Việt Nam hiện phát triển nhất mô hình một trường đại học chuyên ngành hoặc đa ngành. Mô hình đại học đa thành viên, với sự kết hợp của nhiều trường đại học thành viên hiện chiếm thiểu số rất nhỏ. Đối với các trường đại học công lập có hai cơ chế hoạt động chính đó là nhà nước kiểm soát và tự chủ, trong đó các khía cạnh tự chủ đại học bao gồm tự chủ về học thuật, tự chủ về tổ chức nhân sự và tự chủ về tài chính.[3][4]
Học viện hay viện hàn lâm là mô hình giáo dục ra đời sau này, chú trọng hơn về nghiên cứu. Viện hàn lâm là một tổ chức uy tín, tập hợp những cá nhân xuất sắc trong một lĩnh vực cụ thể, có nhiệm vụ thúc đẩy nghiên cứu, trao đổi kiến thức và tư vấn cho chính phủ hoặc các tổ chức khác về các vấn đề chuyên môn, chỉ đào tạo bậc sau đại học. Giá trị văn bằng được cấp bởi đại học và học viện là tương đương nhau.
Theo định nghĩa tại Điều 4 Luật Giáo dục đại học Việt Nam hiện hành,[5]đại học là cơ sở giáo dục đại học, được tổ chức để đào tạo, nghiên cứu nhiều lĩnh vực khoa học, được cấu thành bởi các đơn vị thành viên là viện, trường đại học, trường chuyên ngành và các đơn vị nghiên cứu khác. Các đại học thường không trực tiếp thực hiện nhiệm vụ đào tạo, mà giao nhiệm vụ này cho các đơn vị thành viên thực hiện. Người đứng đầu một đại học gọi là giám đốc (president), người đứng đầu một đơn vị thành viên là hiệu trưởng hay viện trưởng (rector), hoặc giám đốc đơn vị.
Hiện tại, ở Việt Nam có tổng cộng 9 đại học, bao gồm 2 đại học quốc gia, 3 đại học vùng, 3 đại học lĩnh vực và 1 đại học tư thục.
Đại học quốc gia là mô hình đào tạo đặc biệt trong hệ thống giáo dục đại học tại Việt Nam. Các đại học quốc gia hoạt động độc lập dưới sự quản lý trực tiếp của Thủ tướng Chính phủ, không cần thông qua bất kỳ cơ quan, tổ chức nhà nước nào. Các đại học này được đầu tư và định hướng để trở thành các trung tâm đào tạo, nghiên cứu và phát triển khoa học, công nghệ của Việt Nam, đi tiên phong trong việc chuyển giao các thành tựu công nghệ đa lĩnh vực từ các quốc gia trên thế giới. Hằng năm, Thủ tướng Chính phủ trực tiếp chỉ đạo, đưa ra các chỉ tiêu về nghiên cứu, đào tạo cho các đại học quốc gia. Các đại học quốc gia được trao quyền để chủ động xây dựng chương trình đào tạo đại học, sau đại học, chủ động đào tạo nghiên cứu sinh, thẩm định luận án và ra quyết định cấp bằng tiến sĩ các lĩnh vực.
Mô hình hoạt động của các đại học vùng tương tự như mô hình của đại học quốc gia. Điểm khác biệt duy nhất là đại học vùng chịu sự quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo thay vì sự chỉ đạo trực tiếp từ Chính phủ. Trường Đại học Cần Thơ đang có đề xuất và xin hỗ trợ về thủ tục từ Bộ Giáo dục và Đào tạo để trở thành đại học vùng thứ tư.[6]
Hiện nay, một số trường đại học tại Việt Nam đã và đang xây dựng đề án tái cơ cấu, chuyển đổi sang mô hình đại học nhằm mở rộng quy mô đào tạo và hoạt động theo từng lĩnh vực nhất định. Tính đến tháng 11/2024, có 2 Đại học công lập đã hoàn tất chuyển đổi theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, và 1 Đại học công lập đã được Chính phủ phê duyệt đề án chuyển đổi, đang trong quá trình thực hiện.
Năm 2024, Trường Đại học Duy Tân chuyển thành Đại học Duy Tân theo quyết định số 1115/QĐ-TTg từ ngày 07 tháng 10, trở thành đại học tư thục đầu tiên của Việt Nam[7] và là đại học thứ 8 trong nhóm các đại học của Việt Nam.
Phần lớn các cơ sở đào tạo đại học tại Việt Nam trực thuộc và được quản lý trực tiếp bởi Bộ Giáo dục và Đào tạo.[8] Một số trường đại học và học viện đào tạo theo các lĩnh vực khoa học nhất định sẽ được quản lý bởi các cơ quan, tổ chức nhà nước có chuyên môn tương ứng. Các cơ quan này chịu trách nhiệm xây dựng chương trình đào tạo theo lĩnh vực chuyên môn, cũng như thực hiện các quy trình kiểm định và đảm bảo chất lượng đào tạo. Bộ Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm tham vấn và hỗ trợ các cơ sở giáo dục này trong việc vận hành bộ máy, tổ chức cũng như quản lý các hoạt động về nghiệp vụ đào tạo và giáo dục.
Giáo hội Phật giáo Việt Nam được phép tổ chức, đào tạo các chương trình ở cấp bậc Đại học, Sau Đại học và Nghiên cứu sinh Tiến sĩ. Các ngành học chủ yếu của hệ thống Học viện là Tôn Giáo học chuyên ngành Phật học, Triết học Chuyên ngành Triết học Phật giáo,... Hệ thống Học viện Phật giáo Việt Nam được quản lý độc lập bởi Giáo hội thông qua Ban Giáo dục Tăng - Ni Trung ương. Giáo hội chủ động xây dựng chương trình đào tạo và quy chế tuyển sinh cho từng Học viện, đồng thời báo cáo với Chính phủ kết quả tuyển sinh, đào tạo định kỳ hàng năm.
Là các trường đại học công lập đa ngành hoặc chuyên ngành dưới sự quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương. Ở những trường đại học địa phương, một số ngành trọng điểm chỉ tuyển hoặc ưu tiên đối với các thí sinh có hộ khẩu thường trú trong địa bàn đó và một số lân cận.
Trường đại học tư thục là một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giáo dục do một tổ chức hoặc cá nhân đứng tên sở hữu và có quyền bán lại cho cá nhân khác.[10] Hội đồng quản trị của trường có quyền quyết định quy mô kinh doanh, chất lượng đào tạo, kế hoạch tuyển sinh, chương trình giảng dạy và nghiên cứu khoa học.
Hiện nay ở Việt Nam có tất cả 29 trường đại học, cao đẳng quân sự đào tạo sĩ quan cho tất cả các ngành, cơ quan, đơn vị trong cơ quan Bộ Quốc phòng Việt Nam. Trong đó có 26 trường tuyển học sinh phổ thông và hạ sĩ quan, binh sĩ. Học viện Quốc phòng ở Hà Nội chỉ tuyển sinh các sĩ quan đã tốt nghiệp các trường, học viện quân sự cấp trung. Học viện Lục quân chỉ tuyển sinh các sĩ quan đã tốt nghiệp các trường Đại học, Học viện Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Huệ, tăng – thiết giáp, công binh, pháo binh, phòng hóa, thông tin – liên lạc, kỹ thuật, khoa học, phòng không, biên phòng, hải quân, không quân, đặc công. Học viện Chính trị tuyển sinh các sĩ quan đã tốt nghiệp Trường Đại học Sĩ quan Chính trị hoặc sĩ quan đã tốt nghiệp các trường Học viện, trường Đại học Sĩ quan khác trong quân đội.
Các trường quân sự do Bộ Quốc phòng phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý, chỉ đạo về mặt nội dung chương trình đào tạo. Sinh viên muốn dự thi vào các trường này cần phải đạt các tiêu chuẩn về sức khoẻ, lý lịch. Ngoài ra, một số học viện, trường cao đẳng có đào tạo hệ dân sự, phục vụ quá trình phát triển của đất nước, các sinh viên hệ dân sự phải đóng tiền học và không phải đạt các tiêu chuẩn về sức khoẻ, chính trị.
Các trường công an đào tạo sĩ quan công an. Các trường này cũng mang tính chất đào tạo đặc thù riêng để phù hợp với ngành Công an. Các trường công an do Bộ Công an quản lý. Muốn được theo học tại các trường công an, thí sinh cũng phải đạt được những tiêu chuẩn về thể chất, chính trị và lý lịch. Hiện nay, một vài trường đã đào tạo hệ dân sự.
Các trường đại học trong danh sách này là các trường đại học vốn đầu tư nước ngoài hoặc cơ sở Việt Nam của các đại học có trụ sở ở nước ngoài. Khác với một số trường đại học quốc tế được thành lập dựa trên thoả thuận song phương giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ nước sở tại (ví dụ: Trường Đại học Việt Đức, Trường Đại học Việt Nhật,...) với văn bằng nằm trong hệ thống giáo dục đại học quốc gia, các cơ sở giáo dục trong danh sách này là chi nhánh tại Việt Nam của các trường/viện đại học nước ngoài, hoặc là cơ sở giáo dục được đầu tư hoàn toàn bởi nguồn vốn nước ngoài theo hình thức FDI. Các văn bằng, chứng chỉ được cấp bởi các cơ sở giáo dục này không được xem là thuộc hệ thống văn bằng giáo dục đại học quốc gia, và cần thực hiện hợp pháp hóa văn bằng tại Cục Quản lý Chất lượng (Bộ Giáo dục) để được sử dụng tại các cơ sở sự nghiệp công lập Việt Nam.
Trường Đại học Mỹ tại Việt Nam (The American University in Vietnam)
Trường Đại học với vốn đầu tư nước ngoài, cung cấp chương trình giáo dục liên kết với các Đại học tại Hoa Kỳ theo mô hình 2+2 hoặc 3+1. Sinh viên học tại Việt Nam, chuyển tiếp sang Hoa Kỳ và nhận bằng cấp bởi trường đối tác
Trường Đại học với vốn đầu tư nước ngoài, cung cấp chương trình giáo dục liên kết theo mô hình 2+2 hoặc 3+1 với 4 cơ sở giáo dục đại học tại Anh Quốc bao gồm: Đại học London, Đại học Staffordshire, Đại học Stirling, Đại học Arts University Bournemouth, và Đại học Bournemouth.
Dự bị đại học, dự bị đại học dân tộc là loại hình trường chuyên biệt thuộc hệ thống các trường đại học, cao đẳng được thành lập dành riêng cho học sinh người dân tộc thiểu số ở cấp vùng cao, cấp vùng xa xôi hẻo lánh có đủ trình độ vào học tại các trường đại học, cao đẳng trong cả nước. Nó cũng làm nhiệm vụ đào tạo, tạo nguồn cán bộ quản lý, cán bộ khoa học người dân tộc thiểu số.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã ký Quyết định số 1127/QĐ–TTg ngày 26/9/2022 của Thủ tướng Chính phủ chuyển 4 trường Dự bị Đại học và một trường Phổ thông vùng cao từ trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo về trực thuộc Ủy ban Dân tộc.[11]
Trường Cao đẳng nghề hay Cao đẳng chuyên nghiệp được gọi chung là trường Cao đẳng, do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cùng với sự tham mưu trực tiếp là Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp ra quyết định thành lập và quản lý nhà nước về chương trình, chất lượng đào tạo, cấp bằng. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã cho phép sinh viên tốt nghiệp trường cao đẳng nghề được liên thông lên đại học chính quy. Hệ số lương khởi điểm của sinh viên tốt nghiệp cao đẳng nghề khi làm việc trong khối hành chính sự nghiệp, doanh nghiệp có vốn nhà nước (Công ty cổ phần) được xếp ngang bằng với bậc cao đẳng chuyên nghiệp hoặc cao hơn 1 bậc đối với một số chức danh chuyên môn nghiệp vụ.
Trường cao đẳng sư phạm, Trường cao đẳng đào tạo ngành Giáo dục mầm non
^Tiền thân là Khoa Công nghệ thông tin - Truyền thông thuộc ĐH Đà Nẵng, được đổi tên thành VKU sau thoả thuận giữa Chính phủ Việt Nam và Bộ Giáo dục Hàn Quốc
^Trường Đại học công lập thành lập dựa trên thoả thuận giữa Chính phủ Việt Nam và Bộ Giáo dục CHLB Đức
^Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh được đổi tên thành Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh (UMP) theo Quyết định số 2223/QĐ-BYT ngày 18 tháng 6 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Y tế. Tuy nhiên, về bản chất UMP vẫn chỉ tương đương với 1 trường đại học chuyên ngành lĩnh vực Y - Dược. Tên gọi "Đại học" của UMP xuất phát từ việc UMP bao gồm 2 bộ phận: Cơ sở đào tạo (Trường) và Cơ sở khám - chữa bệnh - Nghiên cứu (Bệnh viện), cả 2 cơ sở đều có các Khoa trực thuộc bên dưới. Hiện tại, UMP vẫn sử dụng tên gọi chính thức "Đại học Y dược TP.HCM" trên con dấu
^Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh hoạt động tương tự như mô hình của đại học đa thành viên, quản lý trực tiếp Học viện Báo chí và Tuyên truyền và 4 Học viện Chính trị phân theo khu vực từ I đến IV
^Do hoạt động không hiệu quả và có nhiều hạn chế trong quá trình đào tạo, vào ngày 17 tháng 01 năm 2016, Bộ Công an được Chính phủ phê duyệt Quyết định mua lại Trường ĐH Hà Hoa Tiên làm cơ sở để thành lập các trường ĐH đào tạo chiến sĩ CANN sau này.
^Hoàng Thị Xuân Hoa (12 tháng 4 năm 2012). Hoàng Văn Quang (biên tập). “Tự chủ đại học - xu thế của phát triển”. Đại học Quốc gia Hà Nội. Hà Nội: Bản tin Đại học Quốc gia Hà Nội. tr. 26. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2024.Quản lý CS1: ngày tháng và năm (liên kết) Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
Chữ đậm biểu thị các Đại học; Chữ nghiêng biểu thị các trường cao đẳng; * biểu thị trường công lập ở quốc gia khác và là trường tư thục tại Việt Nam; † biểu thị trường/hệ giáo dục khác. Chữ ghi chú trong ngoặc đơn là mã tuyển sinh của các trường.