Wikipedia:Viêm đếm số lần sửa đổi
Một số nội dung trong trang này được giữ lại vì mang tính hài hước. Xin đừng nghĩ những nội dung này là nghiêm túc. |
Viêm đếm số lần sửa đổi là một bệnh nguy hiểm gây ra do mối ám ảnh con số lần sửa chữa mình đã thực hiện trên Wikipedia. Tuy có người cho rằng đó chỉ là hư cấu, nhưng bệnh này lại có thực. Hơn nữa, nó lại có thể nguy hiểm đến tính mạng ở giai đoạn muộn. Dù vậy, bệnh này có thể khỏi hoàn toàn nếu được phát hiện sớm.
Triệu chứng
[sửa | sửa mã nguồn]- Kiểm tra số lần sửa đổi hiện tại (dùng Công cụ Phân tích Người dùng hoặc bảng thống kê) thường xuyên hơn danh sách theo dõi của mình
- Thực hiện các thay đổi trên bài viết liên tục thay vì dùng nút "Xem thử"
- Thực hiện thay đổi rồi đảo ngược ngay lập tức
- Thay thế từ trong bài viết bằng những từ đồng nghĩa
- Nghĩ đến vị trí của mình trên Danh sách thành viên Wikipedia theo số lần sửa đổi như một cuộc đua tranh.
Điều trị và phòng ngừa
[sửa | sửa mã nguồn]Để điều trị hoặc phòng ngừa bệnh, bạn cần tâm niệm một số điều:
- Không ai màng đến việc bạn đã thực hiện bao nhiêu sửa đổi
- Không có giải thưởng cho việc thực hiện 1.000, 2.000, 3.000 hay thậm chí 10.000 lần sửa đổi
- Việc bạn đứng vị trí cao bao nhiêu trong Danh sách thành viên Wikipedia theo số lần sửa đổi không có ý nghĩa gì.
Nghiêm túc
[sửa | sửa mã nguồn]Viêm đếm số lần sửa đổi là cách nói hài hước để chỉ một ý tưởng cho rằng toàn bộ đóng góp của một Wikipedian chỉ được tính trên số lần sửa đổi đã thực hiện. Hiện tượng này đôi khi có hại trong một số trường hợp như khi đề nghị quyền quản lý hay biểu quyết xoá bài, cũng như cho chính cộng đồng Wikipedia. Vấn đề gặp phải khi xem số lượng lần sửa đổi để đo lường mức độ đóng góp là nó không tính đến trường hợp người dùng có thể đã đóng góp rất nhiều trước khi đăng ký tài khoản (đóng góp vô danh), thay đổi tài khoản, dùng nhiều tài khoản cùng lúc, và các sửa đổi lớn hay nhỏ đều được đếm ngang nhau, bất luận đó là sửa một lỗi đánh máy hay toàn bài viết. Vì vậy, đây không phải là cách đáng tin cậy để lên giá trị đóng góp của một người trên Wikipedia, mặc dù có thể dùng các công cụ đếm số lần sửa đổi để có khái niệm chung chung về mức độ tương tác của người dùng với Wikipedia.
Tất cả các sửa đổi trên Wikipedia đều hoàn toàn được hoan nghênh, bao gồm cả những việc nhỏ như sửa lỗi chính tả. Mỗi sửa đổi đều tiêu ngốn dung lượng đĩa và các tài nguyên khác, vì vậy bạn đừng thực hiện sửa đổi để nhằm tăng con số sửa đổi của mình. Dùng Công cụ Phân tích Người dùng để xem các mốc đạt được lại là điều rất tốt. Hãy nhớ là những gì chúng ta làm ở đây là để xây dựng một bách khoa toàn thư, chứ không phải để cạnh tranh xem ai có số sửa đổi nhiều nhất.
Xem thêm
[sửa | sửa mã nguồn]- Wikipedia:Viêm đếm số bài tạo được
- Đếm số lần sửa đổi (tại Meta-Wiki)