Bước tới nội dung

Nhị Kiều

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Đại Kiều)
Tranh vẽ Nhị Kiều trong Bách mỹ nhân tân vịnh đồ truyện (百美人新詠圖傳)

Nhị Kiều của Giang Đông (chữ Hán: 江東二喬), là hai chị em sống tại huyện Hoàn, quận Lư Giang (廬江; nay là huyện Tiềm Sơn, tỉnh An Huy), xứ Đông Ngô, đầu thời kỳ Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc. Danh tính thật của hai chị em chưa được biết đến, vì vậy để đơn giản đời hậu thế gọi người chị là Đại Kiều (大喬; Kiều lớn) và người em là Tiểu Kiều (小喬; Kiều nhỏ).

Đại Kiều lấy Tôn Sách, người lập nên nhà Đông Ngô của thời Tam Quốc, trong khi Tiểu Kiểu kết hôn với Chu Du, danh tướng, nhà quân sự tài ba của Tôn SáchTôn Quyền.

Tam quốc diễn nghĩa và giai thoại

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, tương truyền Kiều Huyền (喬玄) hay Kiều Công (橋公), chủ nhân của Kiều gia trang, gần vùng núi của quận Cối Kê xứ Giang Đông, khu vực bờ nam sông Dương Tử, có hai người con gái được mô tả là những tuyệt thế giai nhân thời Tam Quốc.

Đại Kiều được mô tả là cô gái nhu mì, đẹp trầm lặng, đôi mắt diễm lệ nhưng đa sầu, tính cách hiền hậu, nhút nhát, sống nội tâm và tình cảm, nàng thích công việc nữ công gia chánh, thêu thùa, nấu ăn, chăm sóc hoa lá. Tiểu Kiều dung mạo xinh đẹp, thông minh, thích đọc sách, đánh đàn, ngắm hoa và làm thơ. Cả hai đều là tài nữ đương thời.

Sau khi chiếm được Uyển Thành (hay Hoãn Thành), Lư Giang, Tiểu bá vương Tôn Sách cùng bạn Chu Du đến thăm Kiều gia trang và trước vẻ đẹp danh bất hư truyền, hai chàng tướng trẻ tuổi đã cầu hôn hai nàng họ Kiều. Đại Kiều kết hôn với Tôn Sách và Tiểu Kiều kết hôn với Chu Du.

Hai chị em được xem một trong những nguyên nhân gây ra Trận Xích Bích, bởi Tào Tháo ngưỡng mộ nhan sắc hai nàng Kiều đã lâu, muốn tấn công xứ Giang Đông để bắt hai nàng Kiều về cho riêng mình. Trong chương 44, trong một cuộc đối thoại giữa Gia Cát LượngChu Du, Lượng bảo rằng ông có một kế hoạch để buộc quân Tào Tháo rút lui, đó là cống nộp hai nàng Kiều cho Tào, và Lượng bày tỏ rằng ông không biết ai là người mà hai nàng sẽ lấy. Khi Du hỏi Lượng có bằng cớ gì không, Lượng bảo có nghe Tào Tháo ra lệnh con trai Tào Thực làm thơ với tựa đề là Đồng Tước đài phú (銅雀臺賦), và Lượng đọc lại bài thơ và chỉ rõ ý đồ của Tào. Mưu khích tướng của Lượng đã thành công, Chu Du tỏ ra vô cùng phẫn nộ và tức giận, quyết tâm liên minh với Lưu Bị để chống Tào.

Biết rằng Tiểu Kiều xinh đẹp như tiên nữ, nhưng mấy người biết rằng, nàng có một cuộc gặp gỡ kì lạ như thế. Cô gái nhỏ từng yên tâm vì có lời hứa của người ta, đồng thời nói rõ với cha nàng. Nhưng tiếc là cha nàng qua đời quá sớm, làm hỏng chuyện tốt của con gái, về tình và lý đều không được như ý, phải gả cho Chu Lang.

Mặc dù Tiểu Kiều có tâm nhưng tâm không sâu, mặc dù có tình nhưng tình không nặng. Đây là kiểu phụ nữ thiếu mưu lược, cho dù diện mạo như tiên, cũng không được hạnh phúc. Còn Đại Kiều, đối với việc kết hôn của Tiểu Kiều, dường như có chút tính toán, nhưng lại giúp cha hại em gái, chỉ có thể nói là dùng trí tuệ vào lầm chỗ. Như vậy, hai nàng nhị Kiều đều không có kết thúc tốt đẹp.

Hồng nhan bạc mệnh, số phận nghiệt ngã ập đến hai mỹ nhân khi cả hai phu quân đều yểu mệnh, Tôn Sách bị ám sát khi chưa đầy 25 tuổi, Chu Du bị trọng thương và mất tại Nam Quận. Sau đó, những thông tin về hai nàng Kiều vẫn chưa rõ[1], tương truyền hai nàng trở lại Kiều gia trang để ẩn cư và sống thầm lặng quãng đời còn lại.

Mâu thuẫn lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo chính sử Tam quốc chí, Kiều Huyền mất vào năm 183 trong khi hai chị em họ Kiều lấy Tôn SáchChu Du vào năm 200, vì thế Kiều Huyền không thể có mặt tại thời điểm kết hôn giữa họ. Vì thế, rất khó để cho rằng hai chị em họ Kiều là con gái của Kiều Huyền. Bên cạnh đó, chữ Hán cho từ Kiều trong tên của họ nên là 橋 thay vì 喬, nhưng kể từ khi 喬 là một phần biệt hiệu của họ (tên do hậu thế gọi, không phải tên thật), giả thuyết họ là con gái của Kiều Công là điều có thể.

Đồng Tước đài (銅雀臺) được xây dựng vào mùa đông năm 210[2] gần 3 năm sau khi kết thúc Trận Xích Bích. Bài Đồng Tước đài phú của Tào Thực được viết vào năm 212, hai năm sau khi công trình hoàn thành. Bên cạnh đó, bài thơ trong Tam quốc diễn nghĩa có chứa đựng thêm 7 dòng không có trong bản gốc của Tào Thực được ghi lại trong Tam quốc chí[3]. Vì vậy, câu chuyện Gia Cát Lượng sử dụng bài phú để kích động sự phẫn nộ của Chu Du đối với Tào Tháo trong Tam quốc diễn nghĩa hoàn toàn là hư cấu, và, tất nhiên, hai chị em họ Kiều không phải là nguyên nhân dẫn đến trận thủy chiến Xích Bích.

Tranh bích họa cổ về hai chị em họ Kiều, Tiểu Kiều (trái), Đại Kiều (phải).

Về sắc đẹp tuyệt thế của hai nàng Kiều, thời Tam quốc có câu:

"Giang Đông hữu Nhị Kiều; Hà Bắc Chân Mật tiếu"[4]

Hai chị em gắn liền với điển tích đài Đồng Tước, nguyên nhân gây ra đại chiến Xích Bích, mở đầu qua bài thơ "qua tay" Gia Cát Lượng của Tào Thực[cần dẫn nguồn]

"...Lãm nhị Kiều ư đông nam hề,
Lạc triêu tịch chi dữ cộng...
"

Dịch nghĩa:

"...Tìm hai Kiều nam phương về sống,
Vui cùng nhau giấc mộng hồi xuân.
.."

Đỗ Mục cũng nhắc đến điển tích này trong bài thơ Xích bích hoài cổ:

Đông phong bất dữ Chu lang tiện Đồng Tước xuân thâm toả nhị Kiều

Trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, câu thứ 156: "Một nền Đồng Tước khóa xuân hai Kiều" cũng mượn điển tích này.

Gia đình

[sửa | sửa mã nguồn]

Đại Kiều

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Cháu:
  1. Tôn Phụng (孫奉), con trai và người nối nghiệp của Tôn Thiệu, bị Tôn Hạo hành hình vì tham gia vào mưu đảo chính bất thành.

Tiểu Kiều

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. Chu Tuần (周循), con trai trưởng, lấy con gái của Tôn Quyền là Tôn Lỗ Ban, tướng lĩnh nhà Ngô, cũng chết trẻ.
  2. Chu Dận (周胤), con trai thứ, tướng lĩnh nhà Ngô, chết vì lâm bệnh.
  3. Con gái, lấy con trai cả của Tôn QuyềnTôn Đăng, sau sinh được ba người con.

Tài liệu hiện đại

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Cả Đại Kiều và Tiểu Kiều là hai nhân vật có thể nhập vai trong loạt trò chơi Dynasty WarriorsWarriors Orochi của hãng Koei, trong đó Đại Kiều 17 tuổi và Tiểu Kiều 16 tuổi.
  • Siêu mẫu diễn viên Đài Loan Lâm Chí Linh vào vai Tiểu Kiều trong bộ phim sử thi Đại chiến Xích Bích 2008. Trong phim đề cập rằng sự mê đắm Tiểu Kiều của Tào Tháo là nguyên nhân ông ta tấn công vùng đất của Tôn Quyền và khởi động chiến tranh. Nữ diễn viên Trung Quốc Hoàng Dịch vào vai Tiểu Kiều trong Việt quang bảo hạp.
  • Thái Hàm Sầm và Thái Nghi Trăn đóng vai Đại Kiều và Tiểu Kiều trong loạt kịch truyền hình 2009 K.O.3an Guo, một phiên bản hiện đại của Tam Quốc diễn nghĩa.
  • Đại Kiều được biết với tên tiếng Nhật là Daikyō và Tiểu Kiều là Shōkyō, được đề cập trong bộ truyện và anime Koihime Musō. Cả hai phục vụ Shūyu (Chu Du) là những vật nuôi cá nhân và có mục đích là để giải trí cho cô ta. Cả hai là nhân vật định kỳ, tiếp tục xuất hiện trong các phần game sau, là những danh ca đến từ Đông Ngô. Daikyō lưỡng tính trong khi Shōkyō nữ tính.
  • Trong Nhất Kị Đang Thiên (Ikkitōsen), Tiểu Kiều (Shōkyō) là người duy nhất trong hai chị em bị lạc dưới cõi âm. Cô cũng xuất hiện trong anime Ikkitousen Great Guardians, đến nhà của Bá Phù - Hakufu (hóa thân của Tôn Sách), Goei (hóa thân của Ngô phu nhân), Công Cẩn - Kōkin (hóa thân của Chu Du) và giả mạo thành hóa thân của em Tôn Sách, Tôn Quyền dưới cái tên Tôn Quyền Trọng Mưu - Sonken Chūbō. Chūbō/Shōkyō (Trọng Mưu/Tiểu Kiều) giúp đỡ Bá Phù và Công Cẩn trong thử thách hết mức cô có thể, trong khi giữ tình cảm với Công Cẩn vì cô là vợ; tuy nhiên, khi cô biết rằng Công Cẩn ngày càng có tình cảm với Bá Phù, cô ngay lập tức chấp nhận thực tế và tiếp tục giúp đỡ họ cho đến hồi kết.

Cước chú

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ A Biographical Dictionary of Later Han to the Three Kingdoms (23-220 AD), tác giả Rafe de Crespigny.
  2. ^ (十五年春,... 冬,作銅雀台。) Trần Thọ. Tam quốc chí, Quyển 1, Tiểu sử của Tào Tháo.
  3. ^ (tiếng Trung) Đồng Tước Đài Phú trên Wikisource tiếng Trung
  4. ^ Nguyên văn: 江東有二喬, 河北甄宓俏