế về các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa khi nỗ lực thương thuyết của các chủ đất nhỏ không được đả động tới.[24]

Năm 2012, Lâm Trịnh Nguyệt Nga lãnh đạo Cục Phát triển trong vụ mạnh tay xử lý những tòa công trình xây dựng không phép mà phần lớn được phát hiện ở làng bản xứ khu vực Tân Giới.[25]

Để ghi nhận các thành tựu của bà trên cương vị Cục trưởng Cục Phát triển, bà được trao tặng các danh hiệu: thành viên danh dự của Viện Kiến trúc Cảnh quan Hồng Kông (Hong Kong Institute of Landscape Architects), hội viên danh dự Viện Kỹ sư Hồng Kông (Hong Kong Institution of Engineers), Property Person of the Year in the RICS Hong Kong Property Awards 2012, thành viên danh dự Viện Kiến trúc sư Hồng Kông (Hong Kong Institute of Architects), honorary member of the Royal Institution of Chartered Surveyors, honorary fellow member of the Hong Kong Institute of Architectural Conservationists, hội viên danh dự của Viện Kỹ thuật xây dựng dân dụng (Institution of Civil Engineers).[21]

Trong kỳ Tuyển cử Đặc khu trưởng Hồng Kông năm 2012, Lâm đã xuống tay dẹp bỏ các công trình xây dựng trái phép của ứng cử viên Đặc khu trưởng Điền Anh Niên đang tranh cử với Lương Chấn Anh. Vụ bê bối này khiến cho ước nguyện trở thành Đặc khu trưởng của Đường tiêu tan. Sau vụ đó, họ Lương bị phát hiện cũng sở hữu nhà xây dựng trái phép. Lâm Trịnh Nguyệt Nga bị chỉ trích đã không đả động tới vụ việc của Lương Chấn Anh.[25]

Ty trưởng Ty Chính vụ

[sửa | sửa mã nguồn]

Đắc cử Trưởng quan Hành chính năm 2017

[sửa | sửa mã nguồn]

Đời tư

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b “曾俊華林鄭認家人擁外籍”. 明報. ngày 20 tháng 1 năm 2017.
  2. ^ a b “林鄭結婚證書曝光  父親「鄭阿毛」當年擁南豐新邨單位”. 明報. ngày 12 tháng 1 năm 2017.
  3. ^ 香港人名錄,天地圖書有限公司,p199
  4. ^ “隔牆有耳:林鄭撐大局 變「署理港督」”. 蘋果日報 (香港). ngày 18 tháng 3 năm 2013. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 10 năm 2014. Truy cập ngày 26 tháng 3 năm 2017.
  5. ^ “林鄭月娥:重新考慮情況”. 香港政府新聞. ngày 10 tháng 12 năm 2016.
  6. ^ “稱延續梁振英施政理念 林鄭月娥對引來大迴響感到意外”. 香港電台. ngày 18 tháng 1 năm 2017.
  7. ^ “張德江南下為林鄭箍票”. 蘋果日報. ngày 7 tháng 2 năm 2017. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 2 năm 2017. Truy cập ngày 26 tháng 3 năm 2017.(phồn thể)
  8. ^ “Malaysia nói Carrie Lam 'nên từ chức'. BBC News Tiếng Việt. Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2021.
  9. ^ “曾俊華林鄭家人均持有外國國籍”. now新聞. ngày 20 tháng 1 năm 2017.
  10. ^ “曾俊華全家持美國護照 林鄭家人擁英籍”. 成報. ngày 21 tháng 1 năm 2017.
  11. ^ a b “林鄭由住板間房到進軍禮賓府 仕途兩度「轉線」鋪排今日攀峰之路”. HK01. ngày 12 tháng 1 năm 2017. (Traditional Chinese)
  12. ^ a b “The tough side of nanny carrie”. The Standard. ngày 13 tháng 1 năm 2017.
  13. ^ “HK Tramways grows with time”. news.gov.hk. Hong Kong Special Administrative Region Government. ngày 18 tháng 7 năm 2014. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2017. Lâm đã từng phát biểu trong diễn văn của mình: "Gởi đến những ai sinh ra và được nuôi dưỡng ở Hồng Kông như tôi"
  14. ^ a b c “Lam bares the `bad records' in her life”. The Standard. Hong Kong. ngày 3 tháng 5 năm 2016. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2017.
  15. ^ “Wan Chai: Evolution of a District”. CornerStone. Swire Properties. 2013. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 1 năm 2019. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2017.
  16. ^ a b “Hong Kong protests: 8 things you might not know about Carrie Lam, Hong Kong's Chief Secretary”. The Straits Times. Singapore. ngày 3 tháng 10 năm 2014. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2017.
  17. ^ “Carrie Lam: I need my husband to lean on”. South China Morning Post. ngày 21 tháng 10 năm 2013.
  18. ^ Ho, Andrew (ngày 15 tháng 1 năm 2013). “The SAR's Superlady” (PDF). The Student Standard. Hong Kong. tr. 6–7. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 6 tháng 10 năm 2014. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2017. Đã định rõ hơn một tham số trong |archiveurl=|archive-url= (trợ giúp)
  19. ^ “港下屆特首熱選林鄭月娥 形象「好打得」”. Central News Agency Taiwan. Taiwan. ngày 10 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2017. (Traditional Chinese)
  20. ^ Tong, Elson (ngày 2 tháng 4 năm 2017). “Carrie Lam and the Civil Service Part I: Not a typical official”. Hong Kong Free Press. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2017.
  21. ^ a b c d “The Hon Mrs Carrie LAM CHENG Yuet-ngor, GBM, GBS, JP - Chief Secretary for Administration” (PDF). The Government of the Hong Kong Special Administrative Region. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 13 tháng 1 năm 2017. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2017.
  22. ^ 'Good fighter' plus 'peacemaker', but can Carrie Lam hold up the sky?”. South China Morning Post. ngày 15 tháng 12 năm 2016.
  23. ^ “【林鄭發特首夢】你要謹記「好打得」的十大劣政”. Apple Daily. ngày 12 tháng 1 năm 2017. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 2 năm 2017. Truy cập ngày 2 tháng 7 năm 2017.
  24. ^ “強拍條例 林鄭企硬三不 不撤回 不修訂 若否決不會再推”. Apple Daily. ngày 16 tháng 3 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 1 năm 2017. Truy cập ngày 2 tháng 7 năm 2017.
  25. ^ a b “Illegal building works may be ticking time bomb for Carrie Lam”. South China Morning Post. ngày 29 tháng 12 năm 2016.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]