Học viện Chính trị Công an nhân dân (Việt Nam)
Giao diện
Học viện Chính trị Công an nhân dân | |
---|---|
Hoạt động | 29/10/1971 (53 năm, 83 ngày) |
Quốc gia | Việt Nam |
Phục vụ | Công an nhân dân Việt Nam |
Phân loại | Đại học Công lập |
Chức năng | Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ có trình độ đại học, sau đại học, cán bộ lãnh đạo, chỉ huy của lực lượng tham mưu, xây dựng lực lượng CAND; đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ Công an; đào tạo, bồi dưỡng các hệ chức danh lãnh đạo, chỉ huy khác và hợp tác quốc tế về giáo dục, đào tạo theo kế hoạch của Bộ Công an; là trung tâm nghiên cứu khoa học của lực lượng CAND |
Quy mô | 4.000 người |
Bộ phận của | Tổng cục Chính trị Công an nhân dân Việt Nam |
Bộ chỉ huy | Tiên Dược, Sóc Sơn, Hà Nội |
Tên khác | T03 |
Đặt tên theo | Quyết định số 315/QĐ-TTg ngày 01/3/2014 |
Lễ kỷ niệm | Ngày 25 tháng 4 năm 2014 |
Các tư lệnh | |
Giám đốc | Trung tướng Phan Xuân Tuy |
Học viện chính trị Công an nhân dân[1][2][3] là cơ sở giáo dục đào tạo bậc đại học và trên đại học trực thuộc Bộ Công An [4] có chức năng đào tạo trình độ và bồi dưỡng phẩm chất cán bộ cán bộ có trình độ đại học, sau đại học, cán bộ lãnh đạo, chỉ huy của lực lượng tham mưu, xây dựng lực lượng CAND; đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ Công an; đào tạo, bồi dưỡng các hệ chức danh lãnh đạo, chỉ huy khác và hợp tác quốc tế về giáo dục, đào tạo theo kế hoạch của Bộ Công an; là trung tâm nghiên cứu khoa học của lực lượng CAND
Lịch sử hình thành
[sửa | sửa mã nguồn]- Ngày 29/10/1971, Bộ trưởng Bộ Công an Trần Quốc Hoàn ban hành Quyết định số 1250/QĐ-CA thành lập Trường Đào tạo cán bộ An ninh miền Nam đóng tại thôn Tĩnh Luyện, xã Đồng Tĩnh, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc. Hồi đó, đồng chí Thứ trưởng Trần Quyết là Hiệu trưởng danh dự của trường. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, trường đã đào tạo, bồi dưỡng và tiễn 2.580 học viên lên đường vào miền Nam Việt Nam chiến đấu. Nhiều học viên học tập, rèn luyện trở về miền Nam chiến đấu, công tác và đã trưởng thành, có đồng chí là Anh hùng LLVTND như chị Nguyễn Thị Minh Hiền, học viên lớp E52; đồng chí Ksor Phước, học viên lớp E52, nay là Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội; đồng chí Trương Hòa Bình, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án TAND tối cao...
- Sau khi miền hoàn toàn giải phóng, Trường E1171 tiếp tục đào tạo các lớp trực tiếp phục vụ cho nhiệm vụ cấp bách của các tỉnh phía như bảo vệ chính trị, cơ yếu, sưu tập. Ngày 28/9/1978, Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) ra Quyết định số 161/QĐ-BNV chuyển Trường Đào tạo cán bộ An ninh miền Nam thành Trường Hậu cần CAND. Ngày 21/11/1988, Trường Hậu cần CAND chuyển từ Vĩnh Phúc về Đông Ngạc, Từ Liêm, Hà Nội, tạo ra một cơ hội mới cho sự phát triển toàn diện của trường. Nhiều đồng chí học viên của Trường đã trưởng thành là cán bộ lãnh đạo của nhiều Vụ, Cục ở Bộ và địa phương, có đồng chí là Anh hùng lực lượng vũ trang như liệt sĩ Đặng Văn Khoan, học viên lớp ĐT1. Đến tháng 1/1996, Bộ Nội vụ quyết định đổi tên Trường Hậu cần CAND thành Trường Bồi dưỡng nghiệp vụ CAND. Trường có nhiệm vụ bồi dưỡng chức danh, bồi dưỡng chuyên đề, bồi dưỡng và tập huấn các chuyên ngành nghiệp vụ trong toàn lực lượng CAND. Trường đã coi trọng xây dựng đội ngũ giáo viên kiêm nhiệm trong ngành và ngoài ngành...
- Học viện Chính trị Công an nhân dân được thành lập trên cơ sở Trường Bồi dưỡng nghiệp vụ Công an (T41). (Trường Bồi dưỡng nghiệp vụ Công an nguyên là Trường Đào tạo cán bộ An ninh miền Nam E1171 và Trường Hậu cần Công an nhân dân)[5] Ngày 1/3/2014, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 315/QĐ-TTg về việc thành lập Học viện Chính trị CAND.
Lãnh đạo hiện nay
[sửa | sửa mã nguồn]- Giám đốc
- Trung tướng, PGS, TS Phan Xuân Tuy[6]
- Phó Giám đốc
- Thiếu tướng TS. Nguyễn Như Lôi
- Đại tá.TS Trần Văn Tuấn
- Đại tá TS. Tống Văn Khuông
- Thượng tá TS. Nguyễn Văn Tuấn
Tổ chức
[sửa | sửa mã nguồn]Các phòng, ban chức năng:
[sửa | sửa mã nguồn]- Văn phòng Học viện
- Phòng Chính trị
- Phòng Quản lý đào tạo và bồi dưỡng nâng cao
- Phòng Khảo thí và đảm bảo chất lượng đào tạo
- Phòng Quản lý nghiên cứu khoa học
- Phòng Quản lý học viên
- Phòng Hậu cần
- Viện Khoa học chính trị Công an nhân dân
- Trung tâm Lưu trữ và thư viện
Các khoa chuyên môn:
[sửa | sửa mã nguồn]- Khoa Triết học và chủ nghĩa xã hội khoa học
- Khoa Kinh tế chính trị
- Khoa Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam và tư tưởng Hồ Chí Minh
- Khoa Luật
- Khoa Nghiệp vụ cơ bản
- Khoa Xây dựng Đảng và chính quyền Nhà nước
- Khoa Khoa học xã hội và nhân văn - Tâm lý
- Khoa Ngoại ngữ - Tin học
- Khoa Quân sự - Võ thuật - Thể dục thể thao
Giám đốc qua các thời kỳ
[sửa | sửa mã nguồn]- Thiếu tướng Trương Giang Long (4/2014—10/2017)
- Trung tướng Trần Vi Dân (10/2017—05/2022)
- Trung tướng Phan Xuân Tuy (06/2022—nay)
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ “Thành lập Học viện Chính trị Công an nhân dân năm 2014”. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 10 năm 2014. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2014.
- ^ “Thành lập Học viện Chính trị Công an nhân dân - Báo ĐCS năm 2014”. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 10 năm 2014. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2014.
- ^ “Xây dựng Học viện Chính trị CAND trở thành trung tâm đào tạo nhân lực lớn, uy tín năm 2014”. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 10 năm 2014. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2014.
- ^ “Học viện Chính trị Công an nhân dân Thông Báo Tuyển Dụng”. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 10 năm 2014. Truy cập 11 tháng 10 năm 2014.
- ^ “Ghi ở Học viện Chính trị Công an nhân dân những ngày đầu thành lập”. Báo Công an nhân dân Điện tử. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 10 năm 2014. Truy cập 11 tháng 10 năm 2014.
- ^ “Bộ Công an công bố quyết định về công tác cán bộ tại Học viện Chính trị Công an nhân dân”. Học viện Chính trị Công an nhân dân Việt Nam. 27 tháng 10 năm 2017. Truy cập ngày 29 tháng 10 năm 2017.