Bước tới nội dung

Đá Tây

8°51′32″B 112°13′30″Đ / 8,85889°B 112,225°Đ / 8.85889; 112.22500 (đá Tây)
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Thực thể địa lý tranh chấp
Đá Tây
Ảnh vệ tinh chụp Đá Tây (tháng 7, 2022)
Địa lý
Vị trí của đá Tây
Vị trí của đá Tây
đá Tây
Vị tríBiển Đông
Tọa độ8°51′32″B 112°13′30″Đ / 8,85889°B 112,225°Đ / 8.85889; 112.22500 (đá Tây)
Tổng số đảo3
Các đảo chínhĐảo Đá Tây A
Diện tích0,11 km2 (Đảo Đá Tây A)
Quản lý
Quốc gia quản lý Việt Nam
TỉnhKhánh Hòa
HuyệnTrường Sa
Thị trấnTrường Sa
Tranh chấp giữa
Quốc gia Đài Loan

Quốc gia

 Philippines

Quốc gia

 Trung Quốc

Quốc gia

 Việt Nam

Đá Tây (tiếng Anh: West London Reef; tiếng Filipino: Kanlurang Quezon; tiếng Trung: 西礁; bính âm: Xī Jiāo, Hán-Việt: Tây tiêu) là một rạn san hô vòng thuộc cụm Trường Sa của quần đảo Trường Sa. Đá Tây cùng với đá Đông, đá Châu Viênrạn san hô chứa đảo Trường Sa Đông hợp thành cụm đá ngầm mà các nhà hàng hải quốc tế gọi là cụm rạn Luân Đôn (London Reefs). Đá Tây nằm cách đảo Trường Sa 19,5 hải lý (36 km) về phía đông bắc.[1]

Đá Tây là đối tượng tranh chấp giữa Việt Nam, Đài Loan, PhilippinesTrung Quốc. Hiện Việt Nam đang quản lý rạn vòng này như một phần của thị trấn Trường Sa, huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa.

Đặc điểm

[sửa | sửa mã nguồn]

Bản đồ hành chính[2][3] đều thể hiện danh từ riêng là Tây còn danh từ chung để mô tả thực thể là đá (rạn san hô). Về bản chất địa lý, đá Tây không phải là một đảo mà là rạn san hô vòng.

Rạn san hô Đá Tây có dạng hình quả trám nằm theo trục đông bắc-tây nam, dài khoảng 9 km, rộng tối đa 5,5 km. Các lạch nước phân chia vành san hô của rạn vòng này thành bốn phần riêng biệt. Một doi cát nổi lên với độ cao tối đa là 0,7 m ở bãi san hô phía đông.[1]

Công trình nhân tạo

[sửa | sửa mã nguồn]

Hải quân Việt Nam đã đóng quân tại 3 điểm trên Đá Tây, được đặt tên là Đảo Đá Tây A, B, C, có tọa độ địa lý là (trong ngoặc là tọa độ ghi trên bia chủ quyền):

Môi trường và cơ sở hạ tầng

[sửa | sửa mã nguồn]
Map
Bản đồ đảo Đá Tây A
Toàn cảnh đảo Đá Tây A (nhìn từ phía đông nam)

Đảo Đá Tây A là đảo chìm mới được tôn tạo và bồi đắp thành đảo nổi, phần nổi hiện nay hoàn toàn là xác san hô được lấy từ phần đào để làm âu tàu, đặc điểm là cát san hô bị nhiễm mặn. Rau xanh trên đảo được trồng trong các nhà màng. Có bể ngầm ngay dưới nền nhà màng để thu gom toàn bộ nước mưa tại các mái nhà và đường bê tông để dự trữ phục vụ cho tưới rau và chăn nuôi. Cây xanh trên đảo được trồng chủ yếu là bàng vuông, phi lao. Dân trên đảo còn trồng và thu hoạch được dưa hấu.[9]

Hải đăng Đá Tây
Hải đăng Đá Tây trên bản đồ Biển Đông
Hải đăng Đá Tây
Hải đăng Đá Tây
Tọa độ 8°50′42,3″B 112°11′42,8″Đ / 8,83333°B 112,18333°Đ / 8.83333; 112.18333 (Hải đăng Đá Tây)
Năm khởi xây 1994 (1994)
Vật liệu xây thân bê-tông
Màu / dấu hiệu trắng
Chiều cao công trình (tính đến đế) Tháp đèn: 20 m
Tâm sáng: 22 m
Nguồn sáng Đèn chính: ML 300
Đèn phụ: HD 300
Tầm chiếu sáng Ngày: 14 hải lý
Đêm: 16 hải lý
Đặc tính ánh sáng Ánh sáng trắng
Chớp nhóm 3, chu kỳ 10s
Tình trạng bảo tồn đang hoạt động[10]

Đảo Đá Tây A có âu tàu rộng khoảng 16.5 ha có thể chứa được khoảng 200 tàu cá tránh trú bão an toàn.[11]

Bên cạnh đó còn có khu dịch vụ hậu cần nghề cá, tổ hợp nuôi trồng thủy sản thí điểm (thuộc Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên dịch vụ khai thác thủy sản Biển Đông, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) và một siêu thị cung ứng đầy đủ các mặt hàng thiết yếu cho ngư dân từ lương thực, thực phẩm đến nhu yếu phẩm. Ngoài ra đảo còn có 2 nhà tránh trú bão với sức chứa 2.000 người.[12]

Trên đảo Đá Tây A có "Nhà Đại đoàn kết các Dân tộc Việt Nam" được xây dựng vào năm 2019. Tháng 6 năm 2022, chùa Đá Tây A được Giáo hội Phật giáo Việt Nam khánh thành trên đảo.[13]

Trường tiểu học Đá Tây tiếp nhận các học sinh từ mẫu giáo đến lớp 5. Năm học 2022-2023, trường này có tổng cộng 11 học sinh.[14]

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Từ cuối năm 1987, tình hình khu vực quần đảo Trường Sa trở nên căng thẳng, Trung Quốc đưa nhiều tàu chiến đến hoạt động trong khu vực quần đảo, có ý đồ chiếm đóng một số bãi san hô. Hải quân Việt Nam mở chiến dịch CQ-88, tổ chức lực lượng, phương tiện đóng giữ thêm một số đảo, bãi đá ở Trường Sa.

Ngày 2 tháng 12 năm 1987, tàu HQ-604 của Lữ đoàn 125 đưa các lực lượng hải quân đánh bộ và công binh cùng vật liệu đến xây nhà cấp 3 ở đảo Đá Tây.[15]

Cuối tháng 11 năm 1987, khu nhà ở và nhà trực canh đã hoàn thành. Đơn vị chốt giữ Đá Tây lập tức tổ chức canh gác, bảo vệ đảo.

Hình ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b Những điều cần biết về hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và khu vực thềm lục địa phía nam (DK1). Cục Chính trị, Bộ Tư lệnh Hải quân (Việt Nam). 2011.
  2. ^ Bản đồ Hành chính Việt Nam (tỉ lệ xích 1:2.200.000). Nhà Xuất bản Bản đồ (2008).
  3. ^ “Bản đồ hành chính. Phần bản đồ hành chính tỉnh Khánh Hòa, huyện Trường Sa”. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ (Việt Nam). Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 8 năm 2012. Truy cập ngày 24 tháng 8 năm 2012.
  4. ^ a b “两部门公布我国南海部分岛礁和海底地理实体标准名称”. www.guancha.cn. Truy cập ngày 26 tháng 10 năm 2023.
  5. ^ “Asia Maritime Transparency Initiative (CSIS) - West Reef”.
  6. ^ “West Reef”. LandLook Viewer, USGS.
  7. ^ “Khánh thành Nhà văn hóa đa năng đảo Đá Tây B”. Báo Nhân Dân điện tử. 12 tháng 5 năm 2013. Truy cập ngày 2 tháng 11 năm 2022.
  8. ^ Mai Thắng (27 tháng 6 năm 2012). “Đèn biển Trường Sa không bao giờ tắt”. Tin tức. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2012.
  9. ^ “Gặp Mai An Tiêm ở Trường Sa”. Người Lao Động. 16 tháng 5 năm 2023. Truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2023.
  10. ^ Hải đăng Đá Tây
  11. ^ “Âu tàu Đá Tây A - Vành nôi giữa biển cả”. Báo Tin Tức, Thông Tấn Xã Việt Nam. 31 tháng 1 năm 2018.
  12. ^ “Tiếp sức" cho ngư dân vươn khơi bám biển”. Quân Đội Nhân Dân. 4 tháng 4 năm 2019.
  13. ^ “Hình ảnh 3 ngôi chùa vừa khánh thành việc tôn tạo, khôi phục ở Trường Sa”. Báo điện tử Tiền Phong. 10 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 29 tháng 8 năm 2022.
  14. ^ “Trồng người nơi muôn trùng sóng”. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam. 30 tháng 5 năm 2023. Truy cập ngày 5 tháng 7 năm 2023.
  15. ^ “Toàn cảnh CQ-88 bảo vệ Trường Sa, Gạc Ma-Vòng tròn Bất tử”. Báo Đất Việt. 21 tháng 3 năm 2019. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 10 năm 2020.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]