Xích đồng diệp bộ
Bản chuyển ngữ của Tambapaṇṇiya | |
---|---|
Tiếng Anh | Tamrashatiya |
Tiếng Phạn | Tāmraparṇīya Tāmraśāṭīya |
Tiếng Pali | Tambapaṇṇiya |
Tiếng Trung Quốc | 赤銅鍱部 (Bính âm Hán ngữ: Chìtóngyèbù) 紅衣部 (Pinyin: Hóngyībù) |
Tiếng Nhật | (rōmaji: [Shakudōyōbu) (romaji: Kōibu] Lỗi: {{Lang}}: Văn bản phi latn (vị trí 37)/thẻ hệ chữ viết latn không khớp (trợ giúp)) |
Tiếng Hàn | 적동섭부 (Romaja quốc ngữ: Jeogdongseobbu) |
Tiếng Tạng tiêu chuẩn | གོས་དམར་སྡེ་ (Wylie: gos dmar sde) (THL: gö mar dé) |
Tiếng Việt | Xích Đồng Diệp Bộ |
Thuật ngữ Phật Giáo |
Xích đồng diệp bộ (chữ Hán]: 赤銅鍱部; tiếng Phạn: ताम्रशाटीय, Tāmraśāṭīya), hay còn được gọi là Tāmraparṇīya trong tiếng Phạn và Tambapaṇṇiya trong tiếng Pali, hay Đồng diệp bộ (chữ Hán: 紅衣部), là một trong những bộ phái Phật giáo sơ kỳ và là một nhánh của phái Vibhajyavāda có địa bàn tại Sri Lanka. Nhiều học giả cho rằng truyền thống Theravāda bắt nguồn từ phái này.
Kinh điển của phái này được viết chủ yếu bằng tiếng Pali; do đó, hệ kinh điển Phật giáo bằng tiếng Pali phần lớn vay mượn từ kinh điển của phái này.[1] Tāmraśāṭīya còn được gọi là truyền thống Nam truyền hay truyền thống Mahaviharavasin.[1][2] Điều này trái ngược với Sarvastivada hay 'Phật giáo Bắc truyền', phần lớn được viết bằng tiếng Phạn và được dịch sang các ngôn ngữ Trung Quốc và Tây Tạng.[1]
Truyền thống Tamrashatiya đã phát triển thành Thượng tọa bộ và lan rộng sang Myanmar, Thái Lan và các vùng khác của Đông Nam Á,[3] trong đó có cả Việt Nam, vốn chịu ảnh hưởng rất lớn từ Phật giáo Hán truyền.
Từ nguyên
[sửa | sửa mã nguồn]Một số giả thuyết về từ nguyên được đưa ra cho tên gọi của trường phái này.
Tāmra là một thuật ngữ tiếng Phạn chỉ màu đồng đỏ, mô tả màu tăng y của các nhà sư. Dựa trên bản dịch tiêu chuẩn của thuật ngữ Hán, người ta cũng cho rằng chữ "đồng" trông tên của phái dùng để chỉ những tấm đồng (đồng diệp) mà kinh điển Tam tạng được viết trên đó.[4]
Tāmraparṇi cũng là một tên cũ của Sri Lanka, và là nguồn gốc của từ tương đương trong tiếng Hy Lạp là Taprobana, có thể đề cập đến các nhà sư đã truyền bá Phật giáo đến đây.[5]
Phân nhánh
[sửa | sửa mã nguồn]Trường phái Tāmraśāṭīya tuy gốc được thành lập tại thành phố Anuradhapura ở Sri Lanka, nhưng nó vẫn hoạt động ở Andhra và các vùng khác của Nam Ấn Độ, chẳng hạn như các vùng Vanavasa ở Karnataka ngày nay, và sau đó lan khắp cả Đông Nam Á.
Từ trường phái ở Sri Lanka, đã thành lập ra ba nhánh chính:[6]
- Mahāvihāra, được cho là tiền thân của Theravāda
- Abhayagiri Vihāra, phân nhánh từ Mahāvihāra vào thế kỷ thứ nhất trước Công nguyên và kết hợp giáo lý Đại thừa và Kim cương thừa[7]
- Jetavana Vihāra, phân nhánh từ Abhayagiri Vihāra vào thế kỷ thứ ba.
- Abhayagiri Vihāra, phân nhánh từ Mahāvihāra vào thế kỷ thứ nhất trước Công nguyên và kết hợp giáo lý Đại thừa và Kim cương thừa[7]
Theo Mahavamsa (Đại sử), hai truyền thống sau đã bị đàn áp và tiêu diệt sau khi truyền thống Mahāvihāra giành được quyền lực chính trị.[8]
Xem thêm
[sửa | sửa mã nguồn]- Vibhajyavāda
- Nhất thiết hữu bộ
- Thượng tọa bộ
- Phật giáo Bắc truyền (Tāmraśāṭīya đôi khi được coi là "Phật giáo Nam truyền" hay "Phật giáo Nam tông")
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ a b c Hahn, Thich Nhat (2015). The Heart of Buddha's Teachings. Harmony. tr. 13–16.
- ^ “History of Buddhism – Xuanfa Institute” (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 23 tháng 6 năm 2019.
- ^ “History of Buddhism – Xuanfa Institute” (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 23 tháng 6 năm 2019."History of Buddhism – Xuanfa Institute". Retrieved 2019-06-23.
- ^ Cheng, Chuan (tháng 5 năm 2012). “Designations of Ancient Sri Lankan Buddhism in the Chinese Tripiṭaka”. Journal of the Oxford Centre for Buddhist Studies. Oxford Centre for Buddhist Studies. 2: 104–123. ISSN 2047-1076.
- ^ 赤沼智善『印度佛教固有名詞辭典』1967, 679頁; Renou, L'Inde classique, 1947『インド学大事典』1981, 466; B. C. Law, Geography of early Buddhism, 1973, 70頁
- ^ “慧日佛學班.第5期課程"印度佛教史"” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 7 tháng 2 năm 2015. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2022.
- ^ Abhayagirivasins
- ^ The Mahavamsa Chapter XXXVII King Mahasena
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- Cousins, Lance (2001), On the Vibhajjavādins, Tạp chí Nghiên cứu Phật học 18 (2), 131-182