Bước tới nội dung

Abram Samoilovitch Besicovitch

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia


A. S. Besicovitch
Abram Samoilovitch Besicovitch (1891–1970)
SinhAbram Samoilovitch Besicovitch
(1891-01-23)23 tháng 1 năm 1891
Berdyansk, Đế chế Nga
Mất2 tháng 11 năm 1970(1970-11-02) (79 tuổi)
Cambridge, UK
Quốc tịchĐế chế Nga và Anh
Trường lớpĐại học St Petersburg
Nổi tiếng vìchiều Hausdorff-Besicovitch
các hàm Besicovitch
định lý phủ Besicovitch
Giải thưởngGiải thưởng Adams (1930)
Huy chương De Morgan (1950)
Huy chương Sylvester (1952)
Hội viên Hội Hoàng gia[1]
Sự nghiệp khoa học
NgànhNhà toán học
Nơi công tácĐại học Liverpool
Đại học Cambridge
Người hướng dẫn luận án tiến sĩAndrey Markov[2]
Các nghiên cứu sinh nổi tiếngJoseph Gillis
Patrick Moran
Gholamhossein Mosaheb[2]
Ảnh hưởng tớiFreeman Dyson[3]

Abram Samoilovitch Besicovitch (hay Besikovitch)[1] (tiếng Nga: Абра́м Само́йлович Безико́вич; ngày 23 tháng 1 năm 1891 – ngày 2 tháng 11 năm 1970) là nhà toán học Nga làm việc chủ yếu tại Anh. Ông được sinh tại Berdyansk trên biển Azov (nay thuộc Ukraine), đến từ gia đình Do Thái Karaite.[4][5][6][7][8][9][10]

Cuộc sống và sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Abram Besicovitch được học dưới sự giám sự giám sát của Andrey Markov tại đại học St. Petersburg, tốt nghiệp với bằng tiến sĩ vào năm 1912.[2] Sau đó, ông bắt đầu nghiên cứu trong lý thuyết xác suất. Ông đi theo thống giáo đông phương, gia nhập Giáo hội chính thống giáo Nga, và kết hôn vào 1916. Ông được bổ nhiệm thành giáo sư tại Đại học Perm trong 1917, rồi tham gia nội chiến Nga trong vòng 2 năm sau đó. Sang 1920,, ông chuyển sang dạy tại đại học Petrograd.

Trong 1924, ông chuyển tới Copenhagen cùng với Harald Bohr, nơi ông làm việc với các hàm gần tuần hoàn. Sau chuyến đi thăm G.H. Hardy tại đại học Oxford, ông được bổ nhiệm vào Đại học Liverpool trong 1926, rồi chuyển sang đại học Cambridge trong 1927.

Besicovitch chuyển tới đại học Cambridge trong 1927, vào 1950 ông được bổ nghiệm ngồi ghế Rouse Ball cho toán học, ông giữ vị trí này cho đến khi nghỉ hưu vào 1958. Ông được bổ nhiệm làm giảng viên trong khoa Toán học. Ông chủ yếu làm việc trên các phương pháp tổ hợp và các câu hỏi trên giải tích thực như bài toán cây kim Kakeya và số chiều Hausdorff-Besicovitch. Độ đo Kovner–Besicovitch của các đối xứng tâm của tập lồi 2 chiều cũng được đặt theo tên ông.

Ông cũng là một trong những ảnh hưởng lớn cho nhà kinh tế học Piero Sraffa, sau 1940 khi họ đều là hội viên của đại học Trinity, Cambridge, và trên Dennis Lindley, một trong những người thành lập chiến dịch vận động Bayes trong Anh. Ông mất tại Cambridge.

Trao tặng và danh dự

[sửa | sửa mã nguồn]

Besicovitch trong 1934 được trở thành FRS[1] và trong 1952 đoạt huy chương Sylvester từ hội hoàng gia Luân Đôn.[11] Trong 1950 ông được nhận huy chương De Morgan của hiệp hội toán học London.

Hành tinh 16953 Besicovitch được theo tên ông.

Chân dung của Besicovitch vẽ bởi Eve Goldsmith Coxeter nằm trong bộ sưu tầm của đại học Trinity, Cambridge.[12]

Trích dẫn

[sửa | sửa mã nguồn]
  • A mathematician's reputation rests on the number of bad proofs he has given.[13] (Dịch: Danh tiếng của một nhà toán học nằm trên số bài chứng minh tệ hại mà họ đã đưa)

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c Burkill, J. C. (1971). “Abram Samoilovitch Besicovitch 1891-1970”. Biographical Memoirs of Fellows of the Royal Society. 17: 1–16. doi:10.1098/rsbm.1971.0001.
  2. ^ a b c Abram Samoilovitch Besicovitch tại Dự án Phả hệ Toán học
  3. ^ Dyson, Freeman J. (1996), Selected Papers of Freeman Dyson with Commentary, Collected Works Series, 5, The only one of the famous professors who broke through my shyness and gave me the help I needed was Besicovitch. ... He gave me research problems to work on, far too difficult for me to solve in the limited time at my disposal, but ideal for teaching me how to think. I got my teeth into these problems and Besicovitch supervised my efforts. In all my later work, both in mathematics and in physics, the influence of Besicovitch is clearly visible.: American Mathematical Society, tr. 6–7, ISBN 9780821805619
  4. ^ Besicovitch, A. S. (1926). “On generalized almost periodic functions”. Proc. London Math. Soc. 25 (2): 495–512. doi:10.1112/plms/s2-25.1.495.
  5. ^ Almost periodic functions, Cambridge 1932,
  6. ^ Tamarkin, J. D. (1935). “Besicovitch on Almost Periodic Functions”. Bull. Am. Math. Soc. 41 (7): 461–462. doi:10.1090/s0002-9904-1935-06112-9. Bản gốc lưu trữ 28 Tháng sáu năm 2020. Truy cập 30 Tháng sáu năm 2022.
  7. ^ Besicovitch, A. S. (1963). “The Kakeya Problem”. American Mathematical Monthly. 70 (7): 697–706. doi:10.2307/2312249. JSTOR 2312249. MR 0157266.
  8. ^ O'Connor, John J.; Robertson, Edmund F., “Abram Samoilovitch Besicovitch”, Bộ lưu trữ lịch sử toán học MacTutor, Đại học St. Andrews
  9. ^ Besicovitch On Kakeyas Problem and a similar one, Math. Zeitschrift vol.27, 1928, 312
  10. ^ Besicovitch On linear sets of points of fractal dimension, Math. Annalen 1929[liên kết hỏng], Teil 2 Lưu trữ 7 tháng 1 năm 2016 tại Wayback Machine,
  11. ^ Entry in Archive of the Royal Society Lưu trữ 2013-11-13 tại Wayback Machine.
  12. ^ “Trinity College, University of Cambridge”. BBC Your Paintings. Bản gốc lưu trữ 11 tháng Năm năm 2014. Truy cập 12 Tháng hai năm 2018.
  13. ^ Besicovitch, quoted in John Edensor Littlewood, A mathematician's miscellany, Methuen 1953, p.42. In Littlewood's words Pioneer work is clumsy.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]