Bước tới nội dung

Yokoi Kumiko

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Yokoi Kumiko
Tên bản ngữ横井久美子
Tên khai sinhTomoyori Kumiko
Sinh1944
Nguyên quánNagoya, Nhật Bản
Mất14 tháng 1 năm 2021(2021-01-14) (76–77 tuổi)
Nguyên nhân mấtUng thư thận
Thể loạiPsychedelic folk
Nghề nghiệp
  • Ca sĩ
  • nhạc sĩ
Nhạc cụ
  • Hát
  • guitar
Năm hoạt động1969–2021

Yokoi Kumiko (横井久美子 (Hoành Tỉnh Cửu Mỹ Tử) Yokoi Kumiko?, 1944 - 14 tháng 1 năm 2021) là một nữ ca sĩ kiêm sáng tác nhạc người Nhật Bản trú tại thành phố Kunitachi, Tokyo. Bà nổi danh với các bài hát về đề tài ô nhiễm và phân biệt đối xử, chẳng hạn như "No More Sumon No Uta" (ノーモア スモンの歌 Nōmoa sumon no uta?).[1]

Xuất thân và sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Sinh ra ở thành phố Nagoya, tỉnh Aichi,[2] Kumiko tốt nghiệp trường trung học Kikusato thành phố Nagoyakhoa thanh nhạc trường đại học âm nhạc Kunitachi.[2] Bà tham gia nhóm đồng ca "Voice Angelica" từ lúc học đại học.[3] Nữ nghệ sĩ bắt đầu hoạt động làm ca sĩ solo vào năm 1969.[2] Bà thành lập nhóm nhạc "Mugibue no Kai" và biểu diễn khắp đất nước. Năm 1998, bà du học tại Đại học Limerick ở Ireland với tư cách nhà nghiên cứu do Cục Văn hóa dành cho Nghệ sĩ mới nổi tiến cử.[3]

Hoạt động từ thiện

[sửa | sửa mã nguồn]

Hàng năm bà thường đến thăm Việt Nam và Ireland. Đặc biệt tại Việt Nam, trong chiến tranh Việt Nam, ngoài việc biểu diễn trực tiếp và tổ chức một buổi hòa nhạc giúp đỡ trẻ em bị ảnh hưởng bởi chất độc da cam,[1] bà còn đến thăm các cơ sở nuôi dạy trẻ em bị ảnh hưởng bởi chất rụng lá của Quân đội Hoa Kỳ. Cụ thể vào cuối năm 1973, bà đã đến miền bắc Việt Nam trong vòng hai tuần để hát cổ động các bộ đội và nhân dân Việt Nam ở rạp Hồng Hà, Bệnh viện Bạch Mai, trận địa pháo Quảng Bình. Trong đó nổi bật là ca khúc "Sensha wa ugokenai" ( Sensha wa ugokenai?, Hãy dừng chiến xa lại) thường xuyên được Đài Tiếng nói Việt NamĐài Phát thanh Hà Nội thu âm và phát thanh nhiều lần lúc bấy giờ.[4][5] Năm 1994, Yokoi Kumiko quay lại Việt Nam, thực hiện buổi hòa nhạc đầu tiên tại Hà Nội để gây quỹ cho các trẻ em nghèo và dị tật vì chất độc da cam.[6][7] Năm 2007, Yokoi Kumiko cùng đoàn thiện nguyện Nhật Bản đến thăm và giao lưu với các em có hoàn cảnh đặc biệt ở làng Hòa Bình, Thành phố Huế. Tháng 5 năm 2008, nhân sự kiện kỷ niệm 35 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản, Yokoi Kumiko tiếp tục đến Huế biểu diễn, hỗ trợ nạn nhân chất độc da cam, giao lưu với học sinh.[8]

Bà còn tổ chức một buổi hòa nhạc hòa bình ở Hiroshima vào tháng 8 hàng năm, đồng thời tổ chức các buổi hòa nhạc tại Nhà hát Thiếu nhi và Nhà hát Oyako. Nữ nghệ sĩ từng tham gia nhiều lễ hội Akahata và cuộc họp Kujo.

Qua đời

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 14 tháng 1 năm 2021, Kumiko mất vì ung thư thận, thọ 76 tuổi.[2][8][9][10]

Năm 2005, bà được chính phủ Việt Nam trao tặng "Huân chương Hòa bình và Hữu nghị Quốc tế" với tư cách một người bạn quốc tế đã dẫn dắt chiến tranh Việt Nam đi đến thắng lợi.[3][8][10] Năm 2014, Kumiko nhận được "giải thưởng Công dân Hữu nghị Quốc tế" từ Bắc Ireland.[3]

Danh sách nhạc phẩm

[sửa | sửa mã nguồn]

Các tác phẩm của bà gồm có:[11]

  • Hibi no kurashi kara ai to roman o mitsumete
  • Daichi o yurugashi, rekishi o nuri kaeta sekai no sakebi o
  • Jidai no kaze ni mukai,-fū o okoshita hito-tachi no uta o

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b “横井久美子さん死去 シンガー・ソングライター” [Ca sĩ-nhạc sĩ Yokoi Kumiko qua đời]. 東京新聞 TOKYO Web (bằng tiếng Nhật). 17 tháng 1 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 6 tháng 3 năm 2022.
  2. ^ a b c d “悼む:シンガー・ソングライター 横井久美子さん=1月14日死去・76” [Ca sĩ kiêm sáng tác nhạc Yokoi Kumiko qua đời vào ngày 14 tháng 1, thọ 76 tuổi]. 毎日新聞 (bằng tiếng Nhật). 1 tháng 3 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 6 tháng 3 năm 2022.
  3. ^ a b c d “横井久美子 ネパールを語る ~ドキュメンタリー上映とトーク&ライブ | イベントカレンダー” [Yokoi Kumiko nói về Nepal ~ buổi chiếu phim tài liệu, thảo luận và trực tiếp | Lịch sự kiện]. 毎日メディアカフェ (bằng tiếng Nhật). 毎日新聞社. 8 tháng 8 năm 2018. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 6 tháng 3 năm 2022.
  4. ^ Hoàng Thị Cát Tường (ngày 10 tháng 5 năm 2007). “Huyền thoại về một niềm tin sống - Kỳ 2”. Tiền phong. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 5 năm 2023. Truy cập ngày 10 tháng 5 năm 2023.
  5. ^ Đinh Hoàng-Xuân Hồng (ngày 6 tháng 5 năm 2007). “Một cuộc gặp gỡ như trong tiểu thuyết!”. Người Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 5 năm 2023. Truy cập ngày 10 tháng 5 năm 2023.
  6. ^ Sơn Nguyên (ngày 6 tháng 5 năm 2005). “Yokoi Kumiko và ước nguyện VN”. Tuổi trẻ Online. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 5 năm 2023. Truy cập ngày 10 tháng 5 năm 2023.
  7. ^ Lê Quý Hoàng (21 tháng 1 năm 2021). “Lòng biết ơn đối với nữ danh ca Yokoi Kumiko - Nhật Bản”. Đạo Phật Ngày Nay. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 10 tháng 5 năm 2023.
  8. ^ a b c Mai Đình Toàn (ngày 19 tháng 1 năm 2021). “Vĩnh biệt danh ca Nhật từng hát ở chiến trường Bình Trị Thiên”. Thanh niên. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 5 năm 2023. Truy cập ngày 10 tháng 5 năm 2023.
  9. ^ “横井久美子さん死去 76歳 シンガー・ソングライター 「ノーモア・スモンの歌」” [Yokoi Kumio (ca sĩ kiêm sáng tác nhạc, tác giả bài "Nōmoa sumon no uta") qua đời ở tuổi 76]. 毎日新聞 (bằng tiếng Nhật). ngày 16 tháng 1 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 16 tháng 1 năm 2021.
  10. ^ a b Nhật Lam (ngày 17 tháng 1 năm 2021). “Nữ danh ca Yokoi Kumiko qua đời, người dân Việt Nam tiếc thương người bạn”. Phụ nữ Online. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 10 tháng 5 năm 2023.
  11. ^ “横井久美子レパートリー” [Danh sách tiết mục của Yokoi Kumiko]. Asahi.net (bằng tiếng Nhật). Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 10 tháng 5 năm 2023.

Đọc thêm

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]