Bước tới nội dung

Ung thư thận

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Ung thư thận
Micrograph showing the most common type of kidney cancer (clear cell renal cell carcinoma). H&E stain.
Chuyên khoaung thư học, niệu học
Patient UKUng thư thận
MeSHD007680

Ung thư thận là một loại ung thư khởi phát từ các tế bào trong thận. Hai loại phổ biến nhất của ung thư thận là ung thư biểu mô tế bào thận (RCC) và ung thư biểu mô tế bào chuyển tiếp (TCC) của bể thận (chậu thận). Những tên gọi này là tên các loại tế bào mà từ đó ung thư phát triển.

Các loại khác nhau của ung thư thận (như RCC và UCC) tiến triển theo những cách khác nhau, có nghĩa là các loại ung thư này sẽ có kết quả lâu dài khác nhau, và cần phải được xếp loại giai đoạn và điều trị theo những cách khác nhau. RCC chiếm khoảng 80% ung thư thận nguyên phát, và UCC chiếm phần lớn số ca còn lại.[1]

Tỷ lệ sống 5 năm tại Hoa Kỳ là 73%.[2]

Phân loại

[sửa | sửa mã nguồn]
Ảnh hiển vi của ung thư thận (chromophobe ung thư biểu mô tế bào thận). Tiêu bản nhuộm H&E.
Ảnh hiển vi của nhú ung thư biểu mô tế bào thận từ một ca ung thư thận. Tiêu bản nhuộm H&E.

Ngoài ung thư biểu mô tế bào thận và ung thư biểu mô tế bào chuyển tiếp bể thận, còn có các loại ung thư thận ít phổ biến khác:

Một số dạng ung thư và các khối u có khả năng ung thư hiếm gặp khác:

Ung thư thận có thể là một ung thư thứ phát do di căn từ một ổ ung thư chính ở nơi khác trong cơ thể.

Triệu chứng

[sửa | sửa mã nguồn]

Các dấu hiệu và triệu chứng của ung thư thận phổ biến nhất là một khối ở vùng bụng và/hoặc có máu trong nước tiểu (tiểu ra máu). Các triệu chứng khác có thể bao gồm mệt mỏi, chán ăn, giảm cân, sốt cao và ra nhiều mồ hôi, đau dai dẳng ở bụng.[7][8] Tuy nhiên, nhiều triệu chứng này cũng có thể do một nguyên nhân khác gây nên, hoặc người bệnh không có dấu hiệu gì, nhất là ở thời kỳ đầu của bệnh.

Nguyên nhân

[sửa | sửa mã nguồn]

Các yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư thận như hút thuốc lá, có thể tăng gấp đôi nguy cơ mắc bệnh; thường xuyên sử dụng các thuốc chống viêm không steroid như ibuprofennaproxen, có thể làm tăng nguy cơ lên đến 51%,[9] hoặc cũng có thể không ảnh hưởng gì;[10] béo phì; gen bị lỗi; lịch sử gia đình có người mắc ung thư thận; có bệnh thận cần phải lọc máu; nhiễm viêm gan siêu vi C; trước đó từng được điều trị bệnh ung thư tinh hoàn hoặc ung thư cổ tử cung.

Ngoài ra còn có các yếu tố khác có thể gây nguy cơ mắc bệnh như sỏi thận[11]huyết áp cao cũng đang được điều tra.[12]

Giai đoạn

[sửa | sửa mã nguồn]

Chẩn đoán

[sửa | sửa mã nguồn]

Để tìm nguyên nhân gây triệụ chứng của bệnh, bác sĩ cần khai thác tiền bệnh sử của bệnh nhân và tiến hành khám lâm sàng.

Bác sĩ thường chỉ định các thăm dò hình ảnh của thận và các cơ quan lân cận

Nếu kết quả xét nghiệm nghi ngờ ung thư thận thì có thể tiến hành sinh thiết

Khi chẩn đoán ung thư thận, bác sĩ cần xác định giai đoạn hoặc phạm vi của bệnh

Phòng ngừa

[sửa | sửa mã nguồn]

Ung thư thận được xếp vào nhóm những bệnh ung thư khó chữa trị nhất hiện nay, do đó để tránh tốn kém, thiệt hại về tiền của cho việc chữa trị, chúng ta nên thực hiện một số biện pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả sau

Từ bỏ thói quen hút thuốc lá và lạm dụng rượu bia

Tăng cường vận động cơ thể thông qua các bài tập thể dục nhẹ nhàng

Áp dụng chế độ ăn uống cân bằng dưỡng chất, tăng cường rau xanh, trái cây

Không tự ý dùng thuốc tây điều trị bệnh

Sử dụng thêm các loại thảo dược tốt cho thận như trà xanh, nấm lim xanh tự nhiên

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Mulders PF, Brouwers AH, Hulsbergen-van der Kaa CA, van Lin EN, Osanto S, de Mulder PH (tháng 2 năm 2008). “[Guideline 'Renal cell carcinoma']”. Ned Tijdschr Geneeskd (bằng tiếng nl; Flemish). 152 (7): 376–80. PMID 18380384.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết) Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết)
  2. ^ “SEER Stat Fact Sheets: Kidney and Renal Pelvis Cancer”. NCI. Truy cập ngày 18 tháng 6 năm 2014.
  3. ^ Thyavihally YB, Tongaonkar HB, Desai SB (tháng 9 năm 2005). “Benign mixed epithelial stromal tumor of the renal pelvis with exophytic growth: case report”. Int Semin Surg Oncol. 2: 18. doi:10.1186/1477-7800-2-18. PMC 1215508. PMID 16150156.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết) Quản lý CS1: postscript (liên kết)
  4. ^ Nzegwu MA, Aligbe JU, Akintomide GS, Akhigbe AO (tháng 5 năm 2007). “Mature cystic renal teratoma in a 25-year-old woman with ipsilateral hydronephrosis, urinary tract infection and spontaneous abortion”. Eur J Cancer Care (Engl). 16 (3): 300–2. doi:10.1111/j.1365-2354.2006.00755.x. PMID 17508953. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 1 năm 2013. Truy cập ngày 14 tháng 1 năm 2015.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết) Quản lý CS1: postscript (liên kết)
  5. ^ Chiu KC, Lin MC, Liang YC, Chen CY (2008). “Renal carcinosarcoma: case report and review of literature”. Ren Fail. 30 (10): 1034–9. doi:10.1080/08860220802403192. PMID 19016157.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết) Quản lý CS1: postscript (liên kết)
  6. ^ Kuroda N, Katto K, Tamura M, Shiotsu T, Hes O, Michal M, Nagashima Y, Ohara M, Hirouchi T, Mizuno K, Hayashi Y, Lee GH (tháng 1 năm 2008). “Carcinoid tumor of the renal pelvis: consideration on the histogenesis”. Pathol. Int. 58 (1): 51–4. doi:10.1111/j.1440-1827.2007.02188.x. PMID 18067641. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 1 năm 2013. Truy cập ngày 14 tháng 1 năm 2015.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết) Quản lý CS1: postscript (liên kết)
  7. ^ Symptoms of kidney cancer: Cancer Research UK: CancerHelp UK
  8. ^ Katie Charles (ngày 19 tháng 1 năm 2011). “Kidney cancer: Innovative new treatments boost survival rates for cancer patients: Daily Checkup with Michael Palese”. New York Daily News. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 1 năm 2011. Truy cập ngày 14 tháng 1 năm 2015.
  9. ^ “Commonly Used Pain Pills Increase Kidney Cancer Risk in Study”. Bloomberg.
  10. ^ Lipworth, Loren; Robert E. Tarone; Joseph K McLaughlin (ngày 13 tháng 12 năm 2005). “The Epidemiology of Renal Cell Carcinoma”. Journal of Urology. 176 (6): 2353–235. doi:10.1016/j.juro.2006.07.130. PMID 17085101. Truy cập ngày 15 tháng 7 năm 2012.
  11. ^ Cheungpasitporn, W; Thongprayoon C; O'Corragain OA; Edmonds PJ; Ungprasert P; Kittanamongkolchai W; Erickson SB (2014 Sep 9[Epub ahead of print]). “The Risk of Kidney Cancer in Patients with Kidney Stones: A Systematic Review and Meta-analysis”. QJM. doi:10.1093/qjmed/hcu195. PMID 25208892. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp)
  12. ^ Risks and causes of kidney cancer: Cancer Research UK: CancerHelp UK

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]