Bước tới nội dung

Đá Én Ca

8°6′22″B 114°8′1″Đ / 8,10611°B 114,13361°Đ / 8.10611; 114.13361 (đá Én Ca)
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Thực thể địa lý tranh chấp
Đá Én Ca
Ảnh vệ tinh chụp đá Én Ca (NASA)
Địa lý
Vị trí của đá Én Ca
Vị trí của đá Én Ca
đá Én Ca
Vị tríBiển Đông
Tọa độ8°6′22″B 114°8′1″Đ / 8,10611°B 114,13361°Đ / 8.10611; 114.13361 (đá Én Ca)
Quốc gia quản lý Malaysia
Tranh chấp giữa
Quốc gia Đài Loan

Quốc gia

 Malaysia

Quốc gia

 Philippines

Quốc gia

 Trung Quốc
Quốc gia
 Việt Nam

Đá Én Ca[1] (tiếng Anh: Erica Reef; tiếng Filipino: Gabriela Silang; tiếng Mã Lai: Terumbu Siput; tiếng Trung: 簸箕礁; bính âm: Bòji jiāo; Hán-Việt: Bá Ky tiêu) là một rạn san hô vòng thuộc cụm An Bang (cụm Thám Hiểm) của quần đảo Trường Sa.

Trạm Sierra trên đá Én Ca

Đá Én Ca là đối tượng tranh chấp giữa Việt Nam, Đài Loan, Malaysia, PhilippinesTrung Quốc. Malaysia chiếm đóng rạn vòng này từ năm 1998 và đồn trú trên một tiền đồn gọi là Trạm Sierra.

Đặc điểm

[sửa | sửa mã nguồn]

Vành san hô đá Én Ca khép kín có hình ô-van bao bọc lấy một vụng biển nông. Chỉ có vài hòn đá ở mặt đông có thể nổi lên khi thủy triều xuống.[2]

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1979, Malaysia công bố bản đồ trong đó một số đảo của Trường Sa được đánh dấu là lãnh thổ Malaysia. Tháng 6 năm 1983, Malaysia chiếm đóng quân sự đảo đầu tiên – Đá Hoa Lau – trong khu vực yêu sách. Tháng 9 năm 1983, Malaysia chính thức tuyên bố quyết định chiếm bãi ngầm James, đá Hoa Lau, bãi Kiêu Ngựa, đá Kỳ Vân và xem chúng là một phần của "vùng kinh tế biển" theo cách gọi của nước này. Tháng 12 năm 1986, hải quân Malaysia chiếm đảo Đá Kỳ Vân và Kiêu Ngựa.[3]

Tháng 5 năm 1999, Malaysia xây dựng một một tiền đồn hải quân có tên là Trạm Sierra trên đá Én Ca[4].

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Bản đồ hành chính. Phần bản đồ hành chính tỉnh Khánh Hòa, huyện Trường Sa”. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ (Việt Nam). Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 8 năm 2012. Truy cập ngày 20 tháng 8 năm 2012.
  2. ^ Sailing Directions 161 (Enroute) - South China Sea and the Gulf of Thailand (ấn bản thứ 13). Bethesda, Maryland: National Geospatial-Intelligence Agency. 2011. tr. 12.
  3. ^ Nguyễn Thái Linh, Quản (17 tháng 11 năm 2011). “Tranh chấp Hoàng Sa, Trường Sa và luật pháp quốc tế (Kỳ cuối)”. Tạp chí Tia sáng. Truy cập ngày 6 tháng 1 năm 2023.
  4. ^ “Royal Malaysian Navy Offshore Stations”. MY Military Times (bằng tiếng Anh). 1 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 6 tháng 1 năm 2023.