Wikipedia:Thảo luận/Về cách thức bỏ phiếu năm 2010
Biện pháp chống rối
[sửa | sửa mã nguồn]Sau những vụ việc gần đây liên quan tới vấn đề con rối, thiết nghĩ cần có những biện pháp chặt chẽ hơn, không chỉ chống mà còn phòng.
Tôi quan tâm tới ý kiến của IP 83.142.83.150 về việc chống rối:
- Tôi tin rằng Wikipedia tiếng Việt cần phải lập vị trí check user để đưa việc check này thành một việc ai cũng có thể đòi hỏi; và có thể được làm thường xuyên để chống lại tài khoản con rối. Tạo không khí minh bạch và công bằng cho Wikipedia. Việc này sẽ không giải quyết được 100% con rối nhưng sẽ giúp Wikipedia chúng ta giảm bớt được những thiệt hại mà chúng gây ra.
Ngoài ra, tôi nhớ tới một số đề xuất từng được nêu ra hồi cuối năm 2008 (nhưng đã chìm xuồng!), đó là việc tăng tiêu chuẩn bỏ phiếu. Như một ý kiến bên trên từng nói: Hiện nay quy định quá lỏng lẻo khiến 1 con rối lười biếng có giá trị ngang với 1 thành viên tích cực siêng năng. Tôi thấy việc tăng tiêu chuẩn bỏ phiếu là cần thiết, vì tài khoản mở sau 1 tuần với 10 sửa đổi hiện tại là quá dễ dãi.
Trước đây BQV Việt Hà từng đề nghị tiêu chuẩn là tài khoản mở 3 tháng - 500 sửa đổi. Chúng ta có thể bàn tiếp về mức đó là hợp lý hay chưa, nhưng rõ ràng cần tăng số sửa đổi và thời gian gia nhập. Khả năng hiểu biết mỗi người là có hạn, một cá nhân muốn bỏ phiếu phải "đầu tư" cho mỗi tài khoản có ngần ấy đóng góp sửa đổi trong ngần ấy thời gian; vốn kiến thức, hình ảnh người sẽ rõ nét hơn qua số sửa đổi nhiều và dễ nhận dạng hơn nhiều so với khi tài khoản đó chỉ có 10 sửa đổi.--Trungda (thảo luận) 09:10, ngày 12 tháng 5 năm 2010 (UTC)
Có lẽ việc này nên thực hiện cho sớm, vì chỉ với 10 sửa đổi thì có thể nói là người đó vẫn chưa thể hiểu được wikipedia để có thể bỏ phiếu, theo tôi thì chỉ cần tầm 100 sửa đổi và 1 tháng tham gia vì hiện nay số thành viên của chúng ta không nhiều và những người tham gia biểu quyết cũng không nhiều. Anh Trungda có thể đưa việc này ra cộng đồng được đó.--Peasant (thảo luận) 09:19, ngày 12 tháng 5 năm 2010 (UTC)
- Có thành viên nào đủ điều kiện đứng ra làm local checkuser thì hay quá. 58.187.59.223 (thảo luận) 09:34, ngày 12 tháng 5 năm 2010 (UTC)
- 10 hay 500 sửa đổi? Xin mời ai đó tham khảo quy định biểu quyết từ en.wiki xem sao. Lưu Ly (thảo luận) 09:51, ngày 12 tháng 5 năm 2010 (UTC)
Có lẽ nên dao động trong khoảng 100-250 sửa đổi chứ 500 ai hơi đâu mà sửa ghê thế đặc biệt những thành viên vốn rất có kinh nghiệm trong cuộc sống (thường lớn tuổi) lại là những người lên mạng ít nhất do bận rất nhiều công việc nhưng họ lại là người có thể biết được nhiều thứ để có thể bỏ phiếu, thường thì các thành viên này nếu thực sự đóng góp thì phải mất hơn ba tháng để đạt tới con số 100 sửa đổi còn những ai a lê hô sửa đổi thiệt nhiều trong thời gian kỷ lục rồi nhảy vô bỏ phiếu thì cứ để ý các thành viên đó, đó là ý kiến của tôi còn những người khác chắc sẽ cho biết ý kiến khác. Với lại bên wiki tiếng Anh không tổ chức bỏ phiếu theo kiểu đếm phiếu mà sẽ để các thành viên sẽ cãi nhau cho đã rồi các bảo quản viên sẽ xem bên nào có lý nhất hoặc đưa ra ý kiến xử lý tốt nhất thì làm chứ không đếm số phiếu vì theo tôi thấy một số biểu quyết cũ của họ có số thành viên kêu xóa còn nhiều hơn số giữ nhưng vẫn được giữ hay ngược lại do nhiều lý do khác nhau được các bảo quản viên công bố công khai.Tnt1984 (thảo luận) 10:21, ngày 12 tháng 5 năm 2010 (UTC)
- Nếu các ngài sý sọt cũng mỗi người mỗi ý thì sao? Có khi còn cãi nhau to hơn. Đã xảy ra ở wiki Việt rồi chứ có phải không đâu. Tính cách mỗi cộng đồng khác nhau, không nhất thiết theo bên tiếng Anh, có khi còn dễ bế tắc hơn.--123.16.151.6 (thảo luận) 10:59, ngày 12 tháng 5 năm 2010 (UTC)
- Nhìn trang này thấy có khoảng hơn 500 thành viên trên 160 sửa đổi nên tôi thấy mà qui định 500 sửa đổi là không ổn rồi, chắc lúc đó được chục thành viên bỏ phiếu mất. Cũng do không biết vào trang nào để tìm ra số lượng tài khoản có hơn 50 hay 100 sửa đổi nên theo cảm tính tôi thấy nếu chúng ta qui định khoảng 100 sửa đổi (tôi chắc có khoảng trên dưới 100 tài khoản sẽ có giá trị) và có lần sửa đổi gần nhất phải là 10 ngày trước khi bỏ phiếu (tránh được phần nào tài khoản nằm vùng), nếu số phiếu quá bán thì sẽ theo quá bán, nếu không quá bán thì sẽ do 1 bảo quản viên quyết định và đóng biểu quyết (cách này có thể giúp các bảo quản viên dần làm quen với cách xóa bài theo đồng thuận chứ không theo số phiếu để sau này chúng ta thực hiện) và cuối cùng qui định là phải nêu được lí do tại sao mình lại bỏ phiếu như thế. Đấy là ý kiến của tôi về việc qui định lại bỏ phiếu ở wiki.--Carot Pro (thảo luận) 11:13, ngày 12 tháng 5 năm 2010 (UTC)
Cần qui định các yếu tố để lá phiếu có giá trị
[sửa | sửa mã nguồn]Theo tôi thì cần qui định về (1) Số sửa đổi (2) Số ngày tài khoản được mở (3) Số ngày gần nhất mà tài khoản đó hoạt động trước khi diễn ra bỏ phiếu(4) Số phiếu cần thiết để biểu quyết có giá trị (5) Thời gian đóng biểu quyết. Cuối cùng là qui định bắt buộc nêu lí do tại sao mình bỏ phiếu xóa hay giữ và các bảo quản viên khi đóng biểu quyết có trách nhiệm xem xét từng là phiếu một.--Carot Pro (thảo luận) 11:43, ngày 12 tháng 5 năm 2010 (UTC)
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]Có thể tham khảo lại Wikipedia:Thảo luận/Lưu 12#Con rối và tác động của con rối lên tinh thần của Wikipedia và Thảo luận Wikipedia:Biểu quyết chọn bảo quản viên/Điều lệ#Quyền bỏ phiếu của một thành viên. Quy định về mức 10 sửa đổi/1 tuần đã được thông qua vào thời điểm 2006. Từ đó đến nay WPTV đã có thêm 4 năm tuổi. Chúng ta đều thấy nó không còn phù hợp và cần được sửa đổi.
Tại cuộc biểu quyết lần đó. Mọi người sau khi tranh luận rất có trách nhiệm và có tính xây dựng cao, có đưa ra ba mức để bỏ phiếu là thế này:
- Thành viên có tài khoản ít nhất 1 tuần và có trên 10 sửa đổi.
- Thành viên có tài khoản ít nhất 1 tháng và phải có ít nhất là 50 lần sửa đổi
- Thành viên có tài khoản từ 3 tháng và 500 sửa đổi
Căn cứ vào tình hình phát triển của Wikipedia, ba mức này vẫn hoàn toàn hợp lý. Nếu căn cứ vaò Wikipedia:Danh sách thành viên Wikipedia theo số lần sửa trang và Wikipedia Statistics Vietnamese. Số thành viên có 500 sửa đổi, còn hoạt động, quan tâm đến biểu quyết xóa bài sẽ là một con số vô cùng nhỏ.
Nếu là Thành viên có tài khoản ít nhất 1 tháng và phải có ít nhất là 100 lần sửa đổi như một số người đề đạt thì cũng sẽ có rất ít thành viên mới đạt được, do mỗi tháng số thành viên trung bình có số sửa đổi trên 100 của chúng ta là khoảng 40 người, trong số 40 người đó nếu là thành viên mới thì có lẽ là không có (trừ phi là những người lạ mà quen). Mà thử thách thành viên mới lâu quá (vài tháng) trước khi trao cho họ quyền thành viên chính thức của cộng động (quyền được bầu cử) là không nên. Nên con số 50 sửa đổi theo tôi là hợp lý. Và ta cũng nên tăng lên theo mức này.
Ngoài ra tôi cũng đề nghị giống như biểu quyết chọn bảo quản viên, để xóa bài, số phiếu xóa phải là 2/3 chứ không như quá bán hiện nay. Khi nào tranh luận nhiều và sít sao thì nên giữ bài còn hơn xóa bài.
Để tiện theo dõi, tôi cũng đề nghị có một danh sách Wikipedia:Danh sách thành viên Wikipedia tiếng Việt đủ quyền biểu quyết, nó nôm na như danh sách cử tri. Chỉ ai đã đăng ký trong danh sách này mới có quyền biểu quyết. Ai thấy mình đủ điều kiện và thấy có mong muốn biểu quyết thì có trách nhiệm đi đăng ký vào danh sách. Ai có nhiều tài khoản đóng góp (điều không bị cấm) mà không muốn công khai thì cũng nên chọn một tài khoản duy nhất để đăng ký biểu quyết, khiến cho mọi việc thật rõ ràng. Việc biết được thành viên mới đăng ký vào danh sách khiến chúng ta đã có một ý tưởng ban đầu xem tài khoản này thế nào, đã đủ điểu kiện hay chưa, vân vân, một hành động đơn giản giúp tiết kiệm nhiều thời gian về sau. Dung005 (thảo luận) 11:56, ngày 12 tháng 5 năm 2010 (UTC)
Tham khảo thêm
[sửa | sửa mã nguồn]Wikipedia tiếng Pháp (mạnh hơn chúng ta rất nhiều) cũng đang dừng lại điều kiện tối thiểu để có thể biểu quyết là có 50 đóng góp. Đồng thời cho phép một ngoại lệ là tác giả đầu tiên của bài viết liên quan. Dung005 (thảo luận) 19:18, ngày 15 tháng 5 năm 2010 (UTC)
Các ý kiến đóng góp
[sửa | sửa mã nguồn]Về số ngày và thời gian
[sửa | sửa mã nguồn]- Đồng ý với Dung005, cho dù wiki là mở thì cũng phải có kỷ cương, không thể vô chính phủ mãi được. --Двина-C75MT 12:09, ngày 12 tháng 5 năm 2010 (UTC)--
- Ủng hộ ý tưởng Wikipedia:Danh sách thành viên Wikipedia tiếng Việt đủ quyền biểu quyết nhưng nên đặc thể loại thành viên đủ điều kiện bỏ phiếu còn trang Wikipedia đó sẽ là nơi đăng ký và lưu trữ tên các thành viên đăng ký chia là ba phần (1) là thành viên đang đăng ký (2) là thành viên đủ điều kiện (3) là thành viên chưa đủ điều kiện nhưng có thể đợi đủ điều kiện, các bảo quản viên sẽ theo dõi và cấp quyền bỏ phiếu cũng như nếu thấy các thành viên đợi "biến mất" quá lâu hay có hành vi phá hoại thì nên xóa cho trống chỗ.Tnt1984 (thảo luận) 12:30, ngày 12 tháng 5 năm 2010 (UTC)
- Ủng hộ: Thành viên có tài khoản ít nhất 1 tháng và phải có ít nhất là 50 hoặc 100 lần sửa đổi. Việc thành lập Danh sách thành viên Wikipedia tiếng Việt đủ quyền biểu quyết có rườm rà lắm không? Liệu bao nhiêu người sẽ đăng ký vào danh sách này? Nhiều người chỉ bỏ phiếu bài mà họ quan tâm, chứ không coi việc bỏ phiếu là một trách nhiệm để loại bỏ những bài chất lượng kém, không nổi bật...Nếu thêm rào chặn này số người tham gia bò phiếu có bị tụt giảm không? Lê Thy (thảo luận) 13:41, ngày 12 tháng 5 năm 2010 (UTC)
- Đồng ý với ý kiến của Lê Thy, yêu cầu thành viên có từ 50 hoặc 100 sửa đổi và tài khoản mở đạt 1 tháng. Còn ý kiến của Dung005 la phải đăng ký vào danh sách người có quyền bỏ phiếu thì nó hơi rườm rà chưa cần thiết gấp lắm. ASM (thảo luận) 16:14, ngày 12 tháng 5 năm 2010 (UTC)
- Ủng hộ ý tưởng Wikipedia:Danh sách thành viên Wikipedia tiếng Việt đủ quyền biểu quyết nhưng nên đặc thể loại thành viên đủ điều kiện bỏ phiếu còn trang Wikipedia đó sẽ là nơi đăng ký và lưu trữ tên các thành viên đăng ký chia là ba phần (1) là thành viên đang đăng ký (2) là thành viên đủ điều kiện (3) là thành viên chưa đủ điều kiện nhưng có thể đợi đủ điều kiện, các bảo quản viên sẽ theo dõi và cấp quyền bỏ phiếu cũng như nếu thấy các thành viên đợi "biến mất" quá lâu hay có hành vi phá hoại thì nên xóa cho trống chỗ.Tnt1984 (thảo luận) 12:30, ngày 12 tháng 5 năm 2010 (UTC)
- Việc đăng ký rất đơn giản. Điền tên mình vào danh sách. Các thành viên còn lại kiểm tra xem người mới đăng ký đã đủ điều kiện hay chưa. Với các thành viên biểu quyết mà chưa đăng ký. Ta nhắc họ đăng ký để phiếu họ hợp lệ. Với những thành viên đã nhắc mà không đăng ký, ta có quyền nghi ngờ tại sao họ lại không... Việc đăng ký khiến các thành viên thêm một bước nữa hiểu thế nào là biểu quyết của Wikipedia và có thêm trách nhiệm với lá phiếu của mình. Dung005 (thảo luận) 14:06, ngày 12 tháng 5 năm 2010 (UTC)
Bạn cũng nên xem từ trước đến giờ có bao nhiêu người bỏ phiếu trên trang biểu quyết? Cứ lanh quanh đâu quá 20 người/bài trên 170.000 thành viên mà toàn là thành viên mà toàn là những người quen có mất ai đâu mà sợ, những người có đủ điều kiện thì cứ việc bỏ phiếu thoải mái những bài họ quan tâm còn những người chưa đủ thì cứ nêu ý kiến, những người có từ 100 đóng góp trở lên chắc cũng đã tạm hiểu qui trình hoạt động của wiki họ có thể hỏi những người thường bỏ phiếu về cách đăng ký. Việc này có thể chặn những người vốn hay mất bình tĩnh không thích tìm hiểu nhiều về các qui định nhưng bảo đảm việc bỏ phiếu không bị giảm sút đâu vì toàn những thành viên quen thuộc chạy đi bỏ phiếu, nếu thấy ai lạ hay cũ nhưng chưa biết qui định mới đến bỏ phiếu thì cứ việc hướng dẫn họ trong phần thảo luận.Tnt1984 (thảo luận) 14:01, ngày 12 tháng 5 năm 2010 (UTC)
- Với những đề nghị đặt ra, tôi cho rằng:
- Mức sửa đổi và thời gian: 100 sửa đổi và 1 tháng từ khi mở tài khoản là hợp lý
- Với danh sách thành viên đủ điều kiện: Có thể có hoặc không, không thật cần thiết vì việc kiểm tra có thể mở trang đóng góp của thành viên có thể thấy thời gian đăng ký và đếm sơ bộ số sửa đổi. Hơn nữa, việc này cũng không giúp tạo ra một "danh sách sạch" chỉ bao gồm các tài khoản chính; vì có người dùng nhiều tài khoản, đăng ký vào danh sách đàng hoàng, nhưng họ không hề dùng tới tài khoản thứ 2 với từng cuộc bỏ phiếu - nghĩa là không vi phạm gì, thì cũng không bao giờ họ "bị lộ". Nếu mọi người nhất trí lập danh sách, tôi không phản đối.
- Đề nghị của Thần Gió về "thời gian sửa đổi gần nhất" - tức điều kiện thứ 3 - đáng lưu ý. Chúng ta đã thấy không ít tài khoản có "chuyên môn hóa" nghề bỏ phiếu dù lặn đi khá lâu. Những ai xa "đời sống wiki" khá lâu cần có thời gian "tái hòa nhập", như một tay vợt có hạng nhất nhì thế giới nhưng nghỉ chấn thương quá lâu thì phải đấu từ vòng sơ loại tại các giải tiếp theo, là bình thường. Và nó còn có tác dụng "phòng chống rối" khá hiệu quả - người muốn dùng rối lúc này phải mất công sức và thời gian hơn nhiều, không thể cứ "thấy biểu quyết chủ đề mình quan tâm mới mò về". Và như tôi từng nêu ý kiến bên trên, việc bắt buộc phải "nuôi", "duy trì" tài khoản thường xuyên cũng khiến các tài khoản "hiện" rõ hơn chân dung người dùng nó - một tác dụng giúp nhận dạng hữu hiệu. Thời gian có sửa đổi gần nhất mà Thần Gió đề nghị (1 tuần) theo tôi quá ngắn, cần tăng lên 2 tuần hoặc 1 tháng. Chúng ta có thể bàn tiếp mức thời gian nào là hợp lý.--Trungda (thảo luận) 01:53, ngày 13 tháng 5 năm 2010 (UTC)
Mình lại cho rằng thời gian nên là 2 tháng vì như vậy thành viên mới có thể hiểu rõ các quy định của Wikipedia, còn số sửa đổi thì đồng ý ở con số 100, về ý tưởng lập danh sách thì cũng hay, như như vậy ai sẽ kiểm tra những thành viên đăng kí trong danh sách đó, nếu có thì sau này nếu thành viên đó không lên Wiki nữa thì sẽ khiến cho phần đăng kí bị ứ động ư. Thời gian sửa đổi gần nhất theo mình là 1 tháng là tốt nhất--Lê tl(+)-đg 02:02, ngày 13 tháng 5 năm 2010 (UTC)
- Cần dựa vào thời gian đóng góp liên tục đủ dài, ít ra là 3 tháng. Chứ số sửa đổi thì ko quan trọng, vì đã quyết tâm dùng rối để lũng đoạn việc bỏ phiếu thì khó gì mà ko kiểm đủ số sửa đổi. Cứ đi hoan nghênh với đặt biển chờ xóa ko lý do hoặc lý do kiểu "biết rồi", "kém" thì dễ ợt. Dinhtuydzao chỉ trong 1 thời gian ngắn tham gia mà có những trên 1 vạn sửa đổi cơ mà.--222.252.124.94 (thảo luận) 03:42, ngày 13 tháng 5 năm 2010 (UTC)
- Không có nhiều người có thời gian để mà đóng góp liên tục như bạn nói đâu trừ khi không có việc gì làm, hoặc nếu như bạn nói là đóng góp liên tục thì cứ mỗi ngày lên đây sửa 1 lỗi chính tả hay đánh thêm 1 từ vào bài nào đó là coi như đóng góp liên tục rồi, kéo ra ba tháng chỉ làm mất thời gian và nản lòng cho những thành viên mới thực sự có ý định đóng góp cho wiki nên 1-2 tháng là đủ rồi.Tnt1984 (thảo luận) 04:05, ngày 13 tháng 5 năm 2010 (UTC)
Không nản lòng mới là người đáng tin cậy hơn người dễ nản lòng. Đóng góp liên tục phải được cộng đồng xem xét là đóng góp có giá trị, chứ không phải dựa vào số sửa đổi hàng ngày như tôi đã phê phán việc dựa vào số sửa đổi. --222.252.124.94 (thảo luận) 04:09, ngày 13 tháng 5 năm 2010 (UTC)
- 3 tháng từ khi đăng ký hơi lâu. Cái cách "nuôi" nhiều rối cùng lúc bằng cùng 1 kiểu đóng góp sẽ dễ nhận dạng, nên dùng điều kiện về thời gian có sửa đổi gần nhất (có thể vài tuần) có lẽ hiệu quả hơn. Người có cả vạn đóng góp vẫn có thể phải ngồi ngoài vài cuộc bỏ phiếu nếu xa wiki quá lâu--Trungda (thảo luận) 04:13, ngày 13 tháng 5 năm 2010 (UTC)
- Để tham gia bỏ phiếu cần phải đầy đủ các điều kiện sau:
- Thời gian tham gia là thành viên phải ít nhất là 1 tháng + 1 ngày; 1 tháng là 30 hay 31 ? - tốt nhất nên chọn là 32 ngày; vì thời gian kể từ khi đưa bài ra biểu quyết đến lúc đóng biểu quyết là tối đa là 1 tháng (cao nhất cũng 31 ngày).
- Số lần sửa đổi tối thiểu là 50.
Đây là 2 điều kiện tối thiểu.113.22.69.182 (thảo luận) 04:31, ngày 13 tháng 5 năm 2010 (UTC)
Tôi thấy con số 100 sửa đổi là hợp lý trong thời gian tối thiểu 1 tháng. Ngoài ra cũng cần lập tài khoản check user như đề nghị ở trên.--Tranletuhan (thảo luận) 07:02, ngày 13 tháng 5 năm 2010 (UTC)
- Nên tính 1 tháng là 30 ngày theo cách hiểu thông thường, bằng thời hạn đóng các cuộc biểu quyết.--Trungda (thảo luận) 07:05, ngày 13 tháng 5 năm 2010 (UTC)
- 1 tháng + 1 ngày là có có ý của nó.113.22.69.182 (thảo luận) 07:07, ngày 13 tháng 5 năm 2010 (UTC)
1 tháng, 100 sửa đổi, hoạt động (active) trong vòng 1 tháng trước khi bỏ phiếu. Ý kiến của tôi đến đây là hết. Phamtuydzao (thảo luận) 07:19, ngày 13 tháng 5 năm 2010 (UTC)
- Ý bạn 113.22.69.182 là 31 ngày > thời hạn biểu quyết phải không?--117.6.64.175 (thảo luận) 07:29, ngày 14 tháng 5 năm 2010 (UTC)
- (Thời hạn đóng biểu BQX + 1 ngày).113.22.69.182 (thảo luận) 07:32, ngày 14 tháng 5 năm 2010 (UTC)
- Tui hiểu ý bạn, hok cho người "đẻ rối" chen vào. Phải lắm.--117.6.64.175 (thảo luận) 07:42, ngày 14 tháng 5 năm 2010 (UTC)
Tôi nghĩ cho dù ta tăng số sửa đổi cần thiết và số ngày đăng ký đi nữa thì vẫn không chặn được những con rối nếu họ đã quyết tâm tạo rối. Mặt khác, chúng ta lại tạo ra thêm chướng ngại cho những thành viên thật sự muốn tham gia. Tôi nghĩ ta không nên tạo thêm chướng ngại cho những ai muốn tham gia và nên giữ quy định cũ để tránh việc kêu gọi bỏ phiếu trong các diễn đàn. Tôi đồng ý việc đòi hỏi số đồng thuận áp đảo (2/3) để xóa bài. Nếu không có đồng thuận thì bài nên được giữ. NHD (thảo luận) 16:48, ngày 15 tháng 5 năm 2010 (UTC)
- Tăng ngày và số sửa đổi khiến người tạo rối mất nhiều công hơn và mỗi khi chùm rối bị triệt, sẽ còn lâu hơn gấp mấy lần thời gian như hiện nay (có thể là 1 tháng = 4 lần 1 tuần) họ mới có cơ hội xuất hiện. Như thế cũng góp phần nản lòng người tạo rối đấy chứ.
- Số phiếu đồng thuận áp đảo 2/3 sẽ khiến các bài khó bị xóa hơn khi càng được nhiều người quan tâm, điều này không nên. Thật vô lý khi tỷ lệ xóa / giữ chênh lệch là 9/5 (xóa = 9/14 chưa đủ 2/3) mà bài vẫn được giữ.--113.190.213.122 (thảo luận) 17:50, ngày 15 tháng 5 năm 2010 (UTC)
- Khi đi đến quyết định xóa một bài viết, chúng ta nên đạt đến được một sự đồng thuận tương đối của cộng đồng rằng bài đó đáng được xóa. Vì nhiều lý do chúng ta chưa được văn minh như một số WP khác mà phải dùng biểu quyết. Nếu chúng ta nhìn vào số phiếu, 2/3 số phiều đồng ý xóa theo tôi nghĩ là một mức áp đảo tối thiểu để nghĩ cộng đồng đã tương đối đồng thuận rằng bài đó đáng bị xóa. Bạn đặt ra một ví dụ, tôi cũng xin đưa ra một ví dụ, giả sử số phiếu xóa/giữ là 9/8, bài viết còn nhiều tranh luận như vậy thì nó phải có một cái gì đó đáng được giữ lại tại Wikipedia. Với số phiếu như vậy chúng ta đã giám nói rằng cộng đồng tương đối đồng ý rằng bài đó đáng bị xóa hay chưa? Dung005 (thảo luận) 19:29, ngày 15 tháng 5 năm 2010 (UTC)
- Cứ để như hiện nay mới là chắc chắn không chặn được rối. Chúng ta không thể chọn giải pháp bất động vì nghĩ rằng có thay đổi cũng chẳng giải quyết được gì. Nếu quy định mới cho phép giảm từ 10 rối xuống 9 rối (1 ví dụ thế) cũng là điều nên làm. Đồng thời nên như Wikipedia Pháp cho phép tác giả đầu tiên của bài viết liên quan không bị các điều kiện trên bó buộc. Dung005 (thảo luận) 19:52, ngày 15 tháng 5 năm 2010 (UTC)
Điều kiện khác
[sửa | sửa mã nguồn]Nên có thêm một điều kiện nữa là thành viên muốn có quyền bỏ phiếu phải sửa 100 sửa đổi đó ở không gian chính (mainspace) để tránh việc các elite rối dùng trò viêm đếm số lần sửa đổi để có được 100 sửa đổi. Thứ hai ở đây là rất cần là thành viên muốn có quyền bỏ phiếu phải khởi tạo >= 3 bài viết mới cho Wikipedia tiếng Việt (không là trang định hướng, đổi hướng hay gì đó tương tự); tại điều này cần thiết để có thể nhận ra rối qua thói quen sửa đổi; đây là mục đích cuối của việc chúng ta sửa đổi quy định này83.142.83.150 (thảo luận) 01:35, ngày 15 tháng 5 năm 2010 (UTC)
- Ít nhất phải 20 bài (chủ đề bất kỳ) thì mới có thể xác định được chứ 3 thì quá ít. Với 100 sửa đổi (thật sự có ý nghĩa) thì việc tạo 20 bài được giữ lại (và có thể phát triển tiếp) là không khó đối với những ai thật sự muốn phát triển Wiki. Meotrangden (thảo luận) 01:44, ngày 15 tháng 5 năm 2010 (UTC)
Meotrangden đúng. Phải làm và giữ được khoảng 20 bài thì mới đủ từng trải để tạm hiểu về wikipedia tiếng Việt cũng như các quy tắc của nó. --Ashitagaarusa (thảo luận) 02:03, ngày 15 tháng 5 năm 2010 (UTC)
- Khó thực hiện lắm, những người đủ điều kiện thì số lượng nhỏ và họ cũng ít khi tham gia biểu quyết (trừ khi bài do mình viết ra).--Longzin (thảo luận) 02:48, ngày 15 tháng 5 năm 2010 (UTC)
Về check user
[sửa | sửa mã nguồn]Tôi thì thấy chưa cần phải có check user với Wiki hạng 3 như chúng ta --عبقور*=talk-butions 07:49, ngày 14 tháng 5 năm 2010 (UTC)
- Hạng 3 thì sao nhỉ? ar, id hạng 3 như ta, hr thậm chí còn là hạng 4 mà đều có local checkuser đấy thôi. GV (thảo luận) 08:03, ngày 14 tháng 5 năm 2010 (UTC)
- Vấn nạn trầm trọng rồi, không bỗng dưng có ý kiến đề nghị việc này. Đáng lý phải có từ lâu, để giảm thiểu việc nghi ngờ lẫn nhau vô căn cứ. Cần là check luôn, dẹp ngay từ trứng nước.--117.6.64.175 (thảo luận) 07:59, ngày 14 tháng 5 năm 2010 (UTC)
- Đúng vậy, tránh nhầm lẫn. Ok.113.22.69.182 (thảo luận) 08:02, ngày 14 tháng 5 năm 2010 (UTC)
- Không chỉ trong bỏ phiếu mà còn dẹp nạn dùng rối tạo số đông "quây đánh" người khác trong thảo luận nữa. Vấn nạn này trầm trọng không kém, gây ức chế, nản lòng cho người đóng góp chân chính. Chuyện này xảy ra từ lâu và nhiều lắm rồi, nhiều người ấm ức vì không thể có kính soi vi trùng trong tay thôi.--117.6.64.175 (thảo luận) 08:04, ngày 14 tháng 5 năm 2010 (UTC)
- Tôi tưởng check user là phải theo yêu cầu chứ không được tự mình check, như vậy có khác chi khi ta nhờ meta? Nhanh hơn à? --عبقور*=talk-butions 08:07, ngày 14 tháng 5 năm 2010 (UTC)
- 2 thảo luận liên tiếp mà chẳng liên quan gì đến nhau, vậy cuối cùng Minh Huy phản đối việc có checkuser vì "Wikipedia tiếng Việt chỉ là Wikipedia hạng 3" hay là vì "có checkuser cũng chả khác gì nhờ meta"? GV (thảo luận) 08:12, ngày 14 tháng 5 năm 2010 (UTC)
- Đây là ý kiến chất vấn của tôi, không liên quan cũng chẳng sao, cứ trả lời thẳng đi --عبقور*=talk-butions 08:14, ngày 14 tháng 5 năm 2010 (UTC)
- Việc có local chekcuser sẽ làm công việc này diễn ra nhanh hơn so với việc nộp yêu cầu, ngồi đợi ở meta, cái này thì Minh Huy cũng phải tự thấy được chứ nhỉ? GV (thảo luận) 08:25, ngày 14 tháng 5 năm 2010 (UTC)
- Đây là ý kiến chất vấn của tôi, không liên quan cũng chẳng sao, cứ trả lời thẳng đi --عبقور*=talk-butions 08:14, ngày 14 tháng 5 năm 2010 (UTC)
- Nhanh nếu ta có nhiều người thay phiên trực, vậy chọn ra bao nhiêu người làm? --عبقور*=talk-butions 08:28, ngày 14 tháng 5 năm 2010 (UTC)
- 2 thảo luận liên tiếp mà chẳng liên quan gì đến nhau, vậy cuối cùng Minh Huy phản đối việc có checkuser vì "Wikipedia tiếng Việt chỉ là Wikipedia hạng 3" hay là vì "có checkuser cũng chả khác gì nhờ meta"? GV (thảo luận) 08:12, ngày 14 tháng 5 năm 2010 (UTC)
- Tôi tưởng check user là phải theo yêu cầu chứ không được tự mình check, như vậy có khác chi khi ta nhờ meta? Nhanh hơn à? --عبقور*=talk-butions 08:07, ngày 14 tháng 5 năm 2010 (UTC)
- Không chỉ trong bỏ phiếu mà còn dẹp nạn dùng rối tạo số đông "quây đánh" người khác trong thảo luận nữa. Vấn nạn này trầm trọng không kém, gây ức chế, nản lòng cho người đóng góp chân chính. Chuyện này xảy ra từ lâu và nhiều lắm rồi, nhiều người ấm ức vì không thể có kính soi vi trùng trong tay thôi.--117.6.64.175 (thảo luận) 08:04, ngày 14 tháng 5 năm 2010 (UTC)
- Đúng vậy, tránh nhầm lẫn. Ok.113.22.69.182 (thảo luận) 08:02, ngày 14 tháng 5 năm 2010 (UTC)
- Mấy ông sí sọt thay nhau đi, thêm được các tình nguyện viên tích cực như Minh Huy càng tốt.--117.6.64.175 (thảo luận) 08:34, ngày 14 tháng 5 năm 2010 (UTC)
- Không đơn giản, có vẻ như có cả một danh sách qui định cho check user và tính quan trọng của nó (đụng chạm tới quyền riêng tư nữa), bỏ phiếu phải lâu lắm --عبقور*=talk-butions 08:43, ngày 14 tháng 5 năm 2010 (UTC)
- Xin can. Đụng chạm tới quyền riêng tư và sự nguy hiểm đến tính mệnh thường không cách xa nhau. Lưu Ly (thảo luận) 08:51, ngày 14 tháng 5 năm 2010 (UTC)
- Đúng vậy, và làm checkuser lúc nào cũng phải lo nơm nớp, không dám họp mặt, không dám đi chơi vì sợ chỉ cần sơ sẩy một chút là chúng ta có thể chuyển hộ khẩu vào bệnh viện tuyến trung ương bất cứ lúc nào. 117.0.232.107 (thảo luận) 12:18, ngày 14 tháng 5 năm 2010 (UTC)
- Nếu cộng đồng đồng thuận có thêm vị trí check user thì ta sẽ giải quyết từng phần một. Tôi tin là các thành viên có tâm huyết ở đây mỗi người sẽ góp một tay thôi.--Tranletuhan (thảo luận) 08:52, ngày 14 tháng 5 năm 2010 (UTC)
- Chấp nhận, sao không diệp này kiếm luôn mấy cái khác như Rollback, sửa bộ lọc nhỉ --عبقور*=talk-butions 08:56, ngày 14 tháng 5 năm 2010 (UTC)
- Các quy định liên quan check user ở đây và xem thêm ở đây. --Tranletuhan (thảo luận) 09:22, ngày 14 tháng 5 năm 2010 (UTC)
- Xin can. Đụng chạm tới quyền riêng tư và sự nguy hiểm đến tính mệnh thường không cách xa nhau. Lưu Ly (thảo luận) 08:51, ngày 14 tháng 5 năm 2010 (UTC)
Vậy theo quy định các check user phải là những người có điều kiện ít nhất trên 18 tuổi thế thì ai trên 18 tuổi tại Wiki tiếng Việt và đáng tin nhất là sẽ không lạm quyền? Có lẽ trong trường hợp này các sysop thích hợp nhất nhưng nhìn trong danh sách thì 3/4 bị bận việc những người còn lại sẽ phải làm việc gấp đôi nếu có thêm check user vì thế nên thực hiện thế nào là tùy ý mọi người tranh luận.Tnt1984 (thảo luận) 10:08, ngày 14 tháng 5 năm 2010 (UTC)
- Ở wiki vài sysop có công việc liên quan đến công nghệ thông tin thì phải, như Minh, Dụng, Tân, Quang và cả Ctmt thì phải. Thử hỏi họ xem thế nào.--chú tễu (thảo luận) 10:31, ngày 14 tháng 5 năm 2010 (UTC)
- Theo tôi việc check user nên đi kèm với danh sách đăng ký bỏ phiếu (nhưng không phải là danh sách điều kiện cần và đủ, mà là danh sách điều kiện cần tức là có năng lực cử tri). Danh sách năng lực cử tri này nên để các thành viên có ý định tham gia bỏ phiếu tự đăng ký, nhưng sẽ phải được những người check user kiểm tra toàn bộ (danh sách). Những thành viên tích cực bỏ phiếu nếu có nhiều tài khoản, được khuyến khích đăng ký dưới 1 tài khoản chính để bỏ phiếu, vẫn có thể dùng nhiều tài khoản đăng ký bỏ phiếu nhưng mỗi một đối tượng (bài viết, tập tin,...) chỉ được một tài khoản tham gia bỏ phiếu. Và để kiểm soát việc này người check user ghi rõ các tài khoản phụ của người đăng ký tại vị trí đăng ký tài khoản đó. Những ai có nhiều tài khoản mà muốn giữ bí mật của mình thì có quyền không đăng ký vào danh sách năng lực cử chi. Những người đăng ký vào danh sách năng lực cử chi thì mới được tham gia bỏ phiếu, đây phải là điều kiện bỏ phiếu thứ 3, cùng với hạn mở tài khoản và hạn đóng góp. Tất nhiên danh sách năng lực cử chi này sẽ chỉ dành cho các thành viên đạt hai điều kiện đầu. Chúng ta không phải sợ làm nản lòng những thành viên chân chính tích cực biểu quyết, vì những người đó chắc chắn cũng muốn công bằng trong biểu quyết. Còn những người mà dùng biểu quyết vì mục đích không trong sạch thì chúng ta lại chẳng cần họ tham gia biểu quyết. Còn việc xem xét thời điểm đóng góp gần nhất của thành viên tham gia biểu quyết thì có thể cần thiết để nâng cao chất lượng biểu quyết, nhưng không phải để ngăn chặn biểu quyết không trong sạch, và nó có thể thật sự ảnh hưởng tới số lượng tham gia thành viên biểu quyết chân chính, (theo tôi chưa nên áp dụng ngay, mà nên áp dụng khi nào số lượng thành viên tham gia mỗi biểu quyết trở nên đông đảo).--Ngokhong (thảo luận) 10:50, ngày 14 tháng 5 năm 2010 (UTC)
- Danh sách trên nếu có thì người check cũng không có quyền kiểm tra (danh sách trên nếu lập ra chỉ là để chống thằng trộm ngay chứ không thể chống được thằng trộm gian). Về số lượng thành viên bỏ phiếu thì xưa nay vẫn không nhiều; tôi nghĩ không nhất thiết cần 5, cứ quá bán là được, nếu không quá bán thì do 1 bảo quan viên duy nhất quyết định nó nên xóa hay không.--chú tễu (thảo luận) 11:17, ngày 14 tháng 5 năm 2010 (UTC)
Tại sao lại không chống được trộm gian? Nếu bảo không có quyền kiểm tra, hay kiểm tra cũng không phân biệt được thì tôi chấp nhận. Nhưng đây là biểu quyết chứ không phải viết bài nên cần phải thiết lập kỷ cương, còn nếu muốn sử dụng nhiều tài khoản bí mật (điều được phép) không muốn lộ ra thì tốt nhất là đừng tham gia biểu quyết. Không nên có một luật bầu cử mang tính nửa vời cải lương. --58.187.102.189 (thảo luận) 11:31, ngày 14 tháng 5 năm 2010 (UTC) Thảo luận phía trước là của --Ngokhong (thảo luận) 11:39, ngày 14 tháng 5 năm 2010 (UTC)
- Theo tôi, chúng ta nên mở một cuộc bỏ phiếu về việc xin vị trí checkuser và người đảm nhiệm việc đó. Tuy nhiên, công cụ này nếu có thì nên hạn chế sử dụng (chỉ khi có yêu cầu và một vài bằng chứng) chứ ko áp dụng hàng loạt để tạo danh sách người có quyền biểu quyết giống như ý tưởng của Ngokhong. Vietbio (thảo luận) 12:33, ngày 14 tháng 5 năm 2010 (UTC)
- Check user ư? Tôi không phản đối nhưng chỉ nên làm với những tài khoản nghi ngờ và có bằng chứng mà thôi. Những người tham gia bỏ phiếu ở đây đã ít rồi, lại còn Check user nữa thì liệu có bao nhiêu người tham gia bỏ phiếu nữa, không cần thiết với cộng đồng nhỏ như chúng ta.--Longzin (thảo luận) 13:02, ngày 14 tháng 5 năm 2010 (UTC)
- Như đã đề cập ở trên, việc check user phải tuân thủ theo các quy định, chính sách của toàn dự án wiki chứ.--Tranletuhan (thảo luận) 13:23, ngày 14 tháng 5 năm 2010 (UTC)
- Check user ư? Tôi không phản đối nhưng chỉ nên làm với những tài khoản nghi ngờ và có bằng chứng mà thôi. Những người tham gia bỏ phiếu ở đây đã ít rồi, lại còn Check user nữa thì liệu có bao nhiêu người tham gia bỏ phiếu nữa, không cần thiết với cộng đồng nhỏ như chúng ta.--Longzin (thảo luận) 13:02, ngày 14 tháng 5 năm 2010 (UTC)
- Theo tôi, chúng ta nên mở một cuộc bỏ phiếu về việc xin vị trí checkuser và người đảm nhiệm việc đó. Tuy nhiên, công cụ này nếu có thì nên hạn chế sử dụng (chỉ khi có yêu cầu và một vài bằng chứng) chứ ko áp dụng hàng loạt để tạo danh sách người có quyền biểu quyết giống như ý tưởng của Ngokhong. Vietbio (thảo luận) 12:33, ngày 14 tháng 5 năm 2010 (UTC)
Vị trí local check user chỉ nên có từ 1 hoặc tối đa 2 người và nên nằm trong các sysop vì họ hiểu wiki hơn. Thêm nữa họ phải có mặt thường xuyên (nếu không phải hàng ngày thì cũng là vài ba ngày / lần, vì check user cũng không phải là công việc thường nhật như xoá bài nhưng cũng không phải hàng tháng mới có một lần, có mặt thường xuyên sẽ theo dõi tình hình đầy đủ hơn). Nếu có bỏ phiếu, cá nhân tôi đề cử DHN và/hoặc Vinhtantran. conbo trả lời 14:27, ngày 14 tháng 5 năm 2010 (UTC)
- Cho đến khi những yêu cầu cần checkuser mà những người được Meta cấp quyền không đáp ứng kịp, xin đừng ai ứng cử hay đề cử ai vào vị trí này.Lưu Ly (thảo luận) 15:25, ngày 14 tháng 5 năm 2010 (UTC)
- "Sự thật mất lòng", xin lỗi các bác em nói câu này khí không phải: chắc rằng rất nhiều người trong số các thành viên tích cực đã dùng hơn 1 tài khoản bỏ phiếu, chỉ có điều họ không / chưa lạm dụng là dùng hơn 1 tài khoản cùng lúc mà dùng trong những vụ bỏ phiếu khác nhau dưới tên khác nhau thui, đúng không các bác? Vì vậy khá đông các bác không tán thành lập danh sách cử tri bắt buộc hoặc check tất cả những tên có trong danh sách đó. Đây có lẽ là câu chuyện nhạy cảm nhất trong cộng đồng, số nhiều những người tốt và đàng hoàng cũng đều dùng nhiều tài khoản. Thậm chí có ai đó từng lạm dụng một vài lần rồi mà không bị lộ nên e ngại khi đăng ký vào danh sách mà chỉ có "anh A", mọi người lại hỏi: "sao anh B mọi ngày hay tới sàn giơ tay lắm mà lại không ghi tên nhỉ?" Xin lỗi tất cả các bác nào không phải như vậy.--123.16.149.144 (thảo luận) 15:41, ngày 14 tháng 5 năm 2010 (UTC)
- Tôi ủng hộ ý kiến của Conbo, nếu Wikipedia tiếng Việt có checkuser, tôi thấy không ai thích hợp hơn ngoài Dụng, nếu cần thêm một người nữa thì theo tôi Tân là người mà cộng động có thể đặt niềm tin. Tất nhiên bác Lưu Ly lo âu về chuyện lạm dụng cũng có lý, nhưng thời gian hoạt động của Dụng và Tân ở đây đã đủ lâu để mọi người có thể tin tưởng. Thực ra không cần chờ tới lúc phải chờ quá lâu ở Meta chúng ta mới nên đặt ra vị trí này, vì checkuser còn có một tính chất quan trọng nữa là tính răn đe đối với troll và sockpuppet - vấn đề vốn đã trở nên quá trầm trọng ở Wikipedia tiếng Việt chúng ta, vì vậy theo tôi vị trí này là cần, và cần ngay bây giờ. GV (thảo luận) 16:47, ngày 14 tháng 5 năm 2010 (UTC)
- "Sự thật mất lòng", xin lỗi các bác em nói câu này khí không phải: chắc rằng rất nhiều người trong số các thành viên tích cực đã dùng hơn 1 tài khoản bỏ phiếu, chỉ có điều họ không / chưa lạm dụng là dùng hơn 1 tài khoản cùng lúc mà dùng trong những vụ bỏ phiếu khác nhau dưới tên khác nhau thui, đúng không các bác? Vì vậy khá đông các bác không tán thành lập danh sách cử tri bắt buộc hoặc check tất cả những tên có trong danh sách đó. Đây có lẽ là câu chuyện nhạy cảm nhất trong cộng đồng, số nhiều những người tốt và đàng hoàng cũng đều dùng nhiều tài khoản. Thậm chí có ai đó từng lạm dụng một vài lần rồi mà không bị lộ nên e ngại khi đăng ký vào danh sách mà chỉ có "anh A", mọi người lại hỏi: "sao anh B mọi ngày hay tới sàn giơ tay lắm mà lại không ghi tên nhỉ?" Xin lỗi tất cả các bác nào không phải như vậy.--123.16.149.144 (thảo luận) 15:41, ngày 14 tháng 5 năm 2010 (UTC)
- Tôi cũng cho rằng local check user nên có từ 1 hoặc 2 người. Do check user không phải thường xuyên như các hoạt động bảo quản khác, theo tôi nên để 2 Hành chính viên là DHN và Mxn đảm nhiệm việc này.--Trungda (thảo luận) 18:17, ngày 14 tháng 5 năm 2010 (UTC)
Có hai điều:
- Checkuser phải có ít nhất hai người để người này giám sát người kia. Do đó không thể chỉ có một checkuser. Nếu bác Mekong Bluesman vẫn còn họat động thì không ai thích hợp hơn Mekong Bluesman và DHN.
- Cái này tôi nói ra đừng có chỉ trích là tôi này nọ; tôi nói đúng theo kinh nghiệm mình thôi. Checkuser nên ở ngoài Việt Nam để người đó tránh rắc rối với bên An Ninh C15. Vì Wikipedia tiếng Trung Quốc từng có một vụ tương tự khi PAP tìm đến một người họ xác định được đang ở Lục địa. Trần Vĩnh Tân là một người hoàn toàn thích hợp cả về thâm niên lẫn uy tín nhưng tôi thành thật khuyên Tân nên đắn đo trước khi đi tiếp hay không.
Kết luận là tôi ủng hộ DHN và Mxn vào vị trí này. Vì hai người này thâm niên nhất và điều kiện tốt nhất83.142.83.150 (thảo luận) 01:45, ngày 15 tháng 5 năm 2010 (UTC)
- Đúng Checkuser phải ở ngoài Việt Nam. Nguyễn Thụy Hạnh Tâm (thảo luận) 02:05, ngày 15 tháng 5 năm 2010 (UTC)
- Bạn 83.142.83.150 suy nghĩ rất thấu đáo! GV (thảo luận) 04:01, ngày 15 tháng 5 năm 2010 (UTC)
Nếu Wikipedia tiếng Việt có checkuser thì các hoạt động của họ cũng phải theo nguyên tắt tại Meta: chỉ check user khi có yêu cầu chính thức với lý do chính đáng là một thành viên nào đó đang sử dụng rối. Tôi nghĩ việc kiểm tra mỗi người bỏ phiếu bất kể có lý do nghi ngờ hay không là một hành động "fishing" và không nên được thực hiện. Tôi thấy hiện nay các yêu cầu checkuser tại Wikipedia tiếng Việt còn rất hiếm, nhưng có thể vì do ít thành viên hiểu biết tiếng Anh để yêu cầu bên meta. Các thành viên checkuser tại đây sẽ có thể đáp ứng các yêu cầu bằng tiếng Việt, nhưng sẽ không làm gì hơn các checkuser bên meta. NHD (thảo luận) 17:06, ngày 15 tháng 5 năm 2010 (UTC)
- Dụng nói đúng. Có một local checkuser thì cái lợi lớn nhất là chúng ta sẽ yêu cầu, trả lời hoàn toàn bằng tiếng Việt, chứ không cứ phải ngại viết tiếng Anh như ở meta. Còn lại, tất cả đều y hệt, chỉ checkuser khi có yêu cầu chính đáng, và các nhật trình đều được lưu lại công khai để tránh lạm dụng (nên không có kiểu 1 ngày buồn buồn check từng user chơi cho vui). Nói như vậy để cho thấy việc checkuser là công khai, không thể giấu diếm, vì vậy, bất cứ khi nào một checkuser bị compromised (dịch là bị "cưỡng đoạt"?) thì mọi người sẽ phát hiện ngay. Tân (thảo luận) 01:32, ngày 16 tháng 5 năm 2010 (UTC)
- Tôi nghĩ 1 hay 2 người vào vị trí này cũng được vì tất cả các hoạt động đều ghi lại ở nhật trình. Vấn đề là trong số các BQV ai sẽ nhận công việc này thôi, nếu có người ở ta như thế thì việc yêu cầu kiểm tra sẽ nhanh hơn và chính xác hơn (nói thật đến giờ tôi vẫn không hiểu sao meta lại kiểm tra trường hợp của Bút Chiến khi mà kiểm tra hay kiểm tra nó cũng không được gì mà còn gây hậu quả không hay). Còn về ý kiến của IP 83, tôi trước cũng nghĩ đến trường hợp này, nhưng sau khi nghĩ lại thì thấy nếu có ai muốn kiểm tra danh tính thật của các tài khoản thì họ cũng chả dại gì mà yêu cầu các Dụng hay Tân kiểm tra cho họ, họ dùng Bkis không tốt hơn à (Bkis nó còn lần được ra IP tấn công vào các trang web của Hàn Quốc cơ mà - khi đó chả có nhật trình nào được ghi lại). Đấy là ý kiến của tôi, các thành viên như Dụng, Tân, Minh hay ai đó thấy làm được thì đứng ra làm cho cộng đồng.--chú tễu (thảo luận) 05:26, ngày 16 tháng 5 năm 2010 (UTC)
- Xin lỗi để tôi nói hai cái này:
- BKIS là cái trung tâm chỉ giỏi hack và DDoS vào các trang có tính bảo mật kém. Lần trước Bkis thành công vụ Hàn Quốc la do họ tấn công máy chủ của phía bên kia (hành động theo đúng luật Việt Nam là một hành động bị cấm hoàn toàn). Với những máy chủ được bảo mật tốt như của Wikimedia thì chấp 10 cái Bkis. Thế khi mà họ bó tay trước một hệ thống họ sẽ làm gì? Điều tất nhiên là họ sẽ tấn công vào con người. Trần Vĩnh Tân quá lộ thông tin cá nhân rồi; việc bạn có đựơc quyền access tới một thông tin có giá trị như IP của các thành viên sẽ chắc chắn trở thành một việc "more harm than good". Bạn nên nhớ C15 có quyền làm bất cứ gì nếu họ cần thông tin cần thiết để bắt các nghi can. Vì vậy tôi hoàn toàn đồng ý với 8* là Trần Vĩnh Tân nên suy nghĩ cực kỳ cẩn thận trước khi đòi hỏi công cụ này.
- Thứ hai là nhận trình của Check User là một nhận trình kín hoàn toàn. Chỉ có các Check User mới được quyền thấy; giải pháp công khai nhật trình là một giải pháp lẩn quẩn và không có cơ sở.
- Hai điều này cho thấy giải pháp Mxn + DHN là best choice cho Wikipedia tiếng Việt theo đúng tình hình của cộng đồng tiếng Việt. Nếu vài ba năm tình hình đời có thay đổi chúng ta hoàn toàn có thể sẽ lại bầu Trần Vĩnh Tân.69.163.236.98 (thảo luận) 13:40, ngày 16 tháng 5 năm 2010 (UTC)
- Mxn và DHN là 2 lựa chọn hoàn hảo cho vị trí checkuser của Wikipedia tiếng Việt! An Apple of Newton thảo luận 13:53, ngày 16 tháng 5 năm 2010 (UTC)
- Đồng ý là Mxn và DHN là thích hợp nhất. Nếu không có ai có ý kiến phản đối thì chúng ta có thể đưa vào áp dụng được rồi.--DMT (thảo luận) 13:58, ngày 16 tháng 5 năm 2010 (UTC)
- Một lần nữa, đồng ý với IP trên, một số thành viện sẽ không yên tâm khi checkuser là người trong Việt Nam. Nguyễn Thụy Hạnh Tâm (thảo luận) 02:53, ngày 17 tháng 5 năm 2010 (UTC)
- Đồng ý là Mxn và DHN là thích hợp nhất. Nếu không có ai có ý kiến phản đối thì chúng ta có thể đưa vào áp dụng được rồi.--DMT (thảo luận) 13:58, ngày 16 tháng 5 năm 2010 (UTC)
- Mxn và DHN là 2 lựa chọn hoàn hảo cho vị trí checkuser của Wikipedia tiếng Việt! An Apple of Newton thảo luận 13:53, ngày 16 tháng 5 năm 2010 (UTC)
Tôi đã gửi ý kiến đến Mxn, DHN, Vinhtantran về vấn đề này. Nếu họ đồng ý thì chúng ta bỏ phiếu và gửi yêu cầu lên trên.--chú tễu (thảo luận) 07:05, ngày 18 tháng 5 năm 2010 (UTC)
- Tôi ủng hộ việc Wikipedia đã đến lúc cần có một checkuser của chính dự án để thuận lợi cho việc phát triển lành mạnh. Tôi cũng ủng hộ cho DHN và Mxn phụ trách thêm công việc này, trừ khi một trong hai bạn vì lý do khách quan ko nhận lãnh được. Tân (thảo luận) 10:49, ngày 18 tháng 5 năm 2010 (UTC)
- Tôi không phản đối ra ứng cử CheckUser nếu cộng đồng cảm thấy cần thiết. Nên nhớ nếu một Wiki có CheckUser thì phải có ít nhất hai người cùng lúc, và phải được sự đồng thuận của cộng đồng với ít nhất 25-30 phiếu tham gia. NHD (thảo luận) 15:33, ngày 18 tháng 5 năm 2010 (UTC)
- OK, vậy chúng ta giải quyết xong vụ biểu quyết này thì mở cuộc biểu quyết về CheckUser. ASM (thảo luận) 15:28, ngày 19 tháng 5 năm 2010 (UTC)
- Còn chờ ý kiến của bạn NXM nữa.--Tranletuhan (thảo luận) 16:04, ngày 19 tháng 5 năm 2010 (UTC)
- Tôi nghĩ ta có thể đẩy việc này lên trước vì chuyện bỏ phiếu có thể nhẩn nha được chứ hiện tượng rối hiện giờ ở Wikipedia quá trầm trọng rồi, ta rất cần checkuser như Dụng và Minh (tuy tôi hơi phân vân là Minh ít khi vào Wikipedia tiếng Việt quá). GV (thảo luận) 16:07, ngày 19 tháng 5 năm 2010 (UTC)
- Còn chờ ý kiến của bạn NXM nữa.--Tranletuhan (thảo luận) 16:04, ngày 19 tháng 5 năm 2010 (UTC)
- OK, vậy chúng ta giải quyết xong vụ biểu quyết này thì mở cuộc biểu quyết về CheckUser. ASM (thảo luận) 15:28, ngày 19 tháng 5 năm 2010 (UTC)
- Tôi không phản đối ra ứng cử CheckUser nếu cộng đồng cảm thấy cần thiết. Nên nhớ nếu một Wiki có CheckUser thì phải có ít nhất hai người cùng lúc, và phải được sự đồng thuận của cộng đồng với ít nhất 25-30 phiếu tham gia. NHD (thảo luận) 15:33, ngày 18 tháng 5 năm 2010 (UTC)
- Mxn vẫn lên các dự án đều (hãy xem Global Conribution của anh ta). Anh ta ngại khả năng tiếng của mình không có đủ giỏi nên ít khi viết gì, tôi không nghĩ đây là trở ngại lớn; ta cần 2 check user là để giám sát lẫn nhau. Chúng ta cần làm việc này càng nhanh càng tốt. Ủng hộ Mxn và DHN96.43.129.90 (thảo luận) 16:28, ngày 19 tháng 5 năm 2010 (UTC)
- Thực sự tôi quan tâm về kỹ thuật và bản mẫu hơn dính dáng vào những vụ nóng trong wiki. Tuy nhiên, nếu không kiếm được người khác để làm kiểm định viên bên cạnh Dụng thì tôi chấp nhận. Tôi sẽ cố gắng ghé vào Wikipedia tiếng Việt thường xuyên hơn những tháng gần đây. Bây giờ chắc phải bắt đầu đọc các cuộc thảo luận nóng bỏng dài dòng tại đây...
;^)
- Thực sự tôi quan tâm về kỹ thuật và bản mẫu hơn dính dáng vào những vụ nóng trong wiki. Tuy nhiên, nếu không kiếm được người khác để làm kiểm định viên bên cạnh Dụng thì tôi chấp nhận. Tôi sẽ cố gắng ghé vào Wikipedia tiếng Việt thường xuyên hơn những tháng gần đây. Bây giờ chắc phải bắt đầu đọc các cuộc thảo luận nóng bỏng dài dòng tại đây...
Bảo quản viên có trách nhiệm xử lí kết quả biểu quyết.
[sửa | sửa mã nguồn]Rất nhiều ý kiến phiếu bầu cần có lý do chính đáng. Tôi đề nghị chúng ta nên rõ ràng Bảo quản viên và chỉ bảo quản viên sẽ xem từng trường hợp và sẽ công nhận phiếu hay không. Bảo quản viên đã được cộng đồng tin tưởng và chắc chắn là những người có kinh nghiệm ở Wikipedia, là những người phù hợp nhất để làm chức năng này. Thành viên không đồng tình với quyết định của bảo quản viên thì có thể kiến nghị với toàn cộng đồng chứ không được "tự làm luật". Bảo quản viên cũng không nên bó hẹp chức năng của mình vào vai trò của người đếm phiếu. Dung005 (thảo luận) 10:49, ngày 29 tháng 5 năm 2010 (UTC)
- Đồng ý với anh Dũng. Để các thành viên tự tiện đóng biểu quyết, đặc biệt là các thành viên mới sẽ gây ra tình trạng tùy tiện, làm mất đoàn kết nội bộ.--Prof MK (thảo luận) 07:47, ngày 30 tháng 5 năm 2010 (UTC)
Biểu quyết
[sửa | sửa mã nguồn]Tạm thời về điểm đầu tiên tổng hợp được. Dung005 (thảo luận) 20:01, ngày 15 tháng 5 năm 2010 (UTC)
Về người check user xem tại Wikipedia:Biểu quyết phong cấp.--chú tễu (thảo luận) 09:26, ngày 21 tháng 5 năm 2010 (UTC)
Quyền đề nghị check user
[sửa | sửa mã nguồn]Đã quy định lại quyền bỏ phiếu thì cũng phải xem lại quyền đề nghị check user. Không chấp nhận đề nghị check user của IP, thành viên có đủ tư cách đề nghị check user với thành viên khác cũng phải là thành viên đủ tư cách tham gia bỏ phiếu (theo tiêu chuẩn mới đang biểu quyết), nhằm tránh việc kiện cáo nặc danh hoặc dùng rối kiện cáo xong chuồn mất hút, gây nghi ngờ mất đoàn kết.--123.16.252.166 (thảo luận) 14:17, ngày 1 tháng 6 năm 2010 (UTC)