Bước tới nội dung

Endō Yasuhito

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Yasuhito Endo)
Endō Yasuhito
Endō thi đấu cho Nhật Bản năm 2010
Thông tin cá nhân
Tên đầy đủ Endō Yasuhito
Chiều cao 1,78 m
Vị trí Tiền vệ
Sự nghiệp cầu thủ trẻ
Năm Đội
Kagoshima Jitsugyo High School
Sự nghiệp cầu thủ chuyên nghiệp*
Năm Đội ST (BT)
1998 Yokohama Flügels 16 (1)
1999–2000 Kyoto Purple Sanga 53 (9)
2001–2021 Gamba Osaka 607 (98)
2020–2021Júbilo Iwata (loan) 50 (5)
2022–2023 Júbilo Iwata 52 (0)
Sự nghiệp đội tuyển quốc gia
Năm Đội ST (BT)
1998–1999 U-20 Nhật Bản 11 (1)
1999 U-23 Nhật Bản 7 (0)
2002–2015[1] Nhật Bản 152 (15)
Thành tích huy chương
Bóng đá nam
Đại diện cho  Nhật Bản
FIFA Confederations Cup
Á quân Nhật Bản & Hàn Quốc 2001 Đội bóng
AFC Asian Cup
Vô địch Trung Quốc 2004 Đội bóng
Vô địch Qatar 2011 Đội bóng
FIFA U-20 World Cup
Á quân Nigeria 1999 Đội bóng
*Số trận ra sân và số bàn thắng ở câu lạc bộ tại giải quốc gia, chính xác tính đến 26 tháng 2 năm 2022

Endō Yasuhito (遠藤 保仁 (Viễn Đằng Bảo Nhân)?) (sinh ngày 28 tháng 1 năm 1980) là cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Nhật Bản hiện đang thi đấu ở vị trí tiền vệ cho câu lạc bộ Júbilo Iwata tại J1 League.

Trong suốt sự nghiệp thi đấu của mình, Endō chỉ chơi bóng tại J1 League và chủ yếu là cho câu lạc bộ Gamba Osaka. Anh đã giành được tất cả các danh hiệu vô địch trong nước và một lần giành chức vô địch AFC Champions League.[2]

Ở đội tuyển quốc gia Nhật Bản, anh hiện là cầu thủ Nhật Bản có số lần khoác áo đội tuyển nhiều nhất trong lịch sử và từng tham dự ba kỳ World Cup 2006, 2010 và 2014.

Sự nghiệp câu lạc bộ

[sửa | sửa mã nguồn]

Endō từng có thời gian thi đấu cho Yokohama FlügelsKyoto Purple Sanga vào giai đoạn 1998-2000. Đến năm 2001, anh chuyển đến Gamba Osaka và nhanh chóng trở thành cầu thủ quan trọng của đội. Vào năm 2005, anh cùng câu lạc bộ giành danh hiệu vô địch J1 League lần đầu tiên và giành chức vô địch AFC Champions League vào năm 2008, giải đấu mà anh cũng được bầu chọn là Cầu thủ xuất sắc nhất.[3]

Endō đã được lựa chọn vào Đội hình Tiêu biểu của J. League trong suốt mười năm liên tục, từ năm 2003 đến năm 2012.[4][5] Tại Giải vô địch bóng đá thế giới các câu lạc bộ 2008, anh ghi được hai bàn thắng lần lượt trong các trận đấu với Adelaide United (bàn thắng duy nhất của trận đấu)[6]Manchester United. Năm 2009, anh được Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC) trao tặng danh hiệu "Cầu thủ xuất sắc nhất châu Á" năm 2009.[7][8]

Năm 2012, Endō cùng Gamba Osaka với vị trí áp chót tại J. League 1 đã phải xuống thi đấu tại J2 League.[9] Một năm sau đó, anh và Osaka đã vô địch J. League 2 và trở lại với giải đấu quen thuộc.

Sự nghiệp đội tuyển quốc gia

[sửa | sửa mã nguồn]

Endō là thành viên đội tuyển U-20 Nhật Bản giành vị trí á quân tại Giải vô địch bóng đá U-20 thế giới năm 1999 tại Nigeria. Năm 2000, anh cùng đội tuyển U-23 Nhật Bản tham dự Thế vận hội Mùa hè 2000.

Endō bắt đầu thi đấu cho Đội tuyển bóng đá quốc gia Nhật Bản từ năm 2002 trong trận đấu giao hữu với Argentina. Không được chọn tham dự World Cup 2002 tổ chức tại quê nhà, anh đã có giải đấu lớn đầu tiên cùng đội tuyển Nhật Bản là Cúp bóng đá châu Á 2004, giải đấu mà Nhật Bản giành chức vô địch sau khi đánh bại Trung Quốc 3-1 trong trận chung kết.[10] Tại Cúp bóng đá châu Á 2007, Endō có một bàn thắng, trong trận thắng đội tuyển Việt Nam 4-1 tại vòng bảng bằng một quả sút phạt trực tiếp.[11] Anh có danh hiệu vô địch Cúp bóng đá châu Á lần thứ hai cùng đội tuyển Nhật Bản vào năm 2011.

Tại World Cup 2006, Endō được triệu tập vào đội tuyển Nhật Bản nhưng đã không được ra sân trong cả ba trận đấu vòng bảng. Bốn năm sau, anh được huấn luyện viên Okada Takeshi tạo cơ hội góp mặt tại World Cup 2010.[12] Ngày 24 tháng 6, trong trận đấu cuối cùng của vòng bảng World Cup 2010 với Đan Mạch, Endō đã có pha sút phạt trực tiếp đẹp mắt đánh bại thủ môn Đan Mạch Thomas Sorensen nâng tỉ số lên 2-0 cho Nhật Bản. Trong trận này, anh còn một pha sút phạt khác làm bóng chạm cột dọc.[13] Chiến thắng chung cuộc 3-1 giúp đội tuyển Nhật Bản chính thức giành quyền vào vòng 1/16.

Ngày 12 tháng 10 năm 2010, trong trận giao hữu với Hàn Quốc, anh trở thành cầu thủ thứ tư có 100 lần khoác áo đội tuyển Nhật Bản. Ngày 16 tháng 10 năm 2012, Endo chính thức trở thành cầu thủ có số lần khoác áo đội tuyển nhiều nhất, với trận đấu thứ 123, vượt qua kỷ lục cũ 122 trận của Ihara Masami trong trận giao hữu thua đậm Brasil 4-0.[14][15] Đến năm 2014, anh đã khoác áo đội tuyển quốc gia 145 lần.[16]

Ở tuổi 34, anh tiếp tục có tên trong danh sách 23 cầu thủ Nhật Bản tham dự World Cup 2014 tại Brasil[17] và được vào sân từ băng ghế dự bị trong hai trận đấu với Côte d'IvoireHy Lạp. Tuy nhiên, đội tuyển Nhật Bản đã rời giải ngay sau đó khi chỉ giành được 1 điểm, chỉ ghi được 2 bàn thắng và bị thủng lưới 6 bàn.

Tháng 12 năm 2014, Endo được tân huấn luyện viên Javier Aguirre điền tên vào đội hình đội tuyển Nhật Bản tham dự Cúp bóng đá châu Á 2015 tại Úc.[18] Anh chính là người ghi bàn thắng đầu tiên của đội tuyển Nhật Bản tại giải đấu này trong chiến thắng 4-0 trước Palestine.[19] Trong trận đấu vòng bảng thứ hai với Iraq ngày 16 tháng 1 năm 2015, anh được ra sân ngay từ đầu và đây chính là trận đấu thứ 150 của anh cho đội tuyển.[20] Tuy nhiên, đội tuyển Nhật Bản đã bị loại khỏi tứ kết ở giải đấu này khi để thua Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất với tỉ số 4–5 trên chấm 11m sau khi hai đội hòa nhau với tỉ số 1–1 sau 120 phút thi đấu.

Ngày 23 tháng 1 năm 2015, sau kì Asian Cup 2015 không thành công của đội tuyển Nhật Bản, Endō Yasuhito chính thức giã từ đội tuyển quốc gia Nhật Bản sau 13 năm gắn bó, tổng cộng anh đã 152 lần khoác áo đội tuyển quốc gia và ghi được 15 bàn thắng.

Thống kê sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Câu lạc bộ

[sửa | sửa mã nguồn]
Tính đến 18 tháng 1 năm 2016
Câu lạc bộ Mùa bóng Giải vô địch quốc gia Cúp Hoàng đế Cúp quốc gia Champions League Khác Tổng cộng
Số trận Bàn thắng Số trận Bàn thắng Số trận Bàn thắng Số trận Bàn thắng Số trận Bàn thắng Số trận Bàn thắng
Yokohama Flügels 1998 16 1 - 4 0 20 1
Tổng cộng 16 1 - 4 0 20 1
Kyoto Purple Sanga 1999 24 4 2 0 2 0 28 4
2000 29 5 1 0 6 1 36 6
Tổng cộng 53 9 3 0 8 0 64 10
Gamba Osaka 2001 29 4 3 1 4 0 36 5
2002 30 5 1 0 8 1 39 6
2003 30 4 2 0 6 0 38 4
2004 29 9 3 0 - 32 9
2005 33 10 2 0 4 0 39 10
2006 25 9 4 1 - 5 3 4 1 38 14
2007 34 8 4 0 8 1 1 0 47 9
2008 27 6 3 0 1 0 10 3 3 2 44 11
2009 32 10 4 3 2 0 6 1 1 0 45 14
2010 30 3 2 2 - 3 0 1 0 36 5
2011 33 4 - - 7 1 - 40 5
2012 34 5 4 3 2 0 4 1 - 44 9
2013 33 5 0 0 - - - 33 5
2014 34 6 5 0 6 0 - - 45 6
2015 37 5 4 0 3 1 12 0 1 0 58 6
2016 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
Tổng cộng 470 93 42 10 44 3 47 9 11 3 614 118
Tổng cộng sự nghiệp 539 103 46 10 57 4 47 9 11 3 699 129

Đội tuyển quốc gia

[sửa | sửa mã nguồn]
Đội tuyển bóng đá Nhật Bản
NămTrậnBàn
2002 1 0
2003 11 1
2004 16 2
2005 8 0
2006 8 0
2007 13 1
2008 16 3
2009 12 0
2010 15 2
2011 13 0
2012 11 1
2013 16 2
2014 8 2
2015 3 1
Tổng cộng 151 15

Bàn thắng quốc tế

[sửa | sửa mã nguồn]
# Ngày Địa điểm Đối thủ Bàn thắng Kết quả Giải đấu
1. 20 tháng 8 năm 2003 Sân vận động Olympic Tokyo, Nhật Bản  Nigeria
3–0
3–0
Giao hữu
2. 7 tháng 2 năm 2004 Sân vận động Kashima, Nhật Bản  Malaysia
4–0
4–0
Giao hữu
3. 7 tháng 7 năm 2004 Sân vận động Quốc tế Yokohama, Nhật Bản  Serbia và Montenegro
1–0
1–0
Cúp Kirin
4. 16 tháng 7 năm 2007 Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình, Hà Nội, Việt Nam  Việt Nam
1–2
1–4
Cúp bóng đá châu Á 2007
5. 6 tháng 2 năm 2008 Sân vận động Saitama, Saitama, Nhật Bản  Thái Lan
1–0
4–1
Vòng loại World Cup 2010
6. 7 tháng 6 năm 2008 Sân vận động cảnh sát hoàng gia Oman, Muscat, Oman  Oman
1–1
1–1
Vòng loại World Cup 2010
7. 6 tháng 9 năm 2008 Sân vận động Quốc gia Bahrain, Riffa, Bahrain  Bahrain
0–2
2–3
Vòng loại World Cup 2010
8. 14 tháng 2 năm 2010 Sân vận động Olympic Quốc gia, Tokyo, Nhật Bản  Hàn Quốc
1–0
1–3
Giải vô địch bóng đá Đông Á 2010
9. 24 tháng 6 năm 2010 Sân vận động Royal Bafokeng, Rustenburg, Nam Phi  Đan Mạch
2–0
3–1
World Cup 2010
10. 15 tháng 8 năm 2012 Sapporo Dome, Sapporo, Nhật Bản  Venezuela
1–0
1–1
Giao hữu
11. 6 tháng 9 năm 2013 Sân vận động Nagai, Osaka, Nhật Bản  Guatemala
3–0
3–0
Giao hữu
12. 10 tháng 9 năm 2013 Sân vận động Quốc tế Yokohama, Yokohama, Nhật Bản  Ghana
2–1
3–1
Giao hữu
13. 2 tháng 6 năm 2014 Sân vận động Raymond James, Tampa, Hoa Kỳ  Costa Rica
1–1
1–3
Giao hữu
14. 14 tháng 11 năm 2014 Sân vận động Toyota, Toyota, Nhật Bản  Honduras
3–0
6–0
Giao hữu
15. 12 tháng 1 năm 2015 Sân vận động Newcastle, Newcastle, Úc  Palestine
1–0
4–0
Cúp bóng đá châu Á 2015

Danh hiệu

[sửa | sửa mã nguồn]

Câu lạc bộ

[sửa | sửa mã nguồn]
Yokohama Flügels
Gamba Osaka

Đội tuyển quốc gia

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Cầu thủ châu Á xuất sắc nhất năm 2009
  • Cầu thủ xuất sắc nhất AFC Champions League năm 2008
  • Đội hình Tiêu biểu của J. League liên tiếp từ năm 2003 đến năm 2012, 2014
  • Cầu thủ Nhật Bản xuất sắc nhất năm 2008

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “ENDO Yasuhito”. Japan National Football Team Database.
  2. ^ “Exclusive: Yasuhito Endo confesses his love for Gamba Osaka, but still hopes to play in Europe”. Goal.com. ngày 5 tháng 8 năm 2011. Truy cập ngày 14 tháng 6 năm 2014.
  3. ^ “Thông tin về Endō Yasuhito trên trang Goal.com”. Goal.com. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 7 năm 2014. Truy cập ngày 14 tháng 6 năm 2014.
  4. ^ “Japan's 23-man World Cup Squad For Brazil”. APG Sports. ngày 14 tháng 5 năm 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 5 năm 2014. Truy cập ngày 14 tháng 6 năm 2014.
  5. ^ “J. League Awards 2012”. J. League. ngày 3 tháng 12 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 7 năm 2014. Truy cập ngày 14 tháng 6 năm 2014.
  6. ^ “ADELAIDE UNITED VS. GAMBA OSAKA 0 - 1”. Soccerway. ngày 14 tháng 12 năm 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 7 năm 2014. Truy cập ngày 14 tháng 6 năm 2014.
  7. ^ “Japan's Yasuhito Endō Named AFC Player of the Year”. Goal.com. ngày 24 tháng 11 năm 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 7 năm 2014. Truy cập ngày 14 tháng 6 năm 2014.
  8. ^ “Yasuhito Endo - cầu thủ xuất sắc nhất châu Á 2009”. Tuổi Trẻ Online. ngày 25 tháng 11 năm 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 7 năm 2014. Truy cập ngày 14 tháng 6 năm 2014.
  9. ^ “Former Asian champions Gamba relegated in Japan”. Asahi Shimbun. ngày 3 tháng 12 năm 2012. Truy cập ngày 14 tháng 6 năm 2014.[liên kết hỏng]
  10. ^ “Yasuhito Endo: Japanese General”. CBC Sports. ngày 4 tháng 6 năm 2010. Truy cập ngày 14 tháng 6 năm 2014.
  11. ^ “JAPAN & VIETNAM BOTH THROUGH”. The World Game. ngày 16 tháng 7 năm 2007. Truy cập ngày 14 tháng 6 năm 2014.
  12. ^ “World Cup 2010: Nakamura in Japan World Cup squad”. BBC Sports. ngày 1 tháng 6 năm 2010. Truy cập ngày 14 tháng 6 năm 2014.
  13. ^ “Denmark 1 Japan 3: match report”. The Telegraph. ngày 24 tháng 6 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 3 năm 2011. Truy cập ngày 13 tháng 7 năm 2013.
  14. ^ “SOCCER/ Endo's Japan record ruined by Brazil thumping”. Asahi Shimbun. ngày 18 tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 14 tháng 6 năm 2014.[liên kết hỏng]
  15. ^ “远藤 国际 A マッチ 出場 123 試合 の 日本 歴代 最多 記録” [Endo lập kỷ lục 123 trận đấu cho đội tuyển Nhật Bản] (bằng tiếng Nhật). Sponichi.co.jp. ngày 16 tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 14 tháng 6 năm 2014.
  16. ^ “Yasuhito ENDO Profile”. FIFA. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 6 năm 2014. Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2014.
  17. ^ “World Cup 2014: Kagawa and Yoshida in Japan squad”. BBC Sports. ngày 12 tháng 5 năm 2014. Truy cập ngày 14 tháng 6 năm 2014.
  18. ^ “Okubo and Usami left out of Japan's Asian Cup squad”. Mail Online. ngày 15 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 21 tháng 1 năm 2015.
  19. ^ “Japan 4-0 Palestine: Defending champions open Asian Cup campaign with impressive win over newcomers in Group D”. Mail Online. ngày 13 tháng 1 năm 2015. Truy cập ngày 21 tháng 1 năm 2015.
  20. ^ “Endo gets 150th cap in Japan win”. The Japan Times. ngày 17 tháng 1 năm 2015. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 1 năm 2015. Truy cập ngày 21 tháng 1 năm 2015.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]