Acid sulfurơ
Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. |
Acid sulfurơ | |
---|---|
Tổng quan | |
Danh pháp IUPAC | Acid sulfurous |
Công thức phân tử | H2SO3 (dd) |
Phân tử gam | 82,07 g/mol |
Số CAS | [7782-99-2] |
Thuộc tính | |
Tỷ trọng và pha | 1,03 g/cm-3 |
pKa | 1,81 (18°C) a 6,91 (18°C) b |
Khác | |
MSDS | MSDS ngoài |
Các nguy hiểm chính | Ăn mòn yếu |
Rủi ro/An toàn | R: 20-34 S: 26-36, 37, 39-45 |
Dữ liệu hóa chất bổ sung | |
Cấu trúc & thuộc tính | n εr, v.v. |
Dữ liệu nhiệt động lực | Các trạng thái rắn, lỏng, khí |
Dữ liệu quang phổ | UV, IR, NMR, MS |
Các hợp chất liên quan | |
Các hợp chất tương tự | acid sunfuric acid selenơ acid telurơ acid polonơ |
Các hợp chất liên quan | Lưu huỳnh dioxide |
Ngoại trừ có thông báo khác, các dữ liệu được lấy ở 25 °C, 100 kPa Thông tin về sự phủ nhận và tham chiếu |
Acid sulfurơ (công thức hóa học: ; dạng đầy đủ: ) là tên gọi để chỉ dung dịch lưu huỳnh dioxide (SO2) trong nước. Không có chứng cứ nào cho thấy sự tồn tại của các phân tử acid sunfurơ trong dung dịch.[1] Nó cũng không thể cô đọng dưới dạng tinh chất, do khi đun sôi thì acid sulfurơ bị giải phóng dưới dạng lưu huỳnh dioxide và dung dịch chỉ còn lại nước. Nó phản ứng với tất cả các chất kiềm để tạo ra các muối bisulfit và sulfit.
Phân tích quang phổ Raman của dung dịch lưu huỳnh dioxide trong nước chỉ thể hiện các tín hiệu cho thấy sự tồn tại của các phân tử SO2 và các ion bisulfit, HSO3−.[2] Cường độ của các tín hiệu phù hợp với cân bằng hóa học sau:
- SO2 + H2O → HSO3− + H+
- Ka = 1,54x10−2 L/mol; pKa = 1,81.
- SO2 + H2O → HSO3− + H+
Nguyên tử hydro trong các ion bisulfit liên kết với nguyên tử lưu huỳnh mà không liên kết với nguyên tử oxy giống như trong các trường hợp thông thường của các oxyanion. Nó được thể hiện trong trạng thái rắn bằng tinh thể học tia X và trong dung dịch bằng quang phổ Raman (ν(S–H) = 2500 cm−1). Tuy nhiên, nó có tính acid do cân bằng sau:
- HSO3− → SO32− + H+
- Ka = 1,02x10−7 L/mol; pKa = 6,91.
- HSO3− → SO32− + H+
Các dung dịch của lưu huỳnh dioxide ("acid sulfurơ") cùng các muối bisulfit và sulfit được sử dụng như là các chất khử cũng như làm chất tẩy uế. Chúng cũng là các chất tẩy trắng nhẹ, được sử dụng cho các vật liệu dễ bị tổn hại bởi các chất tẩy trắng gốc chlor.
Điều chế
[sửa | sửa mã nguồn]Do khí SO2 bền và tan dễ dàng trong nước nên người ta thường điều chế bằng cách hòa tan lưu huỳnh dioxide vào nước:
Xem thêm
[sửa | sửa mã nguồn]Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Housecroft, Catherine E.; Sharpe, Alan G. (2008). Inorganic chemistry (ấn bản thứ 3). Harlow Munich: Pearson Prentice Hall. ISBN 978-0-13-175553-6.
- ^ Jolly, William L. (1991). Modern inorganic chemistry (ấn bản thứ 2). New York St. Louis San Francisco [etc.]: McGraw-Hill. ISBN 978-0-07-032768-9.