Ẩm thực Hà Lan
Một phần của loạt bài về |
Văn hóa Hà Lan |
---|
Lịch sử |
Dân tộc |
Ngôn ngữ |
Ẩm thực |
Ẩm thực Hà Lan (tiếng Hà Lan: Nederlandse keuken) hình thành từ truyền thống nấu ăn của người Hà Lan. Ẩm thực của quốc gia này hình thành từ vị trí của nó ở vùng đồng bằng Biển Bắc màu mỡ của Đồng bằng châu Âu, giúp đánh cá, trồng trọt và chăn nuôi, và mậu dịch bằng đường biển (Chủ nghĩa thực dân và buôn bán gia vị) phát triển.
Theo truyền thống, Ẩm thực Hà Lan đơn giản, với nhiều loại rau và một chút thịt: bữa sáng và bữa trưa thường là bánh mì phủ với pho mát, trong khi bữa tối là thịt và khoai, bổ sung thêm rau theo mùa. Chế độ ăn có sản phẩm từ sữa và thường tương đối nhiều cacbohydrat và chất béo, phản ánh chế độ ăn cần thiết của người lao động mà có văn hoá đã ăn sâu vào đất nước này. Không có nhiều sự tinh vi, mộc mạc là từ tốt nhất để diễn tả, mặc dù nhiều kỳ nghỉ được tổ chức với các loại thức ăn đặc biệt.
Trong thế kỷ 20, ẩm thực Hà Lan và khẩu phần ăn thay đổi. Bị ảnh hưởng bởi văn hoá ăn uống của các thuộc địa của nó (cụ thể là Đông Ấn Hà Lan), nó trở thành đa văn hoá và ẩm thực quốc tế nhất thể hiện ở các thành phố chính.
Lịch sử
[sửa | sửa mã nguồn]Thế kỷ 12-13
[sửa | sửa mã nguồn]Có ít bằng chứng về đồ ăn và đồ uống ở cuối thời kỳ Trung Cổ tại Hà Lan. Về lượng tiêu thụ súp thịt hầm, Hà Lan không có nhiều khác biệt với các nước Tây Âu trong thời Trung Cổ. Súp thị hầm nửa loãng bao gồm sữa, bia, nước, rau củ và đậu hoặc ngũ cốc, đôi khi được làm phong phú thêm với một miếng thịt. Thành phần thay đổi theo mùa.[1]
Bia có thêm hương vị gruit được sản xuất cho đến thế kỷ thứ 14 ở các tu viện. Gruit được thay thế với hop, một truyền thống được giới thiệu từ thành phố Bremen của Đức, và điều này bắt đầu văn hoá bia và Hà Lan trở thành nhà xuất khẩu bia lớn. Bia từng phổ biến trong thời Trung Cổ vì nước có chất lượng thấp, và sữa -từ những vùng đồng cỏ thấp ở Hà Lan và Frisia - đã chủ yếu được sử dụng để sản xuất bơ và pho mát. Bơ và pho mát Hà Lan trở thành sản phẩm nổi tiếng trong giai đoạn đầu và tiếp tục nổi tiếng trong vài thế kỷ.[1]
Thế kỷ 13-14
[sửa | sửa mã nguồn]Sông và biển cung cấp rất nhiều cá. Cách chế biến bỏ nội tạng cá được phát minh bởi Willem Beukelszoon,[2] một người đánh cá Zeeland thế kỷ 14. Sự phát minh này đã tạo ra nền công nghiệp xuất khẩu cá trích muối (tiếng Hà Lan: maatjesharing) mà được độc quyền kinh doanh bởi người Hà Lan. Họ bắt đầu đóng tàu và cuối cùng chuyển từ thương mại cá trích sang thực dân hóa và Đế quốc Hà Lan đã khiến Hà Lan trở thành nước có quyền lực trên biển.[3] Cá trích vẫn rất quan trọng với người Hà Lan mà kỷ niệm Vlaggetjesdag (Ngày Quốc kỳ) mỗi mùa xuân, nó là một truyền thống bắt nguồn từ thế kỷ 14 khi người đánh cá ra biển bằng thuyền nhỏ của họ và đánh bắt (Hollandse Nieuwe), sau đó bảo quản và xuất khẩu thứ họ đánh được ra nước ngoài.
Làm vườn lúc đầu được thực hiện bởi các tu viện, nhưng các lâu đài và những ngôi nhà trong quốc gia này cũng bắt đầu phát triển vườn với rau và rau thơm. Địa điểm du lịch nổi tiếng là vườn hoa Keukenhof (nghĩa đen là vườn bếp) là một ví dụ của vườn rau và khu săn bắn thế kỷ 15 của nhà bếp lâu đài Jacqueline, Bá tước Hainaut. Khu vực trồng lê và táo liên kết với các lâu đài sau này được dùng để xuất khẩu và bắt đầu truyền thống trồng trọt của Hà Lan mà vẫn còn đến ngày nay.[1]
Thế kỷ 16-17
[sửa | sửa mã nguồn]Khi Cộng hòa Hà Lan đi vào thời kỳ hoàng kim trong thế kỷ 17, các món loại này cũng được dùng bởi tầng lớp trung lưu giàu có, thường bao gồm nhiều loại hoa quả, pho mát, thịt, rượu vang và các loại hạt.[4][5] Đế quốc Hà Lan cho phép nhật khẩu các loại gia vị, đường và hoa quả lạ. Công ty Đông Ấn Hà Lan là công ty đầu tiên nhập khẩu cà phê quy mô lớn vào châu Âu.[6] Sau đó người Hà Lan trồng những mùa màng ở Java và Ceylon.[7] Cà phê Indonesia xuất khẩu lần đầu tiên từ Java đến Hà Lan diễn ra năm 1711.[8] Cuối thế kỷ 17, lượng tiêu thụ trà và cà phê tăng lên và trở thành một phần của cuộc sống hàng ngày. Trà được phục vụ với đồ ngọt, kẹo hoặc bánh quy và bánh hạnh nhân dẻ. Sự có mặt của những gia vị tương đối rẻ tạo nên một truyền thống về bánh quy gia vị gọi là speculaas, công thức chính xác của nó được giữ bí mật bởi những người làm bánh.[9]
Các loại rau, thịt, gia cầm và cá tươi, muối hoặc hun khói và trứng được chế biến trong các nhà bếp ở Hà Lan vào thời gian này.[10][11] Bữa ăn bắt đầu với salad rau và rau nấu nguội hoặc ấm với nước xốt, các món rau với bơ, rau thơm hoặc rau ăn được. Sau đó làm các món cá và thịt. Các loại nguyên liệu lạ như gạo, quế, gừng, saffron, quả chà là được sử dụng. Các loại bánh tart và pastry mặc theo sau đó. Bữa ăn kết thúc với thạch, pho mát, các loại hạt và bánh pastry ngọt và rượu vang gia vị ngọt.[12] Tất nhiên, cả trong thời kỳ hoàng kim, không phải tất cả mọi người có thể chi trả cho những thứ xa xỉ và bữa ăn thông thường của người Hà Lan vẫn khá khiêm tốn gồm thịt hầm ngũ cốc hoặc legume dùng với lúa mạch đen.[13]
-
Cảnh bếp năm 1644, bởi David Teniers the Younger
-
Mince pie và chanh bởi Pieter Claesz, 1625
-
Clara Peeters (1594–1657) tranh tĩnh vật với cua, tôm và tôm hùm
-
Clara Peeters (1594–1657) bàn với cam, ô liu và bánh pie
-
Clara Peeters (1594–1657) tranh tĩnh vật với pho mát, atisô và anh đào
-
Tranh tĩnh vật với trái cây, các loại hạt và pho mát bởi Floris Claeszoon van Dyck
Thế kỷ 18-19
[sửa | sửa mã nguồn]Trong thế kỷ thứ 18 khoai tây trở nên phổ biến hơn, trở thành một sản phẩm thực phẩm chính năm 1800.[14] Đầu những năm 1800, trong khi những người giàu có thể ăn thứ họ muốn, những người lao động ăn bánh mì (bánh mì đen ở một số vùng) và khoai tây, bánh kếp ở một số vùng khá, đôi khi có cá và các loại hải sản khác, trái cây và rau, nhưng ít khi có thịt: "khẩu phần ăn của người Hà Lan trong thế kỷ thứ 19 bao gồm một ít bánh mì, rất nhiều khoai tây". Chế độ ăn theo kiểu tiết kiệm, gồm các món đơn giản như bánh mì và cá trích. Trong suốt thế kỷ 19 nhiều người bị suy dinh dưỡng nhẹ.[14]
Trên thực tế khoai tây thường được ăn mỗi bữa ăn, mỗi ngày trong tuần. Người ta gọt vỏ nó và luộc làm món chính, bữa trưa, và làm nóng nó rồi nghiền trong bữa tối, với phần thừa lại để cho bữa sáng. Người ta thường dùng nó với muối, đôi khi có giấm, nhưng không có nước thịt hay các chất béo khác, làm cho khẩu phần ăn trở nên "quá đơn điệu".[14]
Trong thế kỷ 19, người nghèo ít khi uống thứ gì khác ngoài nước (chất lượng kém), đôi khi có cà phê loãng hoặc trà. Ở một số vùng người ta tiêu thụ sô cô la nóng, nhưng đồ uống phổ biến nhất ngoài nước là bia và jenever. Hầu hết cả thế kỷ này bia thường được uống ở vùng phía nam, nơi Công giáo thống trị, và các vùng đất công giáo khác. Loại bia này được lên men nổi và có chất lượng tồi;[cần dẫn nguồn] cho tới những năm 1880 khi loại bia pilsner lên men đáy kiểu Đức tiếp cận thị trường Hà Lan. Lượng tiêu thụ Jenever đầu thế kỷ 19 ở Hà Lan bằng hai lần lượng tiêu thụ đồ uống trưng cất ở các quốc gia lân cận.[14]
Thế kỷ 20-21
[sửa | sửa mã nguồn]Vẻ vừa phải và khiêm tốn ngày nay được coi là ẩm thực truyền thống của Hà Lan. Trong thế kỷ hai mươi, sự có mặt của giáo dục đại chúng nghĩa là nhiều con gái cũng được đến một loại trường mới, Huishoudschool (trường gia chánh), nơi mà nữ sinh được rèn luyện để trở thành người giúp việc và nơi có các bài học về cách nấu các món ăn rẻ và đơn giản là phần chính của chương trình giáo dục, thường dựa trên các món truyền thống của Hà Lan, và dẫn đến tính đồng nhất được tăng lên trong chế độ ăn uống của người Hà Lan. Những giá trị được dạy ở hệ thống trường bao gồm tính tiết kiệm, cách cư xử đúng mực (ở bàn ăn), và ăn uống lành mạnh.[15]
Ẩm thực theo vùng
[sửa | sửa mã nguồn]Ẩm thực Đông Bắc
[sửa | sửa mã nguồn]Ẩm thực phía Tây
[sửa | sửa mã nguồn]Ẩm thực phía Nam
[sửa | sửa mã nguồn]Nguồn gốc thực phẩm
[sửa | sửa mã nguồn]Bản xứ
[sửa | sửa mã nguồn]Nông nghiệp của Hà Lan bao gồm năm phần: canh tác, nhà kính, và trái cây nông nghiệp, chăn nuôi và thủy sản.
- Loại canh tác bao gồm khoai tây, cải xoăn, củ dền, quả đậu non, cà rốt, cây cần tây, hành tây, và tất cả các loại bắp cải, Cải Brussels, súp lơ, rau diếp quăn, rau chân vịt, rau diếp quăn Bỉ, măng tây và xà lách. Gần đây một số sáng kiến đã được bắt đầu để khuyến khích trồng các loại rau "bị quên lãng" như rau sam, mespilus germanica, củ cải vàng, và scorzonera hispanica
- Nhà kính được dùng để sản xuất cà chua, xà lách, dưa chuột, và ớt ngọt
- Trái cây bao gồm táo, lê, anh đào, quả mọng, và mận
- Người Hà Lan nuôi bò sữa để lấy sữa, bơ, pho mát và với gà họ ăn thịt và trứng, với lợn họ ăn thịt và làm các sản phẩm không ăn được, và cừu họ làm len và lấy thịt. Dê đang được nuôi nhiều hơn để làm pho mát. Theo truyền thống thị ngựa là một món phổ biến (steak, xúc xích, và thịt thái mỏng hun khói) nhưng ngày nay ít phổ biến hơn.
- Phần thủy sản gồm có cá tuyết, cá trích, cá bơn, cá thu, lươn, cá ngừ, cá hồi, cá hồi chấm, hàu, trai, tôm, và cá mòi. Hà Lan nổi tiếng với lươn hun khói và cá trích ngâm, món này được ăn sống.
Ảnh hưởng từ thuộc địa
[sửa | sửa mã nguồn]Các món Indonesia và Indo trở nên phổ biến do trước đây là thuộc địa của Hà Lan và người lai Á-Âu có con cháu ở Hà Lan, đặc biệt là sau khi Indonesia độc lập từ sự đô hộ của Hà Lan năm 1949. Bá tướcess van Limburg Stirum viết trong cuốn sách của bài The Art of Dutch Cooking (1962): "Có vô số món ăn Indonesia, một số trong đó mất vài giờ để chế biến; nhưng có nhwuxng món dễ làm và trở nên rất phổ biến nên chúng có thể được coi là 'món ăn quốc gia'". Sau đó bà cung cấp công thức của nasi goreng (cơm rang), pisang goreng (chuối nướng), lumpia goreng (nem rán), bami (mì xào), satay (thịt xiên nướng), xốt satay (nước xốt lạc), và sambal oelek (tương ớt).[16] Trong các món kết hợp Indonesia-Hà Lan món được biết đến nhiều nhất là rijsttafel ("bàn cơm"), là một bữa ăn thịnh soạn bao gồm nhiều (lên đến hàng tá) món nhỏ (do đó lấp đầy cả mặt bàn). Trong khi nó phổ biến ở Hà Lan, Rijsttafel bây giờ trở nên hiếm ở Indonesia, trong khi bây giờ ở hầu hết các thị trấn Hà Lan đều có các nhà hàng Indonesia gốc Hoa. Một món kết hợp phổ biến là friet saté hoặ patatje pinda, khoai tây rán với xốt satay làm gia vị, dùng ở hàng đồ ăn nhẹ.
Ẩm thực Suriname cũng phổ biến ở Hà Lan, đặc biệt là các thành phố lớn. Các quán Suriname thường cung cấp roti, sản phẩm chính của cộng đồng người Hindustani ở Suriname, nhiều phiên bản Suriname của Ẩm thực người Indonesia gốc Hoa, cũng như bánh kẹp Suriname (Surinaamse broodjes).
Ẩm thực từ quốc tế
[sửa | sửa mã nguồn]Pizzeria kiểu Ý và Mỹ đã trở nên phổ biến rộng rãi. Trong những thập kỷ gần đây, các món Ả Rập và Thổ Nhĩ Kỳ cũng ngày càng trở nên phổ biến, đặc biệt là đồ ăn nhẹ. Trong các thị trấn và thành phố lớn hơn, những nhà hàng nhỏ bán kebab, shoarma và falafel có thể được thấy ở bất cứ góc phố nào. Ngày nay, đồ ăn từ mọi nơi trên thế giới đều có thể được thấy ở quốc gia này, đặc biệt là các thành phố lớn, bao gồm Hy Lạp, Thái Lan, Nhật Bản và kể cả ẩm thực châu Phi.
Cấu trúc các bữa ăn
[sửa | sửa mã nguồn]Bữa sáng và trưa
[sửa | sửa mã nguồn]Bữa sáng và bữa trưa khác nhau một chút trong ẩm thực Hà Lan và cả hai cùng bao gồm bánh mì với nhiều loại thịt nguội, pho mát và các loại đồ ngọt phủ bên trên; như là hagelslag, vlokken, muisjes, gestampte muisjes, đồ phết sô cô la, nước mật đường (một loại xi-rô đặc, tối màu), bơ táo và bơ lạc. Hà Lan nổi tiếng với các sản phẩm từ sữa đặc biệt là pho mát. Hầu hết các loại pho mát Hà Lan là cứng hoặc cận cứng. Các loại pho mát Hà Lan nổi tiếng bao gồm Gouda, Edam, và Leyden. Một cách làm pho mát điển hình của Hà Lan là trộn rau thơm với các gia vị trong giai đoạn sản xuất đầu tiên. Các ví dụ nổi tiếng là pho mát với đinh hương (thường là đinh hương Friesia), Thì là Ai Cập (nổi tiếng nhất là pho mát Leyden), hoặc tầm ma.
Các loại bánh mì Hà Lan thường khá rỗng, vì nó được làm từ men bột nhào. Từ những năm 1970 trở đi bánh mì Hà Lan trở nên chủ yếu là nguyên cám, thêm với các loại hạt như hạt hướng dương hoặc hạt bí ngô thường được trộn vào bột nhào để thêm vị. Bánh mì lúa mạnh đen là một trong số ít các loại bánh mì đặc ở Hà Lan. Bánh mì trắng từng là loại bánh mì xa xỉ, othường được làm với sữa thay vì nước. Một phiên bản xa xỉ từ Frisia của bánh mì trắng là suikerbrood, bánh mì trắng trộn với những cục đường trong bột nhào.[17] Kerststol là loại bánh mì Giáng Sinh Hà Lan truyền thống là từ bột nhào với đường, hoa quả khô, nho khô, tương hạnh nhân; và lý chua, và vỏ chanh và cam; nó thường được thái ra và phết với bơ.
Ontbijtkoek có thể được ăn thay cho một bữa sáng hoàn chỉnh, hoặc đơn giản là một bữa ăn nhẹ. Nó được dùng theo dạng từng lát, phết với bơ.
Thời gian uống trà/cà phê
[sửa | sửa mã nguồn]Người Hà Lan thường mời bạn bè koffietijd (giờ uống cà phê), nó bao gồm cà phê và một cái bánh ngọt hoặc bánh quy, khoảng từ 10 đến 11 giờ sáng (trước bữa trưa), 4:00 giờ tối (giữa bữa trưa và bữa tối) hoặc từ 7 đến 8 giờ tốit (sau bữa tối). Người Hà Lan uống cà phê và trà cả ngày, thuwofng được dùng cùng với một cái bánh quy. Sự tiết kiệm của người Hà Lan dẫn đến quy tắc tiêu chuẩn nổi tiếng chỉ một chiếc bánh quy với mỗi tách cà phê. Người ta cho rằng nguyên nhân của việc này là do tâm lý theo đạo Tin Lành và sự giáo dục ở miền bắc Hà Lan. Những người theo Công giáo La Mã phía nam không có trung truyền thống này ví dụ như ở Limburg, họ dùng vlaai lớn (bánh ngọt có nhân), cắt thành tám mảnh, là truyền thống mà du khách thường thấy.
Một câu truyện phổ biến của Hà Lan (chưa bao giờ được chứng thực) kể rằng cuối những năm 1940 vợ của thủ tướng thời bấy giờ, Willem Drees, phục vụ cà phê với một chiếc bánh quy cho nhà ngoại giao người Mỹ, người mà sau đó đã được thuyết phục rằng tiền sử dụng cho Kế hoạch Marshall là xứng đáng.
Café au lait cũng rất phổ biến. Nó được gọi là koffie verkeerd (nghĩa đen là "cà phê sai sót") và có tỉ lệ cà phê đen và sữa nóng bằng nhau. Người Hà Lan uống trà không sữa và trà loãng hơn nhiều so với trà điển hiền của Anh và Ireland, loại mà thường được uống với sữa. Các loại đồ uống nóng khác bao gồm nước chanh ấm, gọi là kwast (nước ấm với nước chanh), vàanijsmelk (sữa nóng với tiểu hồi cần). Trong mùa thu và đông sô cô la nóng hoặc sữa sô cô la được uống rất phổ biến. cả anijsmelk và kwast đều hiếm khi được uống và đã mất đi sự phổ biến.
Borreltijd
[sửa | sửa mã nguồn]Giữa 4:00 và 5:00 giờ tối là thời gian cho đồ uống có cồn, bia hoặc rượu vang, và một món ăn nhẹ mặn. Dây là thời gian mà 'Bitterballen' nổi tiếng được phục vụ. Một biến thể nhỏ của 'kroket', ra gu viên chiên ngập dầu có bột chiên bọc bên ngoài. Người ta dùng nó với mù tạt. Borreltijd hầu như diễn ra vào cuối tuần.
Bữa tối
[sửa | sửa mã nguồn]Theo truyền thống bữa tối được dùng sớm với tiêu chuẩn quốc tế, bắt đầu lúc khoảng hoặc thậm chí là trước 6 giờ. Bữa tối kiẻu cũ của Hà Lan bao gồm một món đơn giản: khoai, thịt và rau — được biết đến với tên gọi tắt là AVG (aardappelen, vlees, groente).[18] Theo truyền thống lượng lớn khoai tây được ăn cùng với một phần thịt nhỏ với nước xốt thịt, hoặc một món rau hoặc khoai tây hầm. Rau hầm được dùng làm món ăn thêm ví dụ như rodekool met appeltjes (bắp cải đỏ với táo), hoặc rode bieten (củ cải). Các gia vị thường được sử dụng trong món hầm này có thể là nguyệt quế, quả juniper, đinh hương, và giấm, mặc dù các các loại gia vị mạnh thường ít được sử dụng. Các món hầm thường được dùng với đồ muối, bao gồm augurken (dưa chuột muốn) hoặc cocktail hành tây (zilveruitjes). Vì ảnh hưởng của các quốc gia khác sợ phổ biến của bữa ăn truyền thống đang mất dần đi. Stamppot, khoai tây nghiền với rau, theo truyền thống được ăn trong mùa đông. Nếu có món khai vị, nó thường là súp.
Danh sách các món ăn dưới đây có nguồn gốc trong lịch sử và thường phổ biến với người lao động. Trong thế kỷ 17 đến thế kỷ 19 người lao động làm việc 10 đến 16 tiếng ngoài đồng hoặc nhà máy không có lò sưởi, nên các món ăn này thường giàu calo và chất béo để cung cấp năng lượng cho người lao động.
Món tráng miệng
[sửa | sửa mã nguồn]Món cuối cùng là một món tráng miệng ngọt, theo tuyền thống là sữa chua với ít đường hoặc vla, pudding sữa loãng (sữa nấu với custard). Các món tráng miệng khác bao gồm:
- Vla (custard vani) thường được trộn với sữa chua (đôi khi là sữa chua và xi-rô).
- Broodpap, một loại cháo yên mạch bánh mì làm từ bánh mì cũ, sữa, bơ và đường.
- Griesmeelpudding, một loại pudding ngọt làm từ semolina và được dùng với nước hầm quả mọng đỏ.
- grutjespap
- Haagse bluf
- hangop
- karnemelksepap
- rijstebrij (pudding gạo)
- krentjebrij (còn gọi là watergruwel)
- Jan in de zak
Nhân dịp đặc biệt
[sửa | sửa mã nguồn]Đồ ngọt
[sửa | sửa mã nguồn]Một loại đồ ngọt nổi tiếng của Hà Lan là zoute drop, (nghĩa đen là "kẹo cam thảo mặn") và các loại kẹo cam thảo ngọt. Loại đồ ngọt này nhỏ, có màu đen và nhìn giống kẹo cao. Giống với bánh Pontefract ở hạt Yorkshire, Anh. Bốn loại drop là ngọt mềm, mặn mềm, ngọt cứng và muối cứng. Có thể mua kẹo cam thảo ở cửa hàng hoặc hàng thuốc. Nó cũng có chức năng chữa bệnh và nó có thể chữa các triệu chứng về cổ họng và đau bụng.[19] Drop của Hà Lan được bán trong rất nhiều hình dáng khác nhau. Khi nó có hương vị dừa người ta gọi nó là Engelse drop (nghĩa đen là "kẹo cam thảo của Anh"). Các loại khác được làm với mật ong (honingdrop), bạc hà (muntdrop), amoni chloride (salmiakdrop), hoặc nguyệt quế (laurierdrop). Các dạng điển hình là hình kim cương, bầu dục, thuôn và đồng xu. Hình tổ ong cho drop mật ong cũng phổ biến. Một số nhà sản xuất có giới thiệu những mẫu đặc biệt của drop được làm theo chủ đề, như là ô tô (autodrop), động vật và máy móc nông nghiệp (boerderijdrop), vân vân.
Một món ngọt phổ biến khác của Hà Lan làstroopwafel ("stroop" nghĩa là siro). Một loại bánh waffle mỏng, thường được làm trong chảo pizelle, nó được thái ngang và dùng làm bánh kẹp nhân siro (stroop). Thỉnh thoảng, hạt phỉ nghiền cũng được trộn với stroop, và phần bột làm bánh có thêm quế.
Một trong những loại đặc sản đồ ngọt của Hà Lan là vlaai. Là một loại bánh pie ngọt được làm với men nhào và nhân trái cây (như là táo, mơ, dứa, mận) hoặc quả mọng. Các nguyên liệu khác có thể gồm custard và đại hoàng. Vlaais gạo, nhồi với nhân kem béo cũng khổ biến. Nó có thể được gắn thêm với trái cây, kem béo hoặc sô cô la.[20]
Letterbanket là một loại bánh pastry hoặc bánh quy theo truyền thống được ăn vào cookie that is traditionally eaten on Ngày Thánh Nicholas (ngày 6 tháng 12, nhưng được tổ chức bằng một bữa tiệc của trẻ em vào ngày 5) vào Đêm Giáng Sinh ở Hà Lan.[21][22]
Đồ uống có cồn
[sửa | sửa mã nguồn]Rượu vang chỉ có một vai trò vừa phải trong ẩm thực Hà Lan, nhưng có nhiều hãng bia và rượu mạnh. Những nhà sản xuất Bia Hà Lan nổi tiếng nhất là Heineken ở phía tây, Grolsch ở phía đông, Alfa và Bavaria ở phía nam. Theo truyền thống, Noord-Brabant và Limburg có truyền thống bia lớn, họ ủ nhiều loại bia khác nhau (không như bia Bỉ). Các thành phố Hà Lan ở phía tây cũng từng có một truyền thống ủ bia lớn, nhưng trong thế kỷ 20, những nhà máy bia lớn chiếm những nhà máy nhỏ và cung cấp bằng cho họ để bán những loại bia lớn, và dừng việc sản xuất lạ. Trong thế kỷ 21, nhiều nhà máy bia siêu nhỏ được thành lập, ủ bia lên men nổi trong nhiều kiểu. Tính đến tháng 9 năm 2013, có 184 nhà máy bia đang hoạt động ở Hà Lan.[23] Các kiểu phổ biến bao gồm bia bốc, bia thầy tu, bia nâu và bia lúa mạch.
Trong các loại rượu đắng, Beerenburg là loại nổi tiếng nhất. Rượu mạnh bao gồm Jenever (rượu vang mạch nha trưng cất và là tiền thân của Gin), Brandewijn (brandy) và Vieux (brandy Hà Lan, một loại làm giống theo Cognac), và có cả Kandeel (làm từ vang trắng), Kraamanijs (một loại rượu mạnh làm từ hạt hồi), Oranjebitter (một loại brandy vị cam, theo truyền thống được phục vụ ở các lễ hội trong những is traditionally served on festivities surrounding the gia đình hoàng gia), Advocaat, Boerenjongens (nho khô trong brandy), và Boerenmeisjes (mơ trong brandy).
Đồ ăn nhanh
[sửa | sửa mã nguồn]Người Hà Lan có loại đồ anh nhanh riêng của họ, được bán ở quán ăn nhẹ. Một bữa ăn nhanh của hà lan thường bao gồm một phần khoai tây chiên (được gọi là patat hoặc friet), với một loại nước xốt hoặc một sản phẩm từ thịt. Loại nước xốt phổ biến nhất để ăn cùng với khoai tây chiên là fritessaus (một loại xốt ít béo thay thế cho mayonnaise), trong khi các loại xốt khác có thể là xốt cà chua hoặc currysaus, xốt lạc nóng, một món rau muối gia vị, như là piccalilli hoặc joppiesaus. Đôi khi khoai tây chiên có thể được phục vụ với sự kết hợp của các loại xốt khác, nổi tiếng nhất là speciaal (nghĩa là "đặc biệt"), nó bao gồm mayonnaise với xốt cà chua với gia vị và hành tây thái, và oorlog (nghĩa là "chiến tranh"), nó bao gồm khoai tây rán đặc biệt phủ trong xốt lạc nóng. Một loại mới được giới thiệu gần đây từ Rotterdam là kapsalon (nghĩa là "tiệm cắt tóc"), bao gồm shawarma hoặc döner, và với khoai tây khiên, salad, pho mát và các loại nước xốt.
Các thức ăn nhẹ từ thịt thường được chiên ngập dầu. Bao gồm frikandel (một loại xúc xích thị băm không vỏ), và kroket (ragu thịt cuộn bọc trong vụn bánh mì). Nó thường được dùng trong bánh mì cuốn - Broodje kroketten - để mang đi ăn. Một loại kroket tròn và nhỏ hơn là bitterbal, thường được dùng với mù tạt làm món ăn nhẹ ở Bar và cũng có ở những quầy lễ tân. Các món ăn nhẹ vùng miền bao gồm eierbal (một sự kết hợp của trứng và ragu) ở phía bắc và đông quốc gia này, và Brabants worstenbrood hoặc saucijzenbroodjes, xúc xích thịt có gia vị vừa phải được nướng trong vỏ bánh (giống vướn xúc xích cuộn của Anh).
Các loại đồ ăn nhẹ khác bao gồm món có ảnh hưởng từ Indonesia bamihap hoặcbamischijf (một loại chả mie goreng hình cái đĩa được phủ với vụn bánh mì và rán ngập dầu), nasibal (giống với bamischijf, nhưng sau đó được viên tròn và nhồi với nasi goreng), và kaassoufflé (phổ biến với người ăn chay).
Cá cũng được bán làm đồ ăn nhanh ở nơi được gọi là viskraam, hầu hết là các quầy hàng ở chợ hoặc đường phố chuyên về các món cá chế biến sẵn. Người Hà Lan nổi tiếng với món cá trích sống, đôi khi được dùng cùng với hành tây sống thái và dưa chuột muối, và người ta ăn nó bằng cách nhấc nó lên từ đuôi, rồi ăn từ đầu lên (trừ ở Amsterdam, nơi mà cá trích được cắt thành từng miếng rồi được phục vụ trên đĩa giấy). Cá trích sống cũng được bán trong một loại bánh bao trắng mềm. Các món phổ biến khác là kibbeling (cá tuyết viên chiên ngập dầu), lekkerbek (cá tuyết chiên ngập dầu, giống với món fish and chips của Anh, nhưng được nêm công phu hơn và có bột chiên giống như tempura), gerookte paling (cá chình hun khói), và rolmops.
-
Frikandel với khoai tây rán
-
Hollandse nieuwe, cá trích sống "mới"
-
Gerookte paling, lươn hun khói
Hình ảnh
[sửa | sửa mã nguồn]-
Với hai bữa trong ngày bằng bánh mì, có rất nhiều loại bánh mì.
-
Krentenbollen (bánh lý chua) đôi khi được ăn với bơ nhưng cũng có lúc với pho mát, dùng làm bữa sáng, bữa chưa hoặc một món ăn nhẹ.
-
Stroopwafel (waffle xi-rô) là một món gồm waffles với xi-rô caramen ở giữa.
-
Một món ăn theo mủa, măng tây thường được ăn với giăm bông, trứng, khoai tây hoặc xốt bơ.
-
Một bữa ăn Hà Lan đơn giản bao gồm thịt, khoai tây, nước thịt, một loại rau luộc và đôi khi có một ít salad.
-
Babi panggang speciaal có vẻ là một món có nguồn gốc Indonesia gốc Hoa, có thể được tạo ra ở Hà Lan.
-
Saté là một món ăn Indonesia khác được nhập vào ẩm thực Hà Lan.
-
Trai thường được dùng với khoai tây rán và nước chấm.
-
Sudderlapjes là thịt bò đun âm ỉ, thường được dùng với khoai tây.
-
Gebakken sliptong: cá sole nhỏ rán bơ.
-
A nasischijf được cắt ra cho thấy cơm bên trong, là một món chiên ngập dầu để ăn nhẹ.
-
Kibbeling là cá nhào bột chiên ngập dầu, nó là một món ăn nhẹ bổ biến
-
Poffertjes được làm trong dịp đặc biệt, còn được gọi là poffertjespan
-
Griesmeelpudding met rode bessensaus là pudding semolina dùng với xốt lý chua đỏ.
-
Hutspot
-
Broodje kroket dùng làm bữa trưa.
-
Bitterballen là đồ ăn nhẹ nhỏ giống với loại lớn là kroketten và thường được dùng với mù tạt.
-
Những lát kerststol có tương hạnh nhân ở giữa.
-
Gebakken mosselen (trai rán) trai rán với hành tây và bơ.
-
Hàu, "platte Zeeuwse oester".
-
Broodje bal là một lát bánh mì với thịt viên và nước thịt, trong ảnh là nửa viên thịt trên lát bánh mì nguyên cám của Hà Lan.
-
Những lát thịt với trứng luộc chín ở giữa.
-
Ăn "Hollandse Nieuwe" (cá trích muối Hà Lan) theo kiểu Hà Lan.
-
Saucijzenbroodje là một món ăn nhẹ phổ biến ở Hà Lan. Là biến thể kiểu Hà Lan của món xúc xích cuộn.
Xem thêm
[sửa | sửa mã nguồn]- Wannée Kookboek (1910-)
- Nieuwe Haagse Kookboek (1934-)
- Danh sách đầu bếp Hà Lan
- Bia Hà Lan
- Chợ pho mát Hà Lan
- Pannekoek
- Babi panggang
- Spekkoek - một món bánh Hà Lan/Indonesia
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ a b c The Cambridge world history of food. 2 (2000), Volume 2, p.1232
- ^ “William Buckels”. aboutus.org.
- ^ “Dutch Food & Eating Out - Holland.com”. holland.com. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 11 tháng 3 năm 2017.
- ^ “Kantoor of bedrijfsruimte huren in Rotterdam of Zwolle”. wereldexpat.nl. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 12 năm 2008. Truy cập ngày 21 tháng 5 năm 2015.
- ^ “Gastronomie: De Nederlandse keuken”. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 9 năm 2007. Truy cập ngày 8 tháng 3 năm 2017.
- ^ Ukers, William H (1922). “The Introduction of Coffee into Holland”. All About Coffee. New York: Tea and Coffee Trade Journal. ISBN 0-8103-4092-5. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 9 năm 2010. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2010.
- ^ Dobelis, Inge N biên tập (1986). Magic and medicine of plants. Pleasantville, NY: Reader's Digest. tr. 370–371. ISBN 0-89577-221-3.
- ^ Fischer, Dieter. “History of Indonesian coffee”. Specialty Coffee Association of Indonesia. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 8 năm 2009. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2010.
- ^ “Bakkerijmuseum: Geschiedenis van speculaas”. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 8 tháng 3 năm 2017.
- ^ “Archived copy” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 21 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 16 tháng 1 năm 2015.Quản lý CS1: bản lưu trữ là tiêu đề (liên kết)
- ^ “Archived copy” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 21 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 16 tháng 1 năm 2015.Quản lý CS1: bản lưu trữ là tiêu đề (liên kết)
- ^ De verstandige kok. Marleen Willebrands ISBN 9077455205
- ^ Karin Engelbrecht. “Kastelenkookboek Cookbook Review”. About.com Food. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 21 tháng 5 năm 2015.
- ^ a b c d Wintle, Michael (2006). “Diet and Modernization in the Netherlands During the Nineteenth and Early Twentieth Centuries”. Trong Thomas M. Wilson (biên tập). Food, Drink and Identity in Europe. Rodopi. tr. 63–84. ISBN 9789042020863. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2012.
- ^ De rijke Hollandse dis Lưu trữ 2008-12-23 tại Wayback Machine WereldExpat Magazine
- ^ C. Countess van Limburg Stirum: The Art of Dutch Cooking; First published in 1962 by Andre Deutsch Limited, London; p.179-p.185
- ^ Friesian Sugar Bread World Cook
- ^ “Elke dag feest met aardappels, groente, vlees” (bằng tiếng Hà Lan). RTL Nieuws. ngày 28 tháng 1 năm 2015. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2015.
- ^ Habets, Joep Calvinistisch snoepen NRC Handelsblad, ngày 3 tháng 3 năm 2001
- ^ “Rice-Cakes”. Dutchcakeshop.com. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 17 tháng 11 năm 2010.
- ^ Howard, C. (2012). Faiths and Festivals: A guide to the religions and celebrations in our multicultural society. Practical pre-school. Andrews UK Limited. ISBN 978-1-907241-89-5.
- ^ Wernecke, H.H. (1959). Christmas Customs Around the World. Westminster Press. tr. 53. ISBN 978-0-664-24258-9.
- ^ http://www.cambrinus.nl/cambrinus/%7Ctitle=Cambrinus%7Cwork=cambrinus.nl%7Caccess-date =ngày[liên kết hỏng] 21 tháng 5 năm 2015
Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn]- Thói quen ăn uống và thực phẩm của người Hà Lan
- Công thức hutspot Lưu trữ 2016-12-20 tại Wayback Machine
- The Dutch Một nguồn trực tuyến về các công thức nấu ăn Hà Lan
- Thức ăn của người Hà Lan tư liệu ảnh bởi nhiếp ảnh gia Wim Klerkx, 2005–2007