Bước tới nội dung

Wikipedia:Thảo luận/Lưu 48

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Độ nổi bật toàn giám mục

[sửa | sửa mã nguồn]

Nay tôi đề nghị độ nổi bật cho toàn giám mục người Việt, kể cả các giám mục phó, phụ tá, mong các bác cho ý kiến. Sau khi BQ độ nổi bật cho các giám mục năm 2013, từ đó đến nay, các bài viết về giám mục hầu hết đã được nâng cấp đầy đủ, nhất là các giám mục sau này. Vì vậy, tôi đý nghị ý kiến trên, với sự phát triển của truyền thông, tôi tin rằng giám mục Phụ tá, Phó đã đủ dnb tương đương các giám mục chính tòa. Mong quý TV cho ý kiến. --Thuận Đức Hoàng đế 13:18, ngày 2 tháng 5 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Sau đây là cuộc biểu quyết thử nghiệmkhông có giá trị như cuộc biểu quyết' và chỉ mang tính chất tham khảo. Xin cám ơn --Thuận Đức Hoàng đế 13:18, ngày 2 tháng 5 năm 2017 (UTC)[trả lời]

  1.  Đồng ý
  2.  Chưa đồng ý
  3.  Ý kiến
  4.  Ý kiến Cần đưa lại link cuộc biểu quyết trước. Bạn cần nêu rõ lý do sao các phụ tá rồi phó giám mục giờ trở nên đủ nổi bật? Họ có những công trạng thành tích gì? Hay chỉ đơn thuần là người có chức vụ quản lý trong giáo hội? Én bạc (thảo luận) 13:21, ngày 2 tháng 5 năm 2017 (UTC)[trả lời]
Trong những năm gần đây, việc mục vụ trong các giáo phận đã phân chia đồng đều, thậm chí giám mục chính tòa còn nhường cho giám mục Phó và giám mục Phụ tá làm những công việc mục vụ quan trọng của giáo phận, hay Hội đồng giám mục chọn các giám mục Phụ tá, phó làm chủ tịch, cử đi dự Thượng hội đồng thế giới, khác xa thời trước, giám mục Chánh thường chủ sự các nghi lễ quan trọng:
Vd:
Trong bài Anphongsô Nguyễn Hữu Long: Trong tháng 6 năm 2016, ông đã rất nhiều lần thay thế giám mục chính tòa Vũ Tất trong công việc chủ tế lễ nhận giáo xứ của các linh mục tân quản xứ của khắp các giáo xứ trên địa bàn như: giáo xứ Mộ Xuân (ngày 3 tháng 6),[17] giáo xứ Bằng Giã (ngày 4 tháng 6),[18] giáo xứ Đồng Cạn (ngày 6 tháng 6)[19],... theo đúng như lịch trình đã phân chia bằng nhau với giám mục chính tòa Vũ Tất như đã thông cáo trước đó.[20].
Trong bài Phêrô Nguyễn Văn Viên cho thấy vị giám mục này với lễ tấn phong có số giáo dân tham dự rất đông, lên đến 15.000 người, chứng tỏ mức độ quan tâm của giáo dân, các phái đoàn từ Ban tôn giáo, chính quyền Tỉnh cũng đã đến gặp ông. Giám mục Viên cũng được chọn dự Thượng Hội đồng thế giới, nơi mà mỗi quốc gia chỉ có 2 người tham dự.
Giám mục Emmanuel Nguyễn Hồng Sơn có lễ tấn phong với 10.000 người tham dự, ông cũng thay Giám mục Chính tòa Tôma Nguyễn Văn Trâm cử hành lễ Truyền Dầu một trong những lễ quan trọng của công giáo và giáo hội, tượng trưng cho sự hợp nhất hàng giáo sĩ (các linh mục) vs vị giám mục của họ.
Ngay sau khi được công bố, Giám mục Đa Minh Nguyễn Văn Mạnh đã được Giám mục Chính tòa An-tôn Vũ Huy Chương nhường quyền chủ tế Nghi thức chịu nạn Chiều thứ sáu Tuần Thánh.
Giám mục Phụ tá Giuse Trần Văn Toản thay thế Giám mục Chính tòa Giuse Trần Xuân Tiếu chủ lễ phong chức linh mục của Giáo phận.

Những ví dụ nói trên cho thấy rõ khoảng cách giữa giám mục chính tòa và giám mục Phụ tá đã không còn nữa, và các giám mục trong giáo phận như cùng nhiệm vụ. Mời bác Én bạc đọc --Thuận Đức Hoàng đế 15:16, ngày 2 tháng 5 năm 2017 (UTC)[trả lời]

New Wikipedia Library Accounts Available Now (May 2017)

[sửa | sửa mã nguồn]

Hello Wikimedians!

The TWL OWL says sign up today!

The Wikipedia Library is announcing signups today for free, full-access, accounts to published research as part of our Publisher Donation Program. You can sign up for new accounts and research materials from:

Expansions

  • Gale – Biography In Context database added
  • Adam Matthew – all 53 databases now available

Many other partnerships with accounts available are listed on our partners page, including Project MUSE, EBSCO, Taylor & Francis and Newspaperarchive.com.

Do better research and help expand the use of high quality references across Wikipedia projects: sign up today!
--The Wikipedia Library Team 18:52, ngày 2 tháng 5 năm 2017 (UTC)

You can host and coordinate signups for a Wikipedia Library branch in your own language. Please contact Aaron.
This message was delivered via the Global Mass Message tool to The Wikipedia Library Global Delivery List.

19:14, ngày 3 tháng 5 năm 2017 (UTC)

Lại vấn đề họ

[sửa | sửa mã nguồn]

Dù đã buông xuôi vấn đề rồi, tuy nhiên gần đây Thành viên:Thusinhviet liên tục có những hành động xoá các nội dung CÓ NGUỒN mà tôi bổ sung cho các bài viết: Võ Tắc Thiên, Võ TòngKhâu (họ). Và cái cớ đưa ra là Vấn đề này đã được thống nhất trong thảo luận Ở TRÊN.

Tuy nhiên, điều này cần phải xem xét lại rõ ràng, tôi không nghĩ điều đó là đúng. Bởi hai điểm sau:

Thứ nhất, Thusinhviet dùng Kết luận của thảo luận trên làm lý do biện hộ cho hành động của mình, nhưng ở trên thảo luận về nội dung gì, kết luận gì? Sau khi tôi mất thời gian đọc lại, buộc phải bỏ qua việc bản thân "bị ép phải chấp nhận" với kết quả của thảo luận trên để có cái nhìn khách quan. Tóm lại, đống từ trên rút ra được mấy điều sau:

  1. Chữ 武 có hai phiên âm "võ" và "vũ", không có từ nào đúng, từ nào sai ở đây mà tùy trường hợp trong tiếng Việt mà phiêm âm khác nhau.
  2. Việc đặt tên bài cũng như việc sử dụng cách gọi (xưng hô? XL hiện tại tôi chưa nhớ rõ khái niệm này, XL) trong bài về tên người TQ phải theo phiên âm phổ biến, bất kể đúng sai hay vùng miền. Ở đây, Võ Tắc Thiên được sử dụng phổ biến hơn Vũ Tắc Thiên, Võ Tòng là phiên âm duy nhất nên "thắng", không chối cãi.

Tuy nhiên, nếu so sánh nội dung tôi đưa vào bài, thì có không vi phạm hay đi ngược lại hai kết luận trên:

  1. Trong bài Võ Tắc Thiên, tôi đưa thêm phiên âm Vũ Tắc Thiên vào phần giới thiệu, và duy chỉ có phần đó, một lần, CÓ NGUỒN, và nó không ảnh hưởng đến nội dung bài, không vi phạm việc tên gọi phổ biến.
  2. Trong bài Võ Tòng, tôi dành một phần để DẪN NGUỒN, chỉ ra phiên âm tên chữ Hán của nhân vật bị phiên âm sai (Chữ 松 không phải là Tòng) và tăng một mục trong bài để nói về lịch sử tên và phiên âm tên của nhân vật. Tuy nhiên, việc đưa tên gọi CHÍNH XÁC của nhân vật chỉ được thêm đúng một lần, không hề thay thế đối với tên bài và nội dung khác. Vậy thì ở đây nó vi phạm kết luận trên ở điểm nào?
  3. Trong bài Khâu (họ), tôi dẫn nguồn và chỉ ra rằng người TQ chỉ sử dụng một bính âm duy nhất Qiū cho cả họ 丘 và họ 邱, thậm chí họ 邱 còn chỉ là sản phẩm kiêng huý khi viết vào thế kỷ XVIII. Và nó không ảnh hưởng đến cách phát âm họ của họ. => Việc phiên âm/phát âm Khưu/Khâu và sản phẩm trong tiếng Việt như Huỳnh/Hoàng, Chu/Châu,... Và nội dung đó phải lặp lại là CÓ NGUỒN.

Như vậy, việc Thusinhviet tự ý xoá nội dung CÓ NGUỒN tôi thêm vào là không có lý do xác thực, hay ít nhất không thể sử dụng lý do ở trang Thảo luận này. --Hiếu 09:08, ngày 5 tháng 5 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Ví dụ ngay tại Wikipedia:
  1. Trường hợp trong tên có 1 chữ có nhiều cách phiên âm sang tiếng Việt: Lý Như Bá/Bách, Hồ Tông Hiến/Tôn Hiến (thậm chí Tôn phổ biến hơn do kỵ huý), Lịch Tự Cơ/Lệ Thực Kỳ,...
  2. Trường hợp sai tên khi dịch sang tiếng Việt: Đổng Trà Na, Trần Kiểu, Hác Tư Văn,...
Chứng tỏ đây là vấn đề chung và ít nhất có tiền lệ.--Hiếu 09:42, ngày 5 tháng 5 năm 2017 (UTC)[trả lời]
Sau khi bình tĩnh lại một chút, thì tôi xin tóm gọn lại vấn đề lần nữa:
  • Thứ nhất, phần Thảo luận dài dài Vũ Võ ở trên chỉ đưa ra thống nhất rằng tên bài phải đặt theo tên gọi phổ biến. Không hề cấm việc đưa vào nhiều tên gọi vào phần giới thiệu, đặc biệt là các cách phiên âm khác nhau đối với tên người TQ chứa nhiều cách phiên âm.
  • Thứ hai, việc tên nhân vật (tức tên bài) là sản phẩm sai trong phiên âm, nhưng tên phiên âm sai lại phổ biến, thì đã có tiền lệ, và việc để tên đúng vào phần đầu sao cho không ảnh hưởng tới nội dung bài (theo cách làm của tôi) là không sai.
  • Thứ ba, khi thêm vào nội dung bài, tôi đều dưa ra Nguồn và Dẫn chứng rõ ràng. Tuy nhiên thành viên Thusinhviet không màng đến điều đó và xoá cả.
  • Tóm lại: Thusinhviet đã hiểu máy móc thảo luận trên và không có sự so sánh với các trường hợp khác, và từ đó liên tục gây cản trở trong việc bổ sung thông tin cho các bài viết của tôi.
--45.122.233.79 (thảo luận) 11:44, ngày 5 tháng 5 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Nhắc về các ý bạn thêm vào bài, có nguồn mà tôi đã bỏ ra. Bao gồm:

  • Võ Tắc Thiên: Bạn đưa thông tin một cuốn sách do Viện văn học biên soạn, NXB Khoa học Xã hội phát hành năm 1978 (cách đây 39 năm) để chứng minh cho việc nhân vật Võ Tắc Thiên còn được sách báo tiếng Việt gọi là Vũ Tắc Thiên nữa. Chuyện chữ 武 có hai cách đọc Hán Việt là một chuyện rất đỗi bình thường, anh A có thể đọc Võ thì tại sao anh B lại không thể đọc Vũ ? Tìm khắp nơi thế nào cũng sẽ có tài liệu cho ra Vũ Tắc Thiên thôi.
  • Võ Tòng: Bạn thêm một đoạn dài, với nguồn, và viết có vẻ công phu vào, nhưng tôi thấy đoạn đó có vẻ nhằm chứng minh quan điểm Vũ Tùng mới đúng, còn Võ Tòng là sai hơn là viết thêm thông tin cho nhân vật này. Những đoạn như thế, tôi thấy nên bỏ vào trang thảo luận sẽ hợp lý và thấu đáo hơn là bỏ vào nội dung bào, vì nó mang tính diễn giải.
  • Khâu (họ): phiên bản ổn định của bài này là:

Khâu hay Khưu là một họ của người châu Á. Họ này có mặt ở Việt Nam, Triều Tiên (Hangul: 구, Romaja quốc ngữ: Gu) và Trung Quốc (chữ Hán: 邱, Bính âm: Qiū). Trong danh sách Bách gia tính họ này ở vị trí 151, về mức độ phổ biến họ này xếp thứ 65 ở Trung Quốc theo thống kê năm 2006. Người Trung Quốc còn một họ khác cũng được phiên âm Hán Việt là Khâu hay Khưu, đó là họ 丘.

bạn đã sửa thành

Khâu là một họ của người châu Á. Họ này có mặt ở Việt Nam, Triều Tiên. Họ Khâu (Chữ Hán: 邱, Bính âm: Qiū; Hangul: 구, Romaja quốc ngữ: Gu) và họ Khâu (Chữ Hán: 丘, Bính âm: Qiū; Hangul: 구, Romaja quốc ngữ: Gu) đứng thứ 151 trong Bách gia tính, về mức độ phổ biến họ này xếp thứ 65 ở Trung Quốc theo thống kê năm 2006.[1] Tại Việt Nam, họ này có thể đọc là Khâu hay Khưu.

Phiên bản cũ không đề cập tới việc họ Khâu/Khưu mà chữ Hán để viết nó là 丘 và 邱 có chung nguồn gốc. Tuy nhiên, đoạn bạn sửa lại phát sinh thêm nhiều lỗi mới. Thứ nhất, câu thứ 2 trong đoạn đó bạn viết là "Họ này có mặt ở Việt Nam, Triều Tiên." mà không đề cập tới Trung Quốc, trong khi câu thứ 3, bạn cho rằng họ 丘/邱 được liệt kê trong Bách gia tính và thứ hạng họ phổ biến của TQ. Đây là lỗi về logic. Thứ 2, ở câu thứ 4, bạn viết là "Tại Việt Nam, họ này có thể đọc là Khâu hay Khưu." Ý này rất mơ hồ. Nếu phiên âm tên người TQ hoặc Triều Tiên ra Hán-Việt thì câu thứ 4 này đúng, nhưng với một người Việt Nam, viết tên họ bằng chữ Quốc ngữ thì "Khâu" là "Khâu" mà "Khưu" là "Khưu", cũng như "Trâu" là "Trâu" mà "Ngưu" là "Ngưu" vậy. Tức là, câu thứ 4 này không đúng với trường hợp đây là một họ của người Việt Nam. Thứ 3, tôi cảm thấy sự công nhận về tính chính danh cho họ Khưu không được thỏa đáng với đoạn mới được sửa vào. Chúng ta là cộng đồng Wikipedia tiếng Việt, viết bằng chữ Quốc ngữ, bản chất chữ này là chú trọng lối biểu âm. Về mặt Hán tự và từ nguyên, Khâu hay Khưu là một, nhưng về biểu âm (khi viết ra chữ Quốc ngữ) đây là 2 họ khác nhau. Và bởi bài viết này là một bài viết chung cho cả 2 họ đó, nên phải được đề cập ngang hàng nhau. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 01:45, ngày 6 tháng 5 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Nếu bạn Thành viên:Vuhoangsonhn không có ý kiến gì mới thì trong vài ngày tới, tôi sẽ biên tập lại phần mở đầu của bài họ Khâu. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 04:27, ngày 9 tháng 5 năm 2017 (UTC)[trả lời]
Kể từ lần nhắn trước tới nay, vẫn không thấy bạn Thành viên:Vuhoangsonhn có động thái phản hồi gì, nếu không có gì thay đổi, tôi sẽ biên tập lại phần mở đầu của bài về họ Khâu - Khưu. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 12:30, ngày 13 tháng 5 năm 2017 (UTC)[trả lời]
☑Y đã sửa lại. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 20:29, ngày 13 tháng 5 năm 2017 (UTC)[trả lời]
  1. ^ “Trung Hoa nguyên lưu”. Đại công võng. 30 tháng 1 năm 2015.

Bài viết Pháp Luân Công Thiếu Trung Lập

[sửa | sửa mã nguồn]

Nội dung tranh luận cần đưa vào trang thảo luận của bài viết. Tuanminh01 (thảo luận) 09:38, ngày 9 tháng 5 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Beta Feature Two Column Edit Conflict View

[sửa | sửa mã nguồn]

Birgit Müller (WMDE) 14:42, ngày 8 tháng 5 năm 2017 (UTC)[trả lời]

02:25, ngày 9 tháng 5 năm 2017 (UTC)

Tiếng Việt đã được sử dụng chính thức từ đầu thế kỷ XX ?

[sửa | sửa mã nguồn]
Ý kiến thảo luận của bạn Thành viên:BacLuong ở đó rõ ràng là trung dung, tại sao bạn Thành viên:Thusinhviet lại lôi nó vào đồng thuận với bạn, để rồi bạn tự nhận là "ý kiến của chúng tôi"? Dấu hiệu này nghĩa là gì??-- Trình Thế Vânthảo luận 10:29, ngày 9 tháng 5 năm 2017 (UTC)[trả lời]
Tôi đã giải thích rất nhiều, rất rõ về văn cảnh của chữ "chính thức" của câu đó, nhưng bạn có vẻ quá "nhạy cảm" với chữ này và yêu cầu bỏ nó ra. Tôi thì không chấp nhận điều đó. Nhìn chung, đoạn mở đầu hiện nay tôi thấy đã ổn.-- Trình Thế Vânthảo luận 01:42, ngày 11 tháng 5 năm 2017 (UTC)[trả lời]
@Kẹo Dừa✌ Nếu bạn không hiểu thì tôi xác nhận là: có thể khả năng diễn giải của tôi kém, hoặc có thể khả năng hiểu của bạn kém. Bởi vậy tôi không thể giải thích thêm hay bàn với bạn vấn đề này nữa. Nhưng trước sau, tôi quyết vẫn giữ lại nguyên câu đó, không bỏ một chữ, vì cớ đã đáp ứng hoàn toàn quy chuẩn của WP. Bạn có thể sửa theo cách của bạn, tôi cũng sẽ vậy. Nếu xóa, tôi vẫn sẽ thêm vào lại. Thân mến.-- Trình Thế Vânthảo luận 16:41, ngày 14 tháng 5 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Editing News #1—2017

[sửa | sửa mã nguồn]

18:05, ngày 12 tháng 5 năm 2017 (UTC)

Prototype for editing Wikidata infoboxes on Wikipedia

[sửa | sửa mã nguồn]

Hello,

I’m sorry for writing in English. It’d be great if someone could translate this message if necessary.

One of the most requested features for Wikidata is to enable editing of Wikidata’s data directly from Wikipedia, so the editors can continue their workflow without switching websites.

The Wikidata development team has been working on a tool to achieve this goal: fill and edit the Wikipedia infoboxes with information from Wikidata, directly on Wikipedia, via the Visual Editor.

We already asked for feedback in 2015, and collected some interesting ideas which we shared with you in this thesis. Now we would like to present to you our first prototype and collect your feedback, in order to improve and continue the development of this feature.

We present this work to you very early, so we can include your feedback before and all along the development. You are the core users of this feature, so we want to make sure that it fits your needs and editing processes.

You will find the prototype, description of the features, and a demo video, on this page. Feel free to add any comment or feedback on the talk page. The page is currently not translated in every languages, but you can add your contribution by helping to translate it.

Unfortunately, I won’t be able to follow all the discussions on Wikipedia, so if you want to be sure that your feedback is read, please add it on the Wikidata page, in your favorite language. Thanks for your understanding.

Thanks, Lea Lacroix (WMDE)

21:48, ngày 15 tháng 5 năm 2017 (UTC)

RevisionSlider

[sửa | sửa mã nguồn]

Birgit Müller (WMDE) 14:44, ngày 16 tháng 5 năm 2017 (UTC)[trả lời]

21:08, ngày 16 tháng 5 năm 2017 (UTC)

New notification when a page is connected to Wikidata

[sửa | sửa mã nguồn]

Hello all,

(Xin hãy giúp dịch sang ngôn ngữ của bạn)

The Wikidata development team is about to deploy a new feature on all Wikipedias. It is a new type of notification (via Echo, the notification system you see at the top right of your wiki when you are logged in), that will inform the creator of a page, when this page is connected to a Wikidata item.

You may know that Wikidata provides a centralized system for all the interwikilinks. When a new page is created, it should be connected to the corresponding Wikidata item, by modifying this Wikidata item. With this new notification, editors creating pages will be informed when another editor connects this page to Wikidata.

This feature will be deployed on May 30th on all the Wikipedias, excepting English, French and German. This feature will be disable by default for existing editors, and enabled by default for new editors.

This is the first step of the deployments, the Wikipedias and other Wikimedia projects will follow in the next months.

If you have any question, suggestion, please let me know by pinging me. You can also follow and leave a comment on the Phabricator ticket.

Thanks go to Matěj Suchánek who developed this feature!

Cảm ơn! Lea Lacroix (WMDE) (talk)

22:02, ngày 22 tháng 5 năm 2017 (UTC)

21:05, ngày 23 tháng 5 năm 2017 (UTC)

Các con rối của Wiki tiếng Việt và những bài viết của họ

[sửa | sửa mã nguồn]

Mình chán kiểu đặt bản dnb của bạn Ahihi456 cùng với lối giải thích thiếu tinh thần xây dựng, nên tìm hiểu ở đây xem bạn ấy có phải là con rối, cũng như về các con rối khác, để cho wiki tiếng Việt cùng nhau có tìm ra cách đối phó với các con rối nói chung, và để cho các TV do đó đỡ mất thời giờ đối phó. Ngoài ra cũng để Wiki tiếng Việt đỡ mang tiếng, vì có những con rối người Việt hoạt động ở cả những tiếng khác và đã bị cấm. Hiên tại nghi ngờ đây là con rối của Likemass hoạt động từ ngày 9 tháng 3 năm 2015 bị BQV TuanUt cấm vô thời hạn (ngày 25 tháng 3 năm 2015 TuanUt đã cấm Likemass hết hạn vô hạn (cấm mở tài khoản) (Biến Wiki thành diễn đàn chính trị)). Dĩ nhiên là hoan nghênh sự tham dự của bạn Ahihi456 và các bạn khác để làm rõ vấn đề, nhất là các BQV TuanUtTrần Nguyễn Minh Huy đã cấm các tài khoản này. Dù vấn đề có được sáng tỏ, mục này vẫn nên được khai triển nếu cùng nhận thấy được những lợi ích của nó cho Wiki tiếng Việt và Wiki nói chung. DanGong (thảo luận) 19:57, ngày 27 tháng 5 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Quá chán với DanGong. Chỉ vì 1 cái bản mà bạn tìm mọi cách triệt hạ tôi. Bạn thật không quân tử. Các bạn luôn đấu tranh vì dân chủ vậy mà không có khả năng chấp nhận sự khác biệt. Dân chủ giả cầy ! Ahihi456 (thảo luận) 04:46, ngày 28 tháng 5 năm 2017 (UTC)[trả lời]
Ahihi456 mình muốn tìm tiểu sử của bạn tại Wiki, để khỏi bị cho là "câu chuyện" hay "tin đồn". Nếu bạn không phải là con rối thì đây là cơ hội để cho bạn chứng minh, và cho thấy mình là một kẻ tiểu nhân vì dám nghĩ xấu về một người khác. DanGong (thảo luận) 05:05, ngày 28 tháng 5 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Ai cũng biết là bạn ghét tôi vì đặt bản vào bài do bạn viết. Hễ có sự kiện tiêu cực nào là bạn viết bài liền không cần biết nổi bật hay không. Ahihi456 (thảo luận) 05:27, ngày 28 tháng 5 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Cần bạn Ahihi456 cho biết cụ thể nghi ngờ mình đúng hay sai. Tốt hơn nữa thì nên nêu lý do. Yêu hay ghét không là vấn đề ở đây. DanGong (thảo luận) 05:37, ngày 28 tháng 5 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Ai có thái độ ác ý với tôi thì tôi tránh xa, không việc gì phải biện minh. Ahihi456 (thảo luận) 05:45, ngày 28 tháng 5 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Likemass và các con rối

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Tìm ra thêm lỗ trống: Thành viên:Rebino ‎ có tuổi thọ từ ngày 27 tháng 3 năm 2015, chấm dứt bởi TuanUt 2 ngày sau.
  • Thành viên:Derf45 tham dự ngày 7 tháng 8 năm 2015, đến ngày 9 tháng 9 năm 2015‎ thì cũng bị TuanUt cấm.
  • Thành viên:Denikini ngay sau đó tham dự và bị cấm cùng ngày 9 tháng 9 năm 2015 (TuanUt đã cấm Denikini hết hạn vô hạn (cấm mở tài khoản) (Con rối của thành viên bị cấm/proxy mở rộng: Thảo luận diễn đàn (đã bị cấm nhiều lần trước đây)) DanGong (thảo luận) 20:17, ngày 27 tháng 5 năm 2017 (UTC)[trả lời]
  • Thành viên:Froten lại tham dự cùng ngày và ngày 13 tháng 9 năm 2015 lại bị cấm (TuanUt đã cấm Froten hết hạn vô hạn (cấm mở tài khoản) (Con rối của thành viên bị cấm/proxy mở rộng: Chuyên thảo luận diễn đàn (đã cấm nhiều lần trước đây)).
  • Ngày hôm sau Thành viên:Lumerita lại viết bài, đến ngày 3 tháng 10 năm 2015 thì bị cấm. (TuanUt đã cấm Lumerita hết hạn vô hạn (cấm mở tài khoản) (Tài khoản lách luật: Sử dụng Wikipedia với mục đích tuyên truyền, thảo luận diễn đàn)) DanGong (thảo luận) 21:02, ngày 27 tháng 5 năm 2017 (UTC)[trả lời]
  • TV này lại xuất hiện cùng ngày với tài khoản Thành viên:Frendit, đến ngày 15 tháng 11 năm 2015‎ bị TuanUt cấm
  • Đến ngày hôm sau lại viết bài với tài khoản Thành viên:Lenkera được 2 tuần, ngày 30 tháng 11 năm 2015 TuanUt viết DanGong (thảo luận) 21:13, ngày 27 tháng 5 năm 2017 (UTC)[trả lời]
  • Sau khi bị cấm được TV lại viết bài với tài khoản Thành viên:Vnreformer, đến ngày 21 tháng 12 năm 2015‎ thì TuanUt cho là đủ bằng cớ
  • Không hiểu sao mà tới ngày 1 tháng 2 năm 2016 mình mới mò ra được dấu vết, bây giờ có tên Thành viên:Spirit1200 , tồn tại được 8 ngày DanGong (thảo luận) 21:31, ngày 27 tháng 5 năm 2017 (UTC)[trả lời]
  • Dấu vết chỉ xuất hiện trở lại, có lẽ vì TuanUt nghỉ xả hơi, đến ngày 22 tháng 4 năm 2016 BQV Trần Nguyễn Minh Huy mới phát hiên và cấm Thành viên:Hatxihoi , mà hoạt động từ ngày 9 tháng 4 năm 2016
  • Đến ngày 19 tháng 9 năm 2016 TV này lại xuất hiện với tên Thành viên:Xixaxixup và vào "ngày 13 tháng 10 năm 2016 Trần Nguyễn Minh Huy đã cấm Xixaxixup hết hạn vô hạn (cấm mở tài khoản, cấm thư điện tử) (Con rối của thành viên bị cấm/proxy mở rộng: Tiếp tục quấy rối các cuộc thảo luận bằng WP:NGUYBIEN, biến Wikipedia thành diễn đàn tuyên truyền) DanGong (thảo luận) 22:07, ngày 27 tháng 5 năm 2017 (UTC)[trả lời]
có bạn nào đã đọc qua cuốn truyện "Con quỷ truyền kiếp" chưa? DanGong (thảo luận) 22:31, ngày 27 tháng 5 năm 2017 (UTC)[trả lời]

MiG29VN và các con rối

[sửa | sửa mã nguồn]

"ngày 30 tháng 9 năm 2016 Trần Nguyễn Minh Huy đã cấm MiG29VN (Thảo luận | đóng góp) hết hạn vô hạn (cấm mở tài khoản, cấm thư điện tử, không được sửa trang thảo luận của mình) (Dùng nhiều tài khoản)

Đây là một TV quốc tế vì đã bị cấm cả bên Wiki tiếng Anh như trong ghi chú trên. Bạn ta hoạt động từ ngày 28 tháng 6 năm 2011 đến ngày 17 tháng 1 năm 2015 thì bị cấm vĩnh viễn. DanGong (thảo luận) 05:17, ngày 28 tháng 5 năm 2017 (UTC). Bài Wikipedia:Sockpuppet investigations/MiG29VN/Archive bên tiếng Anh ghi nhận những nhận định của họ về TV, các con rối và các địa chỉ IP từ 24 tháng 3 2014 đến 11 tháng 10 2016. DanGong (thảo luận) 05:31, ngày 28 tháng 5 năm 2017 (UTC)[trả lời]

12:18, ngày 30 tháng 5 năm 2017 (UTC)

19:04, ngày 5 tháng 6 năm 2017 (UTC)

Mục tin tức

[sửa | sửa mã nguồn]

Mình đề nghị, chỉ đưa bài vào mục tin tức khi nó phần nào đã ổn định hoặc đã được hiệu đính. Cụ thể là bài Khủng hoảng ngoại giao Qatar 2017. Các IP dường như chỉ dịch qua loa, rồi mong đợi người khác dọn dẹp cho sạch sẽ. Không chừng các loại bài như vầy sẽ lan tràn. Các bạn vào cho ý kiến. DanGong (thảo luận) 07:23, ngày 6 tháng 6 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Dự án cuộc thi viết bài về Khoa học tự nhiên đang xin tài trợ

[sửa | sửa mã nguồn]

Tôi đã tạo một Dự án cuộc thi viết bài về Khoa học tự nhiên, đang xin WMF tài trợ với số tiền 390 USD. Dự kiến cuộc thi viết bài này sẽ tổ chức trong 2 tháng 9 và 12/2017. Mời mọi người vào xem và góp ý kiến.

Để ủng hộ cho dự án được duyệt, nhờ mọi người bấm vào nút Endorse màu xanh bên phải và viết vài câu khích lệ.

@DangTungDuong, X3cafe, Vdongold, Quenhitran, và Newone:: mọi người ủng hộ cho dự án thi viết bài đầu tiên của wikipedia tiếng Việt!

Cơ cấu giải thưởng

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Giải nhất: 50 USD x 1 giải
  • Giải nhì: 35 USD x 2 giải
  • Giải ba: 25 USD x 3 giải

Tổng cộng 195USD x 2 tháng =390 USD

Thanh toán qua thẻ cào điện thoại.

Cách tính điểm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Bài viết mới: + 3 điểm
  • 1000 bytes mới hoặc thêm vào bài: + 1 điểm

Tức là nếu bài viết mới dung lượng 5kB sẽ được 8 điểm, bài viết cũ thêm 5kB sẽ được 5 điểm. (khuyến khích tạo mới!)

Xin cảm ơn mọi người đã hỗ trợ. Tuanminh01 (thảo luận) 11:20, ngày 9 tháng 6 năm 2017 (UTC)[trả lời]

15:29, ngày 12 tháng 6 năm 2017 (UTC)

15:44, ngày 19 tháng 6 năm 2017 (UTC)

15:38, ngày 26 tháng 6 năm 2017 (UTC)

Wikidata changes now also appear in enhanced recent changes

[sửa | sửa mã nguồn]

Hello, and sorry to write this message in English. You can help translating it.

Starting from today, you will be able to display Wikidata changes in both modes of the recent changes and the watchlist.

Read and translate the full message

Cảm ơn! Lea Lacroix (WMDE) 08:33, ngày 29 tháng 6 năm 2017 (UTC)[trả lời]

(wrong target page? you can fix it here)

Deploying InternetArchiveBot and/or its tools on viwiki

[sửa | sửa mã nguồn]

Hello everyone on the Vietnamese Wikipedia. I am Cyberpower678, an administrator on the English Wikipedia and a bot operator. I have come here to ask if the Vietnamese community would welcome m:InternetArchiveBot and/or the tools that come with it. Before just asking the question, I will offer some background on the bot and the motifs for deploying this onto other wiki.

What is InternetArchiveBot?

[sửa | sửa mã nguồn]

InternetArchiveBot is a very sophisticated bot designed for the sole purpose of combating the ongoing problems of links dying. The bot is able to fully autonomously crawl through Wikipedia's article space and analyze links, that are formatted in various methods, and appropriately modify the wiki markup to preserve the sources used on articles. It uses a very reliable algorithm to determine if sites are dead or not. In addition to the advanced algorithms used to parse reference formatting, and checking websites, the bot is highly configurable to suit the needs of the wiki. I will touch more on this later. However, the bot does not have to be fully autonomous. IABot comes with a bunch of tools that editors can use, which can be found here. These tools let users report bugs found with the bot, help the bot improve it's reliability by letting users report issues with the bot's link checking abilities, finding more suitable archives the bot should use, and most importantly, provide tools where users can run the bot on a single page immediately as well queue the bot on a collection of user specified pages. So if the fully autonomous is not desired, these tools can still be a way to allow users to combat link rot.

Why deploy InternetArchiveBot?

[sửa | sửa mã nguồn]

The IABot project was started when the community wish list survey of 2015 had a proposal to introduce a global bot to repair broken links. The proposal made number 1 on the wishlist and thus this Phabricator ticket was created. This ticket is to track if there is consensus and it's deployment progress on this wiki. As of June of 2017, this project hit the 2 year mark in its development.

About InternetArchiveBot

[sửa | sửa mã nguồn]

IABot uses intelligent algorithms to parse wiki text as humanly as possible. That means it will handle formatting differently when inside <ref> tags, as compared to when outside. It's able to detect citation templates and handle those correctly. When inside a reference, provided this Wikipedia uses them, IABot adds {{wayback}} or equivalent appropriate archive templates to plan external links. For unbracketed, or untitled external links, it can convert those to citation templates. When outside of references, IABot can directly replace the external link with an archive URL to avoid disrupting the final rendering of the article. It can still handle citation templates normally. IABot avoids editing URLs inside unknown templates, or URLs hidden inside <nowiki> and HTML comment tags. IABot maintains a massive database of URL metadata that helps it to efficiently do its job. The tools mentioned above can also access this database, where users can immediately fix any issues they discover that IABot will then immediately make use of. Essentially the bot will learn as more users help it to become more reliable. The error rate is very low (<0.01%) of the edits are error prone.

Different configurations of IABot

[sửa | sửa mã nguồn]

As mentioned above, IABot is very configurable to suit the wiki as needed. IABot is {{nobots}} compliant, and offers a run page in case of malfunction. Because different language Wikipedias have different cultures and work methods, this ideology was considered during IABot's initial development. When IABot is making its run, it can be instructed to make the needed fixes on the main article and report those changes to the talk page. Alternatively, the talk messages can be switched off, or the bot can be instructed to only leave talk messages alerting editors to dead URLs it found on the respective article. IABot can proactively add archive URLs to all URLs, including the non-dead, or simply restrict its changes to the URLs tagged as dead, or even URLs it sees as dead that are untagged. IABot can be instructed to restrict its operations to only links inside <ref> tags or the entire article. A complete description of InternetArchiveBot, including the configuration options can be found at m:InternetArchiveBot.

Supported wikis

[sửa | sửa mã nguồn]

InternetArchiveBot is approved to run on the following wikis:

  1. English Wikipedia
  2. Swedish Wikipedia
  3. Norwegian Wikipedia
  4. Dutch Wikipedia
  5. Chinese Wikipedia
  6. Wikispecies

The big question

[sửa | sửa mã nguồn]

Would InternetArchiveBot, and/or its tools be a welcomed addition to the German Wikipedia? Keep in mind that if the bot's full autonomy is not desired that these tools exist to give user control over the bot operation. Here are some examples. Showing examples from different wikis to demonstrate the cross wiki compatibility.—CYBERPOWER (thảo luận) 18:36, ngày 2 tháng 7 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Fully autonomous edits

[sửa | sửa mã nguồn]

User summoned bot edits

[sửa | sửa mã nguồn]

Take note that the edit summaries link to the requesting user for attribution.

Direct page analysis with the tools

[sửa | sửa mã nguồn]

These are edits made using the single page analysis tool mentioned above. The tool offers some options that are not available when summoning the bot. These options override the wiki set configuration the bot uses when running. Logically these options can be set for single page edits since the edit is made from the user account directly and they are responsible for the edit. Such disruption is harder to manage when the bot is being executed on a collection of pages with disruptive options.

Discussion

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. Support Much needed bot for fixing broken link in this project.--Lão Ngoan Đồng (thảo luận) 02:43, ngày 18 tháng 7 năm 2017 (UTC)[trả lời]
  2. Support Good tool. P.T.Đ (thảo luận) 07:54, ngày 18 tháng 7 năm 2017 (UTC)[trả lời]
  3. Support Great service, very much appreciated. Tuanminh01 (thảo luận) 09:20, ngày 18 tháng 7 năm 2017 (UTC)[trả lời]
  4.  Ủng hộ, it is needed to maintain our interlinks.--Prof. Cheers! (thảo luận) 04:07, ngày 19 tháng 7 năm 2017 (UTC)[trả lời]
  5. Support good toot, we really need it. Xuân (thảo luận) 05:38, ngày 19 tháng 7 năm 2017 (UTC)[trả lời]

15:32, ngày 3 tháng 7 năm 2017 (UTC)

Thêm tiếng Hán ở trước tên nhân vật lịch sử Việt Nam

[sửa | sửa mã nguồn]

Thú thật, nói nhiều rồi, bàn nhiều, nhưng tôi vẫn chưa thông được. Ví dụ phần mở đầu của bài HQ Ly: Hồ Quý Ly (chữ Hán: 胡季犛; 1336 – ?), cũng gọi Hồ Chương Hoàng (胡章皇), lấy húy kị Hồ Nhất Nguyên (胡一元).

Rõ ràng, là có ý đồ khác của 1 số nhân vật ở đây, tôi không nghe thấy ở đâu gọi Hồ Chương Hoàng, rồi từ húy kị, nó rất xa lạ với thời nay. Họ không viết bài gì cả, chỉ đi thêm tiếng Hán vào các bài viết. Tôi cũng không rõ nhóm này có ý đồ gì, đề nghị bqv thận trọng với những nhân vật này.Khoailangvietnam (thảo luận) 05:20, ngày 5 tháng 7 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Khoailangvietnam (thảo luận) 05:20, ngày 5 tháng 7 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Đã có thỏa thuận khi nào tên các nhân vật lịch sử được thêm tiếng Hán vào. Bạn Khoailangvietnam đã đọc qua chưa, và có vi phạm ở bài này không? Còn những tên khác bạn nghi ngờ thì nên đặt bản cần nguồn trước đã. DanGong (thảo luận) 07:14, ngày 5 tháng 7 năm 2017 (UTC)[trả lời]
Gì chứ tôi thấy loại thông tin có ích ra khỏi bài viết là muốn làm ngu hóa độc giả rồi. Ai muốn dốt, ai không muốn hiểu ngôn từ thì xin miễn đọc. Đừng có ép người khác phải kém cỏi và cực đoan như mình. À, mà hỏi cái, không biết có hiểu từ "cực đoan" nghĩa là gì không nhỉ ? Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 18:11, ngày 6 tháng 7 năm 2017 (UTC)[trả lời]

15:07, ngày 10 tháng 7 năm 2017 (UTC)

Accessible editing buttons

[sửa | sửa mã nguồn]

Whatamidoing (WMF) (talk) 22:23, ngày 10 tháng 7 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Ghi đầy đủ địa chỉ nơi ở của nhân vật, theo các bạn có nên không

[sửa | sửa mã nguồn]
Vừa rồi, có thành viên liên tục đăng các thông tin cá nhân như nơi cư trú của nhân vật, hay nơi cư trú hiện nay của nhân vật với cụ thể số nhà, tên đường, theo các bạn việc ấy có nên làm không? Hoàng Đạt ®, thảo luận ©_ 09:29, ngày 11 tháng 7 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Không nên

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. Theo mình nghĩ thông tin cá nhân như quê quán thì nên để lại vì còn có nguồn kiểm chứng. Còn thông tin hiện nay đang sống ở đâu thì nên lược bỏ vì đấy là thông tin cá nhân (vi phạm quyền tự do riêng tư của cá nhân, chưa được cá nhân đồng ý mà đã sử dụng). Hơn nữa thông tin hiện nay đang sống ở đâu không phải thông tin nào cũng có đầy đủ nguồn kiểm chứng. Thânǃ  T à i T â m T ì n h  Thảo luận 09:59, ngày 11 tháng 7 năm 2017 (UTC)[trả lời]
  2. Cực kỳ không nên. Phải bảo vệ thông tin cá nhân của nhân vật.Typue (thảo luận) 10:28, ngày 11 tháng 7 năm 2017 (UTC)[trả lời]
  3. Mình cũng nghĩ một trang bách khoa không nên đưa lên những chi tiết như địa chỉ nhân vật, tôn trọng phần nào đời tư cá nhân. Dứt khoác như vậy, thì khỏi phải mất công kiểm chứng, ai muốn công khai, địa chỉ đã thay đổi chưa. DanGong (thảo luận) 11:39, ngày 11 tháng 7 năm 2017 (UTC)[trả lời]
  4. Thông tin về quê quán hoặc nơi cư trú tới cấp quận là được rồi. Độc giả bình thường không cần thiết phải biết những thông tin quá cụ thể về địa chỉ cư trú, điều này vi phạm tự do riêng tư cá nhân của nhân vật còn sống, thậm chí, theo các ví dụ trên, đây là các chính khách cấp cao, việc công khai địa chỉ tư gia có thể khiến nhân vật không được an toàn. Có thể vì lý do nào đó, như vì nhiệm vụ công tác, mà nhân vật này phải công khai nơi cư trú. Tuy vậy, công chức thì cũng có nhiệm kỳ, hết nhiệm kỳ thì các thông tin quá sức riêng tư đó có thể sẽ bị gỡ xuống khỏi trang chủ của cơ quan, còn khi đã đăng lên Wikipedia thì thông tin sẽ bị lưu lại vĩnh viễn. Ai đó muốn tìm hiểu nơi cư trú của lãnh đạo, người đó có thể đến website cơ quan tìm hiểu, chứ nhất định không nên tới Wikipedia tìm. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 12:07, ngày 11 tháng 7 năm 2017 (UTC)[trả lời]
  5. Theo tôi là không nên, thông tin chỉ dừng ở quê quán, chỗ ở hiện nay là tên thành phố hoặc cùng lắm thêm quận. Chưa kể các chính khách cấp cao có chính sách nhà ở công vụ thường được thay đổi theo chức vụ hoặc nhiệm kỳ. Các thông tin sẽ trở nên lỗi thời nếu không được cập nhật hoặc cập nhật sai ... Hoàng Đạt ®, thảo luận ©_ 12:30, ngày 11 tháng 7 năm 2017 (UTC)[trả lời]
    Số 10 phố Downing là nơi gia đình thủ tướng Anh sinh sống, tòa tháp Trump là nơi gia đình tổng thống Trump ở, ai cũng biết, có sao đâu? Future ahead (thảo luận) 13:02, ngày 11 tháng 7 năm 2017 (UTC)[trả lời]
  6. Không nên. Trích [73]: Do not use public records that include personal details, such as date of birth, home value, traffic citations, vehicle registrations, and home or business addresses.In a similar vein, articles should not include postal addresses, e-mail addresses, telephone numbers, or other contact information for living persons, although links to websites maintained by the subject are generally permitted. Các thông tin về địa chỉ, nhóm máu, ... là quá riêng tư.  A l p h a m a  Talk 02:39, ngày 12 tháng 7 năm 2017 (UTC)[trả lời]
    Nếu nói như bạn, thì tất cả các nhân vật còn sống trên tất cả các wikipedia hiện tại phải xóa ngày tháng sinh đi, nhưng hiện tại các wikipedia đều không làm vậy. Ví dụ en:Donald_Trump.Future ahead (thảo luận) 15:34, ngày 13 tháng 7 năm 2017 (UTC)[trả lời]
    Chỉ có mức chấp nhận được như tên, ngày tháng năm sinh, ... nhưng không quá chi tiết như nhóm máu, số CMND, Passport, số tài khoản ngân hàng, ... được chưa bạn?  A l p h a m a  Talk 13:48, ngày 17 tháng 7 năm 2017 (UTC)[trả lời]
  7. Không nên. Như các ý kiến trên: tính riêng tư cá nhân, địa chỉ thường trú có thể thay đổi, cả chính khách và người lĩnh vực khác, mà đổi nhà thì ít ai loa lên báo, nên có thể thông tin lỗi thời không còn đúng, một người có thể có nhiều nơi ở (nhất là người giàu) mai ở đây kia ở đó. Én bạc (thảo luận) 06:20, ngày 12 tháng 7 năm 2017 (UTC)[trả lời]
  8. Tôi nghĩ không nên, trừ khi được nhân vật cho phép. Hơn nữa nơi cư trú thường không cố định. Đối với những nhân vật đã quddowisdf, có thể đưa thông tin về quê quán... và đương nhiên phải có nguồn. Morning (thảo luận) 09:38, ngày 12 tháng 7 năm 2017 (UTC)[trả lời]
  9. Không nên, với bất cứ thông tin nào về nơi cư trú cụ thể đến số nhà, đường/phố. Việt Hà (thảo luận) 19:41, ngày 12 tháng 7 năm 2017 (UTC)[trả lời]
  10. Không nên vì hai lẽ: Thứ nhất, địa chỉ nơi cư trú thuộc bí mật cá nhân. Thứ hai, địa chỉ nơi cư trú là yếu tó khả biến, có thể thay đổi. Chẳng lẽ khi một nhân vật nào đó chuyển nơi cư trú từ quận A sang quận B thì ta cũng bổ sung vào bài ? --Двина-C75MT 05:48, ngày 14 tháng 7 năm 2017 (UTC)--[trả lời]
  11. Đồng tình với các ý kiến trên, vì bí mật thông tin cá nhân và thông tin này hay thay đổi - rất khó có nguồn gốc tin cậy khi có những thay đổi này. Chỉ có 1 "khe cửa rất hẹp": nếu thông này liên quan đến vụ việc/vụ án mà nhân vật có dính líu, mà thông tin này trở thành quan trọng trong việc xác định kết quả, nguyên nhân sáng tỏ vụ việc/vụ án đó (VD: nhân vật bị nạn trong vụ rải bom chiến tranh/khủng bố ở khu phố nào đó...).--Trungda (thảo luận) 07:32, ngày 14 tháng 7 năm 2017 (UTC)[trả lời]
  12. Tôi thấy là không nên đưa vào, đây là những thông tin mang tính riêng tư cá nhân cao, và lại khó kiểm chứng, thường dễ biến động.--Gió Đông (thảo luận) 16:43, ngày 16 tháng 7 năm 2017 (UTC)[trả lời]
  13. Thông tin không có giá trị gì cho lắm, ngoài ra các quan chức thường không sống đúng nơi đã đăng ký đâu nên tôi không hiểu phải đưa vô để làm gì ?--Lão Ngoan Đồng (thảo luận) 02:45, ngày 18 tháng 7 năm 2017 (UTC)[trả lời]
  14. Thông tin chi tiết, nhưng ít tác dụng bách khoa, thêm vào để làm gì? Thái Nhi (thảo luận) 14:05, ngày 18 tháng 7 năm 2017 (UTC)[trả lời]
  15. Thông tin này cá nhân quá rồi. Xuân (thảo luận) 05:45, ngày 19 tháng 7 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Có thể nêu

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. Thông tin của Đồng chí Đinh La Thăng công bố công khai rộng rãi (nguồn) thì Wiki ta ngại gì không cho vào cho đầy đủ  Tân - Vương  10:32, ngày 11 tháng 7 năm 2017 (UTC)[trả lời]
  2. Địa chỉ đại biểu Quốc hội được công khai có nguồn đàng hoàng ở Hội đồng bầu cử Quốc gia. Đại biểu Quốc hội không phải là nhân vật bình thường mà là nhân vật đại diện cho dân (cử tri), cử tri muốn liên hệ với họ để nhờ họ chuyển đạt nguyện vọng, khiếu nại. Vì thế Hội đồng bầu cử mới công khai địa chỉ trên website, và cả thông tin của ứng cử viên vào ngày bầu cử. Đối tượng cuộc thảo luận này không nên tính Đại biểu Quốc hội đương nhiệm.Future ahead (thảo luận) 12:42, ngày 11 tháng 7 năm 2017 (UTC)[trả lời]
    Đại biểu quốc hội là do dân cử, thì đương nhiên là đại diện cho cử tri. Mỗi người làm việc 8 tiếng một ngày, đại biểu Quốc hội cũng thế. Điều đó hiển nhiên là ngoài giờ làm việc, họ có quyền sống cuộc đời của riêng họ chứ không phải cho nhân dân. Đại biểu Quốc hội có nơi làm việc, và đương nhiên, nơi ấy không phải nhà riêng. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 13:15, ngày 11 tháng 7 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Ý kiến khác

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. Các bạn thấy cuộc thảo luận này có nên mở rộng thành cuộc biểu quyết không ? Hoàng Đạt ®, thảo luận ©_ 12:13, ngày 11 tháng 7 năm 2017 (UTC)[trả lời]
    Cần làm rõ các trường hợp ĐBQH mà chính quyền công khai như thế Hoàng Đạt ®, thảo luận ©_, và mức độ sát của tin (VD: ghi tỉnh người đó sống hay ghi đến huyện, phườg hay đường?) , theo t nên để thảo luận 2-3 ngày rồi ta BQ :3 -- Tân - Vương  13:39, ngày 11 tháng 7 năm 2017 (UTC)[trả lời]
Ai muốn liên lạc với ĐBQH thì nên vào đúng trang để được cung cấp địa chỉ chính sác và cập nhật. Wiki không phải là nơi để cung cấp những dịch vụ này. Ngoài ra những người có lòng muốn ghi cả địa chỉ, ít nhất phải cung cấp nguồn. Cho dù biểu quyết thế nào, nếu không ghi nguồn đáng tin cậy thì nên xóa ngay. DanGong (thảo luận) 14:40, ngày 11 tháng 7 năm 2017 (UTC). chính xác chức không phải chính sác  T à i T â m T ì n h  Thảo luận 14:56, ngày 11 tháng 7 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Từ thờ, Am thờ, Nghè thờ, Điện thờ, Phủ thờ có đủ tiêu chí có bài trên wiki không

[sửa | sửa mã nguồn]

Xin ý kiến cộng đồng! Morning (thảo luận) 09:43, ngày 12 tháng 7 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Có ý kiến cho rằng bài chưa đủ chất lượng. Morning (thảo luận) 09:52, ngày 12 tháng 7 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Theo mình nghĩ các bài viết này không nên giữ vì thực sự quá ngắn và hơn nữa có thể gộp chung vào một bài viết duy nhất có thể đặt tên bài đó là Thờ (tín ngưỡng Việt Nam). Thân!  T à i T â m T ì n h  Thảo luận 10:38, ngày 12 tháng 7 năm 2017 (UTC)[trả lời]
Tôi thì nghĩ các bài này đáng để giữ. Thông tin trên đó tuy có vẻ rời rạc và ít ỏi nhưng khá có ích. Chúng ta nên cân nhắc về tầm quan trọng của chủ thể hơn là độ hoàn thiện của bài viết. Bài viết sơ khởi nào mà chất lượng không sơ khai ? Phương án gộp lại thành một bài viết cũng khá hợp lý, nó giúp tập trung thông tin vào một bài hơn là dàn trải thành nhiều bài làm thông tin mỗi bài thật ít ỏi. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 20:10, ngày 12 tháng 7 năm 2017 (UTC)[trả lời]
Theo tôi nên gộp vào 1 bài viết về tín ngưỡng (ví dụ như: thờ phụng, ...). Ngoài ra chúng ta vẫn còn nơi thích hợp khác là dự án vi.wiktionary --Gió Đông (thảo luận) 16:41, ngày 16 tháng 7 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Mời các bạn tham gia đóng góp và cho ý kiến thảo luận tạiː Wikipedia:Thảo luận/Sửa đổi và bổ sung Độ nổi bật (người) về chính khách thuộc lĩnh vực chính trị hành chính. Xin cám ơnǃ
 T à i T â m T ì n h  Thảo luận 06:43, ngày 13 tháng 7 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Mở bài viết về danh sách các tuyến xe buýt tại Bình Định

[sửa | sửa mã nguồn]

Tôi có để một tin nhắn tương tự bên Bàn tham khảo nhưng chưa thấy ai trả lời nên xin phép được đăng lại trên trang này

Hiện tại trên địa bàn tỉnh Bình Định có khoảng 15 tuyến xe buýt liên huyện và 1 tuyến liên tỉnh, do hai đơn vị trong tỉnh khai thác từ năm 2003. Tôi rất muốn được viết một bài về danh sách các tuyến xe buýt tại tỉnh này nhưng hơi lo lắng về độ nổi bật. Nguồn tôi có thể kiếm được nhưng phần nhiều lại từ báo địa phương các của tỉnh Bình Định và Phú Yên, trang chủ Sở Giao thông Vận tải Tỉnh Bình Định và trang chủ Xí nghiệp Xe buýt Quy Nhơn. Hiện tại trên Wikipedia tiếng Việt chỉ có danh sách các tuyến xe buýt của 6 tỉnh thành phố như biểu mẫu sau

Trong đó danh sách của tỉnh Thái Bình từng bị đem ra biểu quyết xóa bài vì nghi ngờ độ nổi bật nhưng được giữ lại vì tỉ lệ phiếu ngang nhau. Mong những thành viên có kinh nghiệm cho ý kiến về vấn đề này. Tôi có thể nháp thử bài để mọi người cho ý kiến. —Phamthuathienvan (thảo luận) 13:23, ngày 27 tháng 6 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Theo ý kiến riêng mình, nếu bài viết tốt, như những bài không bị xóa, thì khó mà có lý do để các TV bỏ phiếu xóa bài. DanGong (thảo luận) 15:02, ngày 16 tháng 7 năm 2017 (UTC)[trả lời]
Cảm ơn DanGong đã cho ý kiến. Mình sẽ chờ thêm ý kiến của nhiều thành viên khác.—Phamthuathienvan (thảo luận) 08:30, ngày 17 tháng 7 năm 2017 (UTC)[trả lời]

22:59, ngày 17 tháng 7 năm 2017 (UTC)

Mời các bạn tham gia Biểu quyết tạiː Wikipedia:Thảo luận/Sửa đổi và bổ sung Độ nổi bật (người) về chính khách thuộc lĩnh vực chính trị hành chính/biểu quyết. Xin cám ơnǃ
 T à i T â m T ì n h  Thảo luận 07:44, ngày 18 tháng 7 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Page Previews (Hovercards) update

[sửa | sửa mã nguồn]

CKoerner (WMF) (talk) 22:33, ngày 20 tháng 7 năm 2017 (UTC)[trả lời]

15:57, ngày 24 tháng 7 năm 2017 (UTC)

Về việc đặt bảng dnb của bạn Thusinhviet tại bài viết Min (ca sĩ Việt Nam)

[sửa | sửa mã nguồn]

Về việc ngày hôm nay, bài viết Min (ca sĩ Việt Nam) bị bạn Thusinhviet đặt bản dnb, trong khi bài viết đã chứng minh dnb cả trong bài viết lẫn trong thảo luận của bài viết là hành động cố ý biến một bài viết đủ dnb thành bài viết không đủ dnb và bị đem ra biểu quyết xóa. Vì sao bài viết đủ dnb thì mình đã tranh luận trong phần thảo luận của bài viết. Nhưng mình sẽ đem ra đây một lần nữa để tất cả các bạn có cái nhìn tổng thể hơn sự việc. Trong quy định Wikipedia:Độ_nổi_bật_(âm_nhạc), tiêu chí với người hoặc nhóm biểu diễn, có tổng cộng 12 tiêu chí mà một người hay một nhóm biểu diễn (bao gồm ban nhạc, nhạc công, ca sĩ, rapper, dàn nhạc giao hưởng, DJ, ban nhạc kịch...) là nổi bật nếu thỏa mãn một trong 12 tiêu chí đó. Trong đó bài viết đã đạt được rất nhiều tiêu chí bao gồm:

  1. Là chủ đề của nhiều tác phẩm đã xuất bản, có nguồn độc lập với chủ thể và đáng tin cậy: Trong bài viết tôi đã dẫn nguồn từ rất nhiều tờ báo lớn, có uy tín ở VN như: VnExpress, Zing News, Vietnamnet, Tuổi Trẻ, Thanh Niên... Tuy nhiên bạn Thusinhviet đều bác bỏ vì cho rằng đó là bài báo lăng xê.
  2. Có một bài hit đã lọt vào bất kỳ bảng xếp hạng quốc gia nào: Trong bài viết, tôi cũng đã dẫn nguồn rằng ca khúc Ghen lẫn ca khúc Có Em Chờ của ca sĩ này dẫn đầu một thời gian dài BXH Zing Chart.
  3. Được đưa tin đáng kể bởi một nguồn đáng tin cậy về một chuyến lưu diễn quốc tế, hay một chuyến lưu diễn cấp quốc gia ở ít nhất một nước có chủ quyền: Tôi cũng đã có đưa dẫn chứng về việc Min tham gia lưu diễn tại Viral Fest Asia 2017 ở Thái Lan, nó thỏa mãn tiêu chí trên, nghĩa là có lưu diễn tại một quốc gia có chủ quyền. Nhưng Thusinhviet viện dẫn là Viral Fest Asia không đủ nổi bật để, trong khi điều đó không được quy định tại tiêu chí này.
  4. Đã chiến thắng hoặc nhận được một đề cừ cho một giải thưởng âm nhạc quan trọng: Tiêu chí này cũng đã được dẫn chứng trong bài viết bao gồm 1 đề cử Nữ ca sĩ đột pháM/V xuất sắc nhất tại YAN VPOP 20 Music Awards 2015. Giải thưởng này được liệt kê vào bài Các giải thưởng âm nhạc Việt Nam, cũng như được đề cập đến trong các tờ báo lớn tại VN.
  5. Là chủ đề được phát sóng nửa giờ trở lên trên một đài phát thanh hay hệ thống truyền hình quốc gia: Trong bài viết cũng đã đề cập và dẫn nguồn đến 3 chương trình phát sóng trên Đài Truyền Hình Việt Nam (VTV) trong đó ca sĩ này góp mặt với tư cách là chủ đề và 2 trong số 3 chương trình trên có thời lượng trên 30 phút.

Theo quy định của Wikipedia thì chỉ cần đạt một trong các tiêu chí trên thì bài viết đủ nổi bật để tồn tại. Tuy nhiên thành viên Thusinhviet vẫn bỏ qua hết để gắn thẻ dnb lên bài viết và cố tình biến bài đủ dnb thành chưa đủ dnb dẫn đến việc bị lập biểu quyết xóa trong tương lai.

Mong các thành viên cùng nhau thảo luận về sự việc và tạo tiền đề để các thành viên khác thận trọng hơn trong việc gắn thẻ dnb cho các bài viết khác sau này. Xin cảm ơn mọi người. Nguyễn Đỗ Trung (thảo luận) 08:19, ngày 29 tháng 7 năm 2017 (UTC

Thảo luận ta tạm chia thành hai bên, đồng ý bài Min đủ dnb, và không đồng ý cho tiện theo dõi.

  1. Cứ đưa ra biểu quyết xóa là rõ thôi, còn tôi dù rất thường xem và nghe nhạc nhưng thấy đây là một cái tên lạ hoắc. Có thể chỉ vài bài báo đưa tin kiểu như kênh 14, zing ... theo tôi là rõ ràng chưa đủ nổi bật. Atz (thảo luận) 08:42, ngày 29 tháng 7 năm 2017 (UTC)[trả lời]
    Như mình đề cập ở trên, nguồn của mình dẫn ra đủ các đầu báo hàng đầu VN như VnExpress, Vietnamnet, Tuổi Trẻ, Thanh Niên... Mình chưa bao giờ dùng nguồn từ kênh 14, Zing thì mình sử dụng có giới hạn. Cái mình nêu ra ở đây là mình chứng minh được dnb của nó, nhưng bài viết bị biến từ bài đủ dnb thành bài không đủ dnb và đưa ra biểu quyết.Nguyễn Đỗ Trung (thảo luận) 09:16, ngày 29 tháng 7 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Ý kiến khác

[sửa | sửa mã nguồn]
  1.  Ý kiến Tôi nghĩ nên tạm để biển dnb đó một thời gian rồi sau ta đem ra Wikipedia:Biểu quyết xóa bài sẽ thích hợp hơn thảo luận ở không gian này. jan Win 08:49, ngày 29 tháng 7 năm 2017 (UTC)[trả lời]
    Mình đem ra thảo luận ở đây là bởi bài viết đã chứng minh dnb theo như quy định của wiki, nhưng lại bị biến thành không đủ dnb và bị đem ra biểu quyết. Nếu như vậy thì quy định về dnb của wiki có tác dụng gì ở đây ? thảo luận quên ký tên này là của Nguyễn Đỗ Trung (thảo luận • đóng góp).
    Tôi không rõ bị biến thành không đủ dnb là gì, vì ta không thể biến trang thành không đủ dnb, các bài viết xuất hiện tranh cãi về độ nổi bật như thế này thường được đem ra thảo luận khoảng nhiều nhất 1 tháng tại trang biểu quyết xoá bài, đây là nơi thích hợp hơn trang thảo luận chung của Wikipedia (là trang Wikipedia:Thảo luận). Ta chỉ nên đem bài viết ra đây nếu biểu quyết xoá bài thật sự không hiệu quả. jan Win 09:34, ngày 29 tháng 7 năm 2017 (UTC)[trả lời]
  2.  Ý kiến Thiệt là khổ với bạn quá đi. Tôi đặt biển đnb là mời mọi người vào đó để thảo luận xem nhân vật trong bài viết đó có đủ nổi bật để có bài trên Wikipedia hay chưa. Chứ cái biển đặt đó đâu có tự động làm cho bài bị xóa được. Nếu có nhiều người vào thảo luận thì tôi rất hoan nghênh, nhưng tự nhiên lại xé thảo luận làm hai nơi thế này có phải làm loãng không khí thảo luận quá không. Đúng ra bài viết khi đem ra biểu quyết xóa bài, thì mọi người mới bỏ phiếu coi có đủ nổi bật hay không (trước đó chỉ dành cho thảo luận), tự dưng bây giờ mới có 1-2 ngày kể từ ngày đặt bảng, bạn lại đem ra đây cho mọi người bỏ phiếu. Rồi kết quả tại đây có được cộng vào luôn ở BQXB không ? Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 15:54, ngày 29 tháng 7 năm 2017 (UTC)[trả lời]
    Này đâu phải BQ đâu, ta chia hai bên quan điểm cho dễ theo dõi đó ông, cái này t từng làm rồi! Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) -- Tân - Vương  15:58, ngày 29 tháng 7 năm 2017 (UTC)[trả lời]
    Vậy đây gọi là "thảo luận về việc có nên thảo luận về việc ca sỹ Min có nổi bật hay không" phải không ? Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 16:04, ngày 29 tháng 7 năm 2017 (UTC
    Có thể tham khảo về ý kiến nhiều người xem việc đặt biển này có đúng hay ko đó mà Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) -- Tân - Vương  16:19, ngày 29 tháng 7 năm 2017 (UTC)[trả lời]
    Bài này tạo ra không nhằm mục đích trưng cầu ý kiến hay lấy biểu quyết xóa, mà mục đích là lấy ý kiến mọi người về việc đặt bảng dnb là đúng hay sai thôi. Tại hiện nay có một số bạn nhầm lẫn việc đánh giá dnb của bài viết dựa trên những tiêu chí của bản thân đặt ra với những tiêu chí đã được quy định trên wikipedia, vì thế nên mình mới đem ra đây thảo luận để mọi người có thể theo dõi và xác định lại những chuẩn mực chung về dnb bài viết.Nguyễn Đỗ Trung (thảo luận) 00:58, ngày 30 tháng 7 năm 2017 (UTC)[trả lời]
    Rõ ràng cái bạn đang kêu mọi người biểu quyết là "Đồng ý bài viết đủ dnb" và "Không đồng ý bài viết đủ dnb" mà. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 02:51, ngày 30 tháng 7 năm 2017 (UTC)[trả lời]
    "Đồng ý bài viết đủ dnb" và "Không đồng ý bài viết đủ dnb" không phải do mình tự thêm vào. Tuy nhiên bài viết đủ dnb hay nó quyết định đến việc bạn gắn biển dnb là đúng hay sai. Mình chỉ muốn mọi người công nhận bài viết trên đủ dnb để sớm gỡ bảng ra. Mình đã làm đúng quy định của wiki và theo quy định đó, bài viết của mình đủ dnb, cho nên việc gắn bảng dnb của bạn là sai qui định. Còn nguyên nhân đem ra đây là để số đông thành viên có thể thấy được vấn đề này và sau này cân nhắc kỹ hơn trong việc gắn bảng cho một bài viết nào đó. Nguyễn Đỗ Trung (thảo luận) 03:09, ngày 30 tháng 7 năm 2017 (UTC)[trả lời]
    Bài thảo luận ở đây sẽ dài ra thêm, theo dõi ở đây đã ngán rồi, người ta sẽ không vào thảo luận ở bài chính nữa. Mà chính cái nội dung thảo luận ở bài chính mới tập trung vào vấn đề bài đó có nổi bật không. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 03:16, ngày 30 tháng 7 năm 2017 (UTC)[trả lời]
    Bạn hiểu sai ý mình rồi, mình đã nói nhiều lần, nội dung thảo luận ở bài chính là về việc bạn gắn biển dnb là sai qui định. Còn vấn đề bài viết đó có nổi bật hay không thì mình đã chứng minh được nó đáp ứng được nhiều điều kiện để trở thành bài đủ nổi bật để tồn tại.Nguyễn Đỗ Trung (thảo luận) 03:32, ngày 30 tháng 7 năm 2017 (UTC)[trả lời]
  3.  Ý kiến Đặt biển dnb hoàn toàn hợp lý, còn việc chứng minh việc đặt dnb có dẫn tới xóa bài hay không là không gian của Biểu quyết xóa bài. Các thành viên có liên quan hãy giải thích tại không gian đó để quyết định lá phiếu thì hợp lý hơn. DangTungDuong (thảo luận) 03:55, ngày 30 tháng 7 năm 2017 (UTC)[trả lời]
    Mời bạn cho ý kiến vì sao việc đặt biển dnb là hợp lý ^^ Nguyễn Đỗ Trung (thảo luận) 04:02, ngày 30 tháng 7 năm 2017 (UTC)[trả lời]
    Ai cũng có quyền đặt biển đnb, đó là sự hợp lý. Còn bạn không thể áp đặt việc "bạn thấy bài nổi bật" cho góc nhìn của người khác được. DangTungDuong (thảo luận) 16:56, ngày 30 tháng 7 năm 2017 (UTC)[trả lời]
    Mình không thấy mình áp đặt việc "mình thấy bài nổi bật" vì mình đã đưa ra dẫn chứng phù hợp với quy định của wiki về độ nổi bật của ca sĩ hoặc nhóm nhạc. Mình hiểu rõ làm việc phải theo quy định và phải có dẫn chứng cụ thể chứng minh cho lời nói. Trong khi đó, nếu nhận xét rặng nó không nổi bật thì cần phải đưa ra một lý do cụ thể nào đó chứng minh là nó không đủ điều kiện để trở thành một bài nổi bật theo như quy định. Nếu bài này sau này có bị biểu quyết xóa, bạn vẫn lập luận như "Ai cũng có quyền đặt biển dnb", mà không giải thích lý do gì thì bạn cũng đã không làm theo quy định về những lập luận cần tránh khi tham gia trang biểu quyết xóa bài - mục 1.5 của wikipedia rồi.Nguyễn Đỗ Trung (thảo luận) 02:35, ngày 31 tháng 7 năm 2017 (UTC)[trả lời]
    Bạn (có lẽ) là thành viên mới nên có lẽ chưa hiểu thực sự đnb âm nhạc, và việc áp dụng tiêu chí đnb âm nhạc bên en (gốc) vào nhạc Việt vốn đã bị các thành viên phủ nhận suốt một thời gian dài qua. Bạn có thể đọc tham khảo tại một BQXB gần đây Wikipedia:Biểu quyết xoá bài/Giàng Hoa. Bài Min nếu BQXB cũng nhiều khả năng bị xóa thôi vì giải thưởng và thành tựu rất nghèo nàn. Các tiêu chí báo chí truyền hình, views youtube rất thiếu thuyết phục với showbiz Việt Nam. Bạn nên để ý vậy để bổ sung, còn chuyện ai đó đặt đnb vì không thấy thỏa mãn tiêu chí tiểu sử là hoàn toàn hợp lý. DangTungDuong (thảo luận) 09:26, ngày 31 tháng 7 năm 2017 (UTC)[trả lời]
    Nếu bạn thật sự nói vậy thì BQXB xóa mình cũng chấp nhận thôi. Mình là thành viên wiki đã 9 năm, nhưng chỉ viết bài về các ca sĩ gần đây do 1 thời gian lâu không hoạt động nên nick cũng quên mất pass. Nếu nói ngay từ đầu, tiêu chí trên kia chỉ để làm cảnh thì mình cũng không phải mất công sức và thời gian để thuyết phục giữ bài viết đến thế và mình cũng đã không mất thời gian viết bài đấy. Còn về thành tự nghèo nàn thì, mình chốt lại như thế này, trong 10 năm trở lại đây, chưa có 1 ca sĩ nào có 3 bài hit cùng tồn tại trên top 10 các bản xếp hạng âm nhạc (làn sóng xanh, zing mp3, bài hát việt), có thể kiểm chứng tại website của các bảng xếp hạng trên. Với lý lẽ xóa với một tiêu chí nào đó mà không được công bố chính thức và độ nổi bật cũng không có văn bản quy định như vậy, trong khi các qui định khác chỉ trưng lên làm cảnh thì mình không còn gì để nói.Nguyễn Đỗ Trung (thảo luận) 13:15, ngày 31 tháng 7 năm 2017 (UTC)[trả lời]

21:45, ngày 31 tháng 7 năm 2017 (UTC)

Trang của dự án Tháng 9 -tháng viết bài về Khoa học tự nhiên đã được tạo lập, mời mọi người đăng ký

[sửa | sửa mã nguồn]

@Ngocminh.oss, Mintu Martin, Kieprongbuon812, AlleinStein, Cheers!, Nguyentrongphu, DanGong, Alphama, Violetbonmua, Minh Tấn, Hugopako, Langtucodoc, Be be nhat, Anhdonald, CVQT, Huỳnh Nhân-thập, Lengkeng91, XxxNMTxxx, Diepphi, P.T.Đ, Dinhxuanduyet, Mhung121, AlbertEinstein05, Doãn Hiệu, Thusinhviet, Thái Nhi, Trungda, Conbo, BacLuong, Taitamtinh, Tttrung, Viethavvh, TuanUt, Mxn, và DHN::

Dự án Wikipedia viết bài khoa học tự nhiên đã được khởi động với trang thông tin cho tháng 9/2017. Kính mời anh chị em vào đăng ký tham gia. Nhờ các anh chị trên Facebook group tạo một status thông báo giúp cho mọi người cùng biết. Xin cảm ơn tất cả mọi người. Thân mến. Tuanminh01 (thảo luận) 11:52, ngày 2 tháng 8 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Tạo bản mẫu

[sửa | sửa mã nguồn]

không biết có bạn nào có khả năng tạo ra Bản mẫu:Japanese episode list multi-part/sublist không nhỉ ??? Mình cần một bản mẫu như vậy để điều chỉnh lại Danh sách tập phim Doraemon (loạt phim 2005) vì hiện giờ nhìn không ổn Takkuchan (thảo luận) 18:16, ngày 6 tháng 8 năm 2017 (UTC)[trả lời]

21:45, ngày 7 tháng 8 năm 2017 (UTC)

23:28, ngày 14 tháng 8 năm 2017 (UTC)

18:00, ngày 21 tháng 8 năm 2017 (UTC)

Hình huy chương

[sửa | sửa mã nguồn]

Mình thấy các bản mẫu {{MedalGold}}, {{MedalSilver}}, {{MedalBronze}} đang dùng hình huy chương với các chữ cái G, S, B viết tắt cho các huy chương vàng, bạc, đồng theo tiếng Anh. Mình nghĩ nên chuyển sang V, B, Đ để dễ nhận dạng cho người đọc tiếng Việt, chứ lúc đầu mới nhìn cứ thắc mắc hình màu đồng mà lại ghi chữ B. Sửa hình thì dễ thôi, nhưng hỏi mọi người trước để có thêm ý kiến. Cảm ơn! P.T.Đ (thảo luận) 13:38, ngày 26 tháng 8 năm 2017 (UTC)[trả lời]

☑Y tán thành Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 13:41, ngày 26 tháng 8 năm 2017 (UTC)[trả lời]
Tốt quá, cảm ơn bạn. Tuanminh01 (thảo luận) 13:46, ngày 26 tháng 8 năm 2017 (UTC)[trả lời]
 Đồng ý nhưng nên tạo thêm bản mẫu {{Huy Chương Vàng}} (tương tự cho các huy chương còn lại) không nhỉ? [HL] 19:44, ngày 28 tháng 8 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Đã đổi, dù hơi xấu do dùng font free. Còn đổi tên thì không nên rồi, bản mẫu nội dung thì [có thể] không sao, còn những bản mẫu này đã là một hệ thống, nhúng qua nhúng lại, liên kết với mô đun các kiểu nên đổi thì có thể bị rối tung, lỗi các kiểu, như để sửa link dẫn đến hình huy chương Việt hóa thì sửa trong {{Medal}} chứ cũng không dò đến 3 cái trên. Do không biết nhiều về mấy cái mã bản mẫu này nên tốt nhất là bê nguyên từ enwiki, dịch nội dung lại là OK. P.T.Đ (thảo luận) 16:52, ngày 1 tháng 9 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Thông báo đầu trang

[sửa | sửa mã nguồn]

Mình thấy thông báo đầu trang hiện tại rất rườm rà, khó đọc. Cần được thiết kế lại. [HL] 19:50, ngày 28 tháng 8 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Vấn đề 2: Tắt xong làm sao bật lại? Rất không linh hoạt cho người dùng [HL] 19:54, ngày 28 tháng 8 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Lại về vấn đề fonts, các bạn vào mục Đặc_biệt:Thay_đổi_gần_đây thấy tiêu đề thay đổi gần đây bị lỗi font chứ? [HL] 19:52, ngày 28 tháng 8 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Của mình thấy vẫn ổn, bạn click vào hình răng cưa ở bên trái rồi chọn "Tải về phông chữ" như trong hình thử xem có được ko?--Chibaodoanle (thảo luận) 20:07, ngày 28 tháng 8 năm 2017 (UTC)[trả lời]
Vấn đề không phải là chỉ riêng cho mình, người dùng Windows không có font này mặc định có sẳn trong máy. Nếu tải về font để mình ok còn những người khác thì sao? Vấn đề này đã xuất hiện rất nhiều lần rồi và mình cũng lập nhiều thảo luận rồi. [HL] 19:30, ngày 29 tháng 8 năm 2017 (UTC)[trả lời]

22:09, ngày 28 tháng 8 năm 2017 (UTC)

Mã wiki bị lỗi

[sửa | sửa mã nguồn]

hình như mã wiki đang bị lỗi phải không mọi người, mình vào Wikipedia:Dự án/Anime và Manga/Giám định chỗ Bảng thống kê các bài viết của Dự án Anime và Manga thấy bộ mã của nó hiển thị ra dạng thô làm cái bảng nhìn rất xấu Takkuchan (thảo luận) 04:59, ngày 29 tháng 8 năm 2017 (UTC)[trả lời]

À đợt trước có mấy bạn tạo dự án bóng chuyền sửa bản mẫu mà không để ý tới các trang khác nhúng. Có thể phải hồi sửa rồi từ từ cập nhật.Hugopako (thảo luận) 09:21, ngày 29 tháng 8 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Đại nhảy vọt

[sửa | sửa mã nguồn]

Hôm nay nhìn lại giật cả mình! Điểm Depth của vi.wiki bỗng dưng tăng vọt từ 37 lên 117, đang ở nhóm 66 lên vị trí 22 ??? Kiểm tra lại thì thấy là tổng số trang tăng vọt từ xấp sỉ 3,5 triệu trang lên hơn 7 triệu trang ??? Không biết có thay đổi gì bất thường không nhỉ? Thái Nhi (thảo luận) 15:32, ngày 2 tháng 9 năm 2017 (UTC)[trả lời]

@Thái Nhi: 3.5tr trang tôi mới tạo, gồm các thảo luận cho các IP Việt Nam hay vào wikipedia, nội dung hướng dẫn cách tạo tài khoản và tiêu chuẩn bài viết của wikipedia. Thân mến. Tuanminh01 (thảo luận) 03:14, ngày 4 tháng 9 năm 2017 (UTC)[trả lời]
Số thành viên gấp 3??? Bình thường chỉ dao động khoảng hơn 1.000. Đầu tháng 10 lên hẳn trên 4.000 mới ghê! Thái Nhi (thảo luận) 07:21, ngày 3 tháng 10 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Về dịch các tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Mình dịch bài từ tiếng nước ngoài về, sẽ dẫn luôn các chú thích tham khảo từ bài nước ngoài. Nhưng mà mình có nên dịch các tham khảo không? Thí dụ tên của link dẫn, tên bài báo, tên website? (Dĩ nhiên những câu như "xuất bản ngày", "truy cập ngày" thì dịch rồi). Mong nhận trợ giúp, mình cảm ơn.
Tuấn Anh 俊英 (nhắn tinbài vở) 03:12, ngày 4 tháng 9 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Theo mình thì nên giữ nguyên tiêu đề bài tham khảo, chẳng hạn ở bài Sao Kim đi qua Mặt Trời, ở chú thích số 45, nên giữ là [Đài thiên văn Nam Châu Âu. "Summing Up the Unique Venus Transit 2004 (VT-2004) Programme". Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2017.] hoặc nếu bạn dịch sang tiếng Việt thì nên có thêm tiêu đề gốc ở bên cạnh.—Earth and MoonTalk 03:22, ngày 4 tháng 9 năm 2017 (UTC)[trả lời]

22:14, ngày 4 tháng 9 năm 2017 (UTC)

Đông Timor hay Timor-Leste

[sửa | sửa mã nguồn]

Hiện tại, chúng tôi đang thảo luận về vấn đề tên của nước Đông Timor (hay Timor-Leste) trang thảo luận của bài này. Hiện giờ chỉ có 4 thành viên tham gia thảo luận là tôi, Thái Nhi, Trần Thế VinhHugopako. Nếu quanh đi quẩn lại chỉ có những ý kiến của những thành viên quen thuộc, e rằng sẽ khó có ý kiến đáng giá nào mới cả. Chúng tôi quyết định đem bài thảo luận này ra trang Thảo luận chung để tìm thêm ý kiến của các thành viên khác. Hy vọng chúng ta sẽ sớm có được một tên thống nhất (hoặc đạt được một ý kiến chung nào đấy) sau cuộc thảo luận này. Mọi ý kiến có cân nhắc kỹ lưỡng đều được hoan nghênh.

Để đọc thêm về các ý đã thảo luận trước đó, mời các bạn đến Thảo luận:Timor-Leste. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 14:44, ngày 9 tháng 9 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Tóm tắt các thảo luận tại Thảo luận:Timor-Leste

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Trần Thế Vinh:
    • "Cần nhắc lại là cách đặt tên bài trong WP tiếng Việt độc lập với các phiên bản ngôn ngữ khác nên không nhất thiết phải theo họ. Theo tôi biết, đối với tên quốc gia, chẳng có một nguyên tắc cứng nhắc nào nhưng có một thông lệ rằng, nếu không có tên chữ tiếng Việt được dùng một cách phổ biến áp đảo, hoặc/và có nhưng gây tranh luận về cách dùng, thì chúng ta sẽ dựa vào cách mà quốc gia đó viết tên của họ theo ngôn ngữ chính thức hoặc phổ biến nhất của họ (tất nhiên là chỉ chữ cái Latinh). Chẳng hạn: México thay vì Mê-xi-cô, Mê-hi-cô hoặc Mễ Tây Cơ; Algérie thay vì An-giê-ri. Ngoài ra, tham khảo thêm nguồn từ Bộ Ngoại Giao Việt Nam, vì cơ quan này là nơi tiếp nhận đề nghị của phía quốc gia đối phương muốn gọi họ bằng cách nào (như trường hợp Hàn Quốc). Vì vậy, trường hợp Timor-Leste, họ tự xưng là như vậy, và Bộ ngoại giao Việt Nam cũng dùng như thế (xem ở đâyở đây) nên WP đặt tên như vậy là xác đáng. Ngoài ra, chữ "Timor" bản thân nó đã mang nghĩa là phía Đông rồi, dùng "Đông Timor" là thừa vù lặp nghĩa."
    • "danh xưng Đông Timor chỉ dùng trước năm 2009, còn bây giờ đều dùng Timor-Leste. Hiện nay, Bộ ngoại giao Việt Nam dùng Timor-Leste; Liên Hiệp Quốc dùng Timor-Leste thay vì (East Timor); tại SEA Games 2017 vừa qua, bảng chạy chữ tiếng Anh là Timor-Leste. Điều đó chứng tỏ Timor-Leste là tên gọi chính thức của họ và phải được tôn trọng."
  • Thái Nhi:
    • "Tương tự, về mặt truyền thông thì quả thật Đông Timor được sử dụng nhiều hơn, nhưng trên các văn bản chính thức của nhà nước Việt Nam thì kết quả Timor Leste (thậm chí dùng Ti-mo Le-xte) lại chiếm ưu thế rõ rệt. Một số kết quả cho Đông Timor/Timor Leste trên các kênh chính thống như quochoi.vn (38/260), chinhphu.vn (75/529), mofa.gov.vn (4/107), dangcongsan.vn (72/950), baochinhphu.vn (129/526), nhandan.com.vn (2400/4210)... Thực ra, tên nào cũng cho ra kết quả hợp lý, trên đây chỉ là một lập luận để mọi người tham khảo."
    • "Đông Timor là tên ban đầu dựa vào tên tiếng Anh "East Timor" (phía Đông của đảo Timor, hay đảo Đông). Phía Việt Nam dùng ngay tên này vì để phân biệt với Tây Timor (phía Tây đảo Timor) và vẫn hàm ý nó là một phần của Indonesia. Tuy nhiên, sau khi Timor-Leste độc lập thì về văn bản chính thức không ổn lắm (hàm ý chính trị), nên mới dùng Timor-Leste để chỉ một quốc gia riêng. Còn dịch ra tiếng Việt thì là nước Đông Đông [đảo] mới chính xác :-D."
  • Hugopako: "Mình thì chọn Đông Timor vì nó có phần tiếng Việt trong đó."
  • Kẹo Dừa:
    • Dùng tên "Đông Timor" vì nó là tên thông dụng trong truyền thông, văn bản nhà nước thì "Timor-Leste" có phần nhỉnh hơn, nhưng không có nghĩa là từ "Đông Timor" đã hoàn toàn bị triệt tiêu trong văn bản hành chính.
    • Tên gọi "Đông Timor" phù hợp với thông lệ dịch địa danh tiếng nước ngoài qua tiếng Việt: giữ phần địa danh nguyên gốc, dịch phần chỉ dẫn phương hướng. Đây không chỉ là thông lệ dịch địa danh qua tiếng Việt, mà cũng là thông lệ dịch địa danh qua các tiếng khác. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 05:54, ngày 13 tháng 9 năm 2017 (UTC)[trả lời]
Thực ra tôi cũng không hoàn toàn đồng ý với các lập luận. Tuy nhiên điều này là không cần thiết, vì mụa đích đưa ra thảo luận chung để tìm ra xu hướng đa số. Và như thế chúng ta không cần biểu quyết nữa. Thái Nhi (thảo luận) 03:33, ngày 17 tháng 9 năm 2017 (UTC)[trả lời]
Hì, vậy Thái Nhi có đề xuất gì không kẻo một số thành viên lại trách tôi tạo ra những thảo luận dài lê thê mà chẳng tới đâu đấy. ^^ Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 14:22, ngày 18 tháng 9 năm 2017 (UTC)[trả lời]
Đề xuất của chúng ta là đưa ra để lấy ý kiến, nhưng rõ ràng lập luận thì chỉ có tôi và bạn độc diễn, không có thêm ý kiến mới. Còn về việc chọn cái nào, thì thông lệ chúng ta là tôn trọng đa số. Đến đấy thì kết. Như vậy đỡ tốn thời gian vô ích. Thái Nhi (thảo luận) 16:36, ngày 18 tháng 9 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Tóm tắt thảo luận tại trang Thảo luận chung

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Tân - Vương "T thiên về tên gọi Đông Timo hơn vì suốt trong bộ SGK hiện hành ít ra họ dùng nó, và hỏi HS may ra biết Đông Timo chứ Timor-Leste thì cứng họng :D"
  • Bùi Minh Triết "Trong lần xem bóng đá ở SEA Games rồi, mình thấy các bình luận viên gọi là Timor-Leste chứ không còn gọi là Đông Timor nữa."
  • Chibaodoanle "ngày xưa Sea Games toàn thấy gọi là "Đông Timor", còn mấy năm lại đây, điển hình là SEA Games vừa rồi thì lại toàn thấy gọi là "Timor-Leste"."
  • DanGong "Cái lý luận Timor-Leste là tên chính thức nên phải dùng, không thể chấp nhận được, vì nó không được ứng dụng trong tiếng Việt . Các bài mình viết như Niederbayern, Oberbayern đều bị sửa thành Hạ Bayern và Thượng Bayern. Quan trọng là tên nào phổ thông, dễ hiểu, dễ đọc và gần gũi với người Việt. Tên chính thức chả bao giờ có chữ Tây Ban Nha hay Bồ Đào Nha, vậy mà người Việt vẫn gọi. Sau năm 2009 mình nhiều lần nghe tới Đông Timor, còn Timor-Leste đây là lần đầu tiên."
  • Con Mèo Ú Tim "tên nào thông dụng thì dùng thôi." Không thể đổi Mỹ thành United States of America hay Đức thành Deutschland (cho nó 'chính thức')
  • Ledinhthang "cách gọi tên các nước theo từng wiki đều khác nhau, ví dụ như đức gọi theo tiếng anh là germany, theo tiếng đức là deutschland, theo tiếng ba lan là niemcy" Dùng Đông Timor giúp độc giả "dễ tiếp thu hơn về mặt kiến thức"
  • Kiendee "Đã có quy định về việc này thì ta cứ theo quy định mà giải quyết thôi, quy định nó yêu cầu phải dùng tên phổ biến mà tên phổ biến nhất thì là tên có chữ Đông chứ không phải là Leste nào. Nếu muốn dùng Timor-Leste thì việc đầu tiên cần làm phải là đề nghị sửa quy định về tên bài. Khi nào quy định yêu cầu dùng tên chính thức và có định nghĩa rõ ràng chính thức là cái gì thì lúc đó may ra mới có thể dùng Timor-Leste được."
  • Trungda Nên dùng "Đông Timor" vì nó "phổ cập". "Nhiều tên gọi quốc gia ở wikipedia vẫn dùng tên phổ cập chứ không dùng tên chính thức: Pháp (chính thức là cộng hòa Pháp), Bỉ (chính thức: vương quốc Bỉ), Đức (chính thức: Cộng hòa liên bang Đức)" "Nếu truy tên gốc để "gọi cho đúng" thì Bắc Ireland phải gọi theo tiếng Ailen là Tuaisceart Éireann (không còn nhận ra bộ dạng thường thấy nữa)"
  • Thái Nhi với Kẹo Dừa thảo luận dài quá :D, từ từ sẽ bổ sung sau. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 17:35, ngày 17 tháng 9 năm 2017 (UTC)[trả lời]
  • Duyệt-phố "cả hai đều chấp-nhận được" nhưng "Timor-Leste có phần hợp-lý". "tại sao ta chỉ dịch phần Leste mà không dịch phần Timor luôn." "Nếu văn-tịch Việt đã có tên lịch-sử phổ-biến thì dùng nhưng nước này là nước mới, ta không có quan-hệ gì cho mãi tới gần đây vậy nên theo tên họ tự-xưng vậy."

Tiếp tục thảo luận

[sửa | sửa mã nguồn]
T thiên về tên gọi Đông Timo hơn v2i suốt trong bộ SGK hiện hành ít ra họ dùng nó, và hỏi HS may ra biết Đông Timo chư1 Timor-Leste thì cứng họng :D -- Tân - Vương  08:10, ngày 10 tháng 9 năm 2017 (UTC)[trả lời]
Trong lần xem bóng đá ở SEA Games rồi, mình thấy các bình luận viên gọi là Timor-Leste chứ không còn gọi là Đông Timor nữa. Bùi Minh Triết (thảo luận) 13:56, ngày 10 tháng 9 năm 2017 (UTC)[trả lời]
Bạn Bùi Minh Triết: Nhưng mà báo tường thuật về trận đấu ấy vẫn gọi Đông Timor nhiều đấy chứ. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 14:17, ngày 10 tháng 9 năm 2017 (UTC)[trả lời]
Đúng đó, ngày xưa Sea Games toàn thấy gọi là "Đông Timor", còn mấy năm lại đây, điển hình là SEA Games vừa rồi thì lại toàn thấy gọi là "Timor-Leste".--Chibaodoanle (thảo luận) 19:43, ngày 10 tháng 9 năm 2017 (UTC)[trả lời]
Có lẽ bạn X3cafeChibaodoanle xem SEA Games trên truyền hình VTV? Tin tức SEA Games trên truyền hình thì VTV lấn át mà. Về văn phong trên VTV, tôi có để ý thấy trong các chương trình thời sự, họ luôn gọi nước Ý là I-ta-li-a, trong khi đó, kênh truyền hình của Thông tấn xã Việt Nam luôn gọi nước này là I-ta-li. Tuy nhiên, Wikipedia và truyền thông online đa phần nhắc tới nước này với tên gọi là Ý. VTV cũng chủ trương gọi nước Úc là Ốtx-trây-li-a mặc dù Wikipedia và phần lớn truyền thông mạng còn lại gọi là nước Úc. Đối với nước Đông Timor này cũng vậy, tôi nghĩ đây chỉ là văn phong trên VTV (cụ thể là ban biên tập thể thao trong sự kiện SEA Games vừa qua) khi họ gọi nước này là "Timor-Leste" còn phần còn lại của truyền thông vẫn dùng "Đông Timor" nhiều hơn. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 11:50, ngày 11 tháng 9 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Cái lý luận Timor-Leste là tên chính thức nên phải dùng, không thể chấp nhận được, vì nó không được ứng dụng trong tiếng Việt . Các bài mình viết như Niederbayern, Oberbayern đều bị sửa thành Hạ Bayern và Thượng Bayern. Quan trọng là tên nào phổ thông, dễ hiểu, dễ đọc và gần gũi với người Việt. Tên chính thức chả bao giờ có chữ Tây Ban Nha hay Bồ Đào Nha, vậy mà người Việt vẫn gọi. Sau năm 2009 mình nhiều lần nghe tới Đông Timor, còn Timor-Leste đây là lần đầu tiên. DanGong (thảo luận) 13:02, ngày 11 tháng 9 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Chủ nhật rồi, tôi có ghé nhà sách để xem thử hiện tại Sách giáo khoa có ghi danh nước này là "Đông Timor" như bạn Tân - Vương nói không. Kết quả thu hoạch của tôi gồm có:
  • Sách Địa lý 8 (NXB. Giáo dục, 2017) [116] [117], trang 48 [118][119] có đăng bản đồ khu vực Đông Nam Á. Trên bản đồ có chữ "Đ. Ti-mo". Có lẽ "Đ." là viết tắt của "Đảo", vì các đảo tương tự cũng có chữ "Đ." kế tên. Bản đồ này không ghi tên quốc gia nào cả. Trang 52 [120], trên Lược đồ các nước Đông Nam Á ghi tên nước là "Đông Ti-mo", phần bảng số liệu các nước Đông Nam Á cũng ghi nước "Đông Ti-mo". Trang 56 [121], trên Lược đồ phân bố nông nghiệp - công nghiệp của Đông Nam Á ghi tên nước "Đông Ti-mo".
  • Sách Lịch sử 9 (NXB. Giáo dục, 2017) [122] [123], phần phụ lục "Bảng tra một số thuật ngữ" [124] ở cuối sách có tên nước "Đông Ti-mo" [125] và được giảng:

- Đông Ti-mo: quốc gia mới, thứ 11 ở Đông Nam Á từ tháng 5-2002. Là vùng đất ở phía đông đảo Ti-mo, có diện tích rộng 14.609 km2 và dân số khoảng 800 000 người. Năm 1566 là thuộc địa của Bồ Đào Nha. Tháng 3-1974, được trao trả độc lập. Sau 24 năm sáp nhập vào In-đô-nê-xi-a, ngày 20-5-2002, Đông Ti-mo đã chính thức làm lễ tuyên bố độc lập với tên gọi chính thức "Cộng hòa dân chủ Timor Larosae".

Như vậy, trong Sách giáo khoa, nguồn hàn lâm chính thống dùng để giáo dục trẻ em Việt Nam, sách Địa lý lớp 8 và Lịch sử lớp 9 đều dùng thống nhất tên gọi "Đông Ti-mo", nếu có dùng "tên chính thức" thì đó là "Cộng hòa dân chủ Timor Larosae" mà không hề nhắc tới "Timor-Leste". Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 17:44, ngày 11 tháng 9 năm 2017 (UTC)[trả lời]
chính với chả thức. tên nào thông dụng thì dùng thôi. chả nhẽ bây h đổi Mỹ thành United States of America hay Đức thành Deutschland (cho nó 'chính thức') à. Con Mèo Ú Tim (thảo luận) 21:03, ngày 11 tháng 9 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Thực ra thì cách gọi tên các nước theo từng wiki đều khác nhau, ví dụ như đức gọi theo tiếng anh là germany, theo tiếng đức là deutschland, theo tiếng ba lan là niemcy :))), giống như việc bạn dangong bảo rằng bài viết về bayer bị đổi tên như trên vậy, như vậy theo quan điểm của mình thì chúng ta cũng vẫn có để là đông ti mor thì người đọc (là người việt nam quen cách gọi theo kiểu việt nam) dễ tiếp thu hơn về mặt kiến thức, giống như sách giáo khoa mà thư sinh việt đi tìm vậy, một điều nữa đó là không phải ai lên wikipedia tìm hiểu thọng tin cũng có thể có sự hiểu biết đầy đủ như các thành viên trên wiki được, do đó ta nên lựa chọn cách viết dễ gíup họ hiểu được một cách nhanh chóng và quen thuộc Captain Nemo (thảo luận) 03:25, ngày 12 tháng 9 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Nhắc nhiều tới tên chính thức, nhưng có lẽ ở đây chúng ta đã có sự nhầm lẫn giữa lên chính thức và tên gọi một nước trong ngôn ngữ chính thức của nước đó. Tên gọi chính thức của nước Pháp (tiếng Pháp: France) là "Cộng hòa Pháp" (tiếng Pháp: République française). Ở đây, "Timor-Leste" không phải là tên chính thức của nước "Đông-Timor" mà là tên gọi trong tiếng Bồ Đào Nha của nước "Đông Timor". Tên gọi chính thức của "Đông Timor" là "Cộng hòa Dân chủ Đông Timor" (tiếng Bồ: República Democrática de Timor-Leste, tiếng Tetum: Repúblika Demokrátika Timor Lorosa'e). Khẳng đinh "Timor-Leste" là tên chính thức của đảo quốc này là sai, khiến cho những lập luận kéo theo nó cũng không xác đáng. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 06:24, ngày 13 tháng 9 năm 2017 (UTC)[trả lời]
Bạn Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) lần này thiếu cẩn trọng rồi. Quốc hiệu chính thức của Timor-Leste trong tiếng Tetum là Repúblika Demokrátika Timór-Leste và trong tiếng Bồ Đào Nha là República Democrática de Timor-Leste. Ngay trong trang chủ của chính phủ Timor-Leste tại đây cũng như quốc huy của họ cũng ghi rõ chữ "Timor-Leste" trên mọi phiên bản (tiếng Anh, tiếng Bồ và tiếng Tetum). Còn các lập luận khác, tôi chưa có thời gian để viết ra phản biện. Thái Nhi (thảo luận) 08:56, ngày 13 tháng 9 năm 2017 (UTC)[trả lời]
Ý tôi ở trên chủ yếu để nói rằng mọi người đang định nghĩa không đúng về khái niệm tên chính thức. Tên chính thức của một nước phải là cái tên dài ngoằng bao gồm thật đầy đủ cả tên chính thể của nước đó. Như nước "Việt Nam" có tên chính thức là "Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam" vậy. Bản thân chữ "Việt Nam", "Vietnam" hay "越南" thì không thể khẳng định nó chính thức hay không chính thức được.
Tên chính thức chỉ đơn giản như cái "full name" chứ không phải là "given name", vậy thôi.
Tên chính thức của nước Đông Timor trong tiếng Tetum tôi viết là "Repúblika Demokrátika Timor Lorosa'e", cái này là tôi copy qua từ bản hiện tại trong bài Timor-Leste trên Wikipedia tiếng Việt đấy chứ, đúng lả phải cẩn trọng. Chữ Timor-Leste được dùng ở "mọi" phiên bản ("mọi" ở đây được bạn dẫn ra ở website của chính phủ Đông Timor ở đó, họ đề xuất tên trong tiếng Anh, tiếng Bồ và tiếng Tetum) và không có trong bản tiếng Việt, tiếng Pháp, tiếng Trung ?
Giả dụ rằng Timor-Leste là do họ đề nghị sử dụng, nhưng đó là chuyện họ đề nghị, tuân thủ (bởi tính hợp lý) hay không là chuyện của chúng ta.
Chúng ta có the United States of America là tên chính thức của nước Mỹ, chẳng lẻ ta nên gọi nó là Hợp chúng quốc America thay vì Hợp chúng quốc Hoa Kỳ, Republic of South Africa nên gọi là Cộng hòa South Africa thay vì Cộng hòa Nam Phi ? Một trường hợp nữa là nước Côte d'Ivoire, nghe đâu chính phủ của nước này yêu cầu mọi người phải gọi nước đó là Côte d'Ivoire chứ không được dịch qua các thứ tiếng khác, vậy mà thiên hạ vẫn dịch, Việt Nam vẫn dịch là Bờ Biển Ngà, Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng gọi "Bờ Biển Ngà" [126]. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 15:35, ngày 13 tháng 9 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Đã có quy định về việc này thì ta cứ theo quy định mà giải quyết thôi, quy định nó yêu cầu phải dùng tên phổ biến mà tên phổ biến nhất thì là tên có chữ Đông chứ không phải là Leste nào. Nếu muốn dùng Timor-Leste thì việc đầu tiên cần làm phải là đề nghị sửa quy định về tên bài. Khi nào quy định yêu cầu dùng tên chính thức và có định nghĩa rõ ràng chính thức là cái gì thì lúc đó may ra mới có thể dùng Timor-Leste được. Kiendee (thảo luận) 03:48, ngày 14 tháng 9 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Đợt dạo tìm tài liệu giáo khoa hôm trước, tôi cũng có phát hiện thêm một nguồn hàn lâm khác. Đó là Từ điển bách khoa Britannica, bản tiếng Việt được NXB Giáo dục dịch và ấn hành năm 2014 [127] [128] [129] [130].
  • Trang 891, ở mục từ Đông Nam Á [131], sách viết:

Đông Nam Á Khu vực rộng lớn của châu Á nằm ở phía đông tiểu lục địa Ấn Độ và phía nam Trung Quốc. Vùng này bao gồm một vùng lục địa (còn được gọi là Đông Dương) cùng một chuỗi các quần đảo ở phía nam và phía đông. Đông Nam Á bao gồm các nước Myanma, Thái Lan, Xingapo, Inđônêxia, Brunây, PhilippinĐông Timo. Trong nhiều thế kỷ, phần lục địa bị chia cắt và thuộc nhiều triều đại bản địa, nhưng tới thế kỷ 19, tất cả vùng này trừ Thái Lan (Xiêm) đều nằm dưới quyền kiểm soát của các đế quốc châu Âu, đặc biệt là Pháp (x. Đông Dương thuộc Pháp); toàn bộ vùng này đều đã được độc lập từ sau năm 1945.

  • Trang 892, ở mục từ Đông Timo [132], sách viết:

Đông Timo tct. Cộng hòa Dân chủ Đông Timo Quốc gia nằm trên nửa phía đông đảo Timor, thuộc Đông Nam Á, dt: 14.604 km2, ds. khoảng 975.000 (2005)…

  • Trong quyển 2 của sách này [133] [134], mục từ Timor ở trang 2701 [135], sách viết:

Timor Đảo ở phía nam quần đảo Mã Lai. […] Đông Timor vẫn do Bồ Đào Nha nắm giữ cho đến năm 1975 khi quân Inđônexia xâm lấn và sáp nhập vùng đất này; Đông Timor giành được hoàn toàn chủ quyền năm 2002.

Tuy đôi lúc sách viết là Đông Timo, đôi lúc viết là Đông Timor' nhưng 2 cách này có thể hiểu là một bởi Timo là dạng phiên âm của Timor.
Quy tắc viết địa danh cũng được sách này ghi chú rõ ràng [136]:

3. – Tên người và địa lý các nước dùng mẫu tự Latinh (Italia, Pháp, Tây Ban Nha, Anh…) được giữ nguyên dạng tên gốc, Ví dụ: George Bush; Denis Diderot; Beethoven, Ludwig van; Athens; Ottawa; Madrid; New York; Texas; Stockholm; Liverpool; Parma; Nietzsche, Friedrich (Wilhelm)…
[…]
- Riêng tên địa lý là tên các quốc gia và vùng lãnh thổ dùng mẫu tự Latinh hoặc không dùng mẫu tự Latinh không có tên Hán Việt tương ứng thì viết theo cách viết trên văn bản ngoại giao của Việt Nam, mà không theo dạng gốc dạng Latinh hóa. Ví dụ Côoet, Campuchia, Lào, Thái Lan, Irăc, Dimbabuê… (không viết Kuwait, Cambodia, Laos, Thailand, Iraq, Zimbabwe như trong bản gốc tiếng Anh).

Có sự khác biệt giữa "đảo Timor" và "nước Timo" là do với đảo thì "được giữ nguyên dạng tên gốc" còn với nước thì dựa "văn bản ngoại giao của Việt Nam".
Tôi cho rằng ban biên tập họ đã khẳng định như vậy thì việc viết "Đông Timo" cũng là dựa trên nguyên tắc "văn bản ngoại giao Việt Nam". Tôi cũng cho rằng NXB Giáo dục hiểu rõ "văn bản ngoại giao" hơn chúng ta. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 16:58, ngày 14 tháng 9 năm 2017 (UTC)[trả lời]
Tôi thiên về cách gọi Đông Timor hơn, vì tôi hướng đến cách gọi phổ cập. Một số thành viên thiên về tên gọi chính thức, nhưng thực tế là có nhiều tên gọi quốc gia ở wikipedia vẫn dùng tên phổ cập chứ không dùng tên chính thức: Pháp (chính thức là cộng hòa Pháp), Bỉ (chính thức: vương quốc Bỉ), Đức (chính thức: Cộng hòa liên bang Đức)... Nếu truy tên gốc để "gọi cho đúng" thì Bắc Ireland phải gọi theo tiếng Ailen là Tuaisceart Éireann (không còn nhận ra bộ dạng thường thấy nữa). Wiki là nơi phổ cập kiến thức, nên hướng tới tên gọi bài bằng cái phổ cập, còn cái chính thức được nói đến trong bài viết cho người đọc hiểu đầy đủ về nó.--Trungda (thảo luận) 17:44, ngày 15 tháng 9 năm 2017 (UTC)[trả lời]
Tôi tạm trả lời từng ý:
  1. Tên một nước tất nhiên phải dùng tên phổ biến ưu thế, tôi hoàn toàn đồng ý. Tại sao chúng ta không gọi Tây Ban Nha là España hay I Pha Nho (là phiên âm Hán Việt từ España)? Tại sao chúng ta lại gọi ngắn gọn là Đức thay vì Nhật Nhĩ Man hay đấy đủ là Đức Ý Chí? Hay chỉ gọi là Pháp thay vì Pháp Lan Tây hay Phú Lang Sa? Vì là phiên âm Hán Việt cho nó gần gũi ư? Thế sao chúng ta lại gọi là Singapore thay vì Tân Gia Ba một thời thông dụng? Hay dùng New Zealand cho một thời phổ biến với danh xưng Tân Tây Lan? Cho nó sát tên gốc ư? Vậy tại sao giờ có cả Ý lẫn Italia, cái nào cũng được? Câu trả lời là vì nó được xã hội chọn qua lịch sử. Không có trường hợp nào có thể để dẫn chứng cho trường hợp nào. Mỗi dạng nó có mô thức riêng, thế thôi. Ở đây chúng ta có 3 dạng chính, quan trọng là dạng nào chiếm ưu thế tuyệt đối: tên Việt hóa, tên gốc và tên dùng song song. Ngoài ra có một số biệt lệ như Nam Phi (dịch và Việt hóa) hay Hoa Kỳ (chẳng dính dáng gì với tên gốc luôn).
  2. Ở thời hiện tại, trong một số trường hợp có phổ biến 2 tên gọi trở lên (ở đây tôi không bàn đến trường hợp tên song song như Ý và Italia), thì luôn tồn tồn tại một tên chính thức và một hay nhiều tên thông tục. Tên thông tục thường bình dân hơn, và theo một nghĩa nào đó, phổ biến hơn. Còn tên chính thức, cần phải theo mô thức khuôn mẫu, và theo một nghĩa nào đó, đẹp hơn. Tôi lấy VD USA chẳng hạn, thông tục thì gọi là Mỹ, chính thức là Hoa Kỳ. Hoặc như quốc gia Hankuk, ở Việt Nam, tên bình dân là Nam Triều Tiên, chính thức là mỹ danh Hàn Quốc. Trong các văn bản ngoại giao, chỉ sử dụng tên chính thức. Tuy nhiên trong truyền thông, một số trường hợp cả 2 cùng tồn tại song song (như cặp Mỹ/Hoa Kỳ), cũng có khi tên chính thức dần chiếm ưu thế (như Hàn Quốc dần thay thế Nam Triều Tiên).
  3. Và khi đi vào vấn đề cụ thể của Đông Timor/Timor-Leste, chúng ta không khó để thấy rằng độ phổ biến của cặp tên này là tương đương. Tôi không phủ bác tính phổ biến của cái tên Đông Timor, nhưng nếu bạn nào nói rằng chưa hề nghe đến cái tên Timor-Leste thì có thể bạn ấy ít xem thông tin hoặc ít nhất chưa xem qua các kết quả tìm kiếm đã được đăng trong thảo luận. Rõ ràng cái tên Timor-Leste được dùng như tên chính thức với tỷ lệ chiếm ưu thế tuyệt đối trong các kết quả tìm kết ở các trang của chính quyền. Ngược lại, trên các trang truyền thông, cái tên thông tục Đông Timor lại cho kết quả tìm kiếm ưu thế.
  4. Về cái tên Timor Lorosa'e, với các dẫn chứng từ sách giáo khoa và trên phiên bản Timor-Leste hiện trại trên Wikipedia tiếng Việt, tôi không biết từ khi nào chính quyền Timor-Leste lại dùng hẳn tên Timor-Leste thay cho tên Timor Larosae trong tiếng Tetum, nhưng dù thế nào thì hiện tại họ vẫn dùng tên chính thức là Timor-Leste và trên web của chính phủ Timor-Leste chỉ có dùng duy nhất tên này. Thật khó hiểu khi chúng ta cố gắng bảo vệ cái tên thông tục đã lỗi thời khi mà chính chủ (Timor-Leste) không còn dùng nữa. Bạn Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) tuy nói rất đúng về việc dùng "văn bản ngoại giao của Việt Nam" để làm chuẩn, nhưng khi dẫn chứng lại dùng cái tên lỗi thời Đông Timor vốn xuất phát từ tên cũ Timor Larosae. Do chúng ta không có "văn bản ngoại giao của Việt Nam" làm bằng chứng trực tiếp, nhưng qua bằng chứng gián tiếp từ Vụ Thông Tin Báo Chí - Bộ Ngoại Giao thì không khó để nhận thấy từ sau 2009, danh xưng Timor-Leste (và phiên âm Việt của nó: Ti-mo Lex-te) được dùng hoàn toàn thay cho Đông Timor.
  5. Điểm cuối cùng tôi cần nêu rõ quan điểm là tôi không thấy vấn đề gì khi sử dụng Đông Timor hay Timor-Leste. Tôi chỉ nêu ý kiến là trong trường hợp độ phổ biến tương đương nhau thì hãy ưu tiên dùng tên chính thức, tên gốc. Và dạng thức của tên chính thức, tên gốc này thì tôi hoàn toàn tán đồng với Quy tắc viết địa danh. Thái Nhi (thảo luận) 18:06, ngày 15 tháng 9 năm 2017 (UTC)[trả lời]
Tôi có 2 điểm bổ sung thêm. Về ý kiến bạn DanGong "Niederbayern, Oberbayern đều bị sửa thành Hạ Bayern và Thượng Bayern", tôi nghĩ là bạn đã nói đúng và tôi sai. Còn về tên chính thức, trong trường hợp này chúng ta không đề cập đến tên đầy đủ chính thức. Chúng ta chỉ bàn về tên ngắn thôi. Trong trường hợp của Timor-Leste, theo Quy tắc viết địa danh được bạn Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) dẫn theo Từ điển bách khoa Britannica bản tiếng Việt được NXB Giáo dục dịch và ấn hành năm 2014, thì được áp dụng theo 2 cách:
  1. 3. – Tên người và địa lý các nước dùng mẫu tự Latinh (Italia, Pháp, Tây Ban Nha, Anh…) được giữ nguyên dạng tên gốc, Ví dụ: George Bush; Denis Diderot; Beethoven, Ludwig van; Athens; Ottawa; Madrid; New York; Texas; Stockholm; Liverpool; Parma; Nietzsche, Friedrich (Wilhelm)…
    […]

Timor-Leste có ngôn ngữ chính thức dùng mẫu tự Latinh (ký tự của cả tiếng Tetum và tiếng Bồ Đào Nha đều thuộc hệ Latinh). Như vậy, cụm từ Timor-Leste sẽ được giữ nguyên dạng tên gốc.
  1. - Riêng tên địa lý là tên các quốc gia và vùng lãnh thổ dùng mẫu tự Latinh hoặc không dùng mẫu tự Latinh không có tên Hán Việt tương ứng thì viết theo cách viết trên văn bản ngoại giao của Việt Nam, mà không theo dạng gốc dạng Latinh hóa. Ví dụ Côoet, Campuchia, Lào, Thái Lan, Irăc, Dimbabuê… (không viết Kuwait, Cambodia, Laos, Thailand, Iraq, Zimbabwe như trong bản gốc tiếng Anh).

Đây thực chất là quy tắc hướng dẫn sử dụng tên phiên âm Việt. VD như Brasil theo dạng tên gốc và Bra-xin theo dạng phiên âm Việt [137]. Trogn trường hợp của Timor-Leste thì Ti-mo Lét-xtê được sử dụng ở dạng phiên âm Việt [138]. Thái Nhi (thảo luận) 18:25, ngày 15 tháng 9 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Bạn Thái Nhi mắc tật thảo luận dài thoòng y như tôi rồi. ^^ Ý của bạn có nhiều, tuy nhiên ở đây tôi xin tiếp bạn những ý có liên quan trực tiếp tới Đông Timor mà thôi.

  • "Rõ ràng cái tên Timor-Leste được dùng như tên chính thức với tỷ lệ chiếm ưu thế tuyệt đối trong các kết quả tìm kết ở các trang của chính quyền. "
    Tôi hiểu các trang của chính quyền là các trang có dạng ".gov.vn". Kết quả tìm kiếm hiện tại với từ "Đông Timor" trên các trang này cho ra 20.500 kết quả. Với từ "Timor Leste" trên các trang có đuôi ".gov.vn" cho ra 27.800 kết quả. Và thậm chí, khi tôi giới hạn kết quả tìm kiếm "Timor Leste" chỉ trong các trang tiếng Việt, kết quả trả về chỉ có 23.800 (lưu ý là nên tinh mắt tí, nhìn cho nhanh bởi số lượng kết quả trả về sẽ nhanh chóng bị hàng filter che mất). Với tỉ lệ "Đông Timor"/"Timor Leste" = 20.500/23.800 = 1/1,161 thì không thể gọi là chiếm ưu thế tuyệt đối mà phải gọi chính xác là nhỉnh hơn một chút. Và như vậy, chúng ta nên đồng ý là ở các trang của chính quyền, "Timor Leste" được sử dụng nhỉnh hơn một chút trong khi trên báo chí truyền thông, sách giáo khoa, từ điển Britannica, tên "Đông Timor" được dùng với tỉ lệ chiếm ưu thế vượt trội.
  • "Thật khó hiểu khi chúng ta cố gắng bảo vệ cái tên thông tục đã lỗi thời khi mà chính chủ (Timor-Leste) không còn dùng nữa.", "nhưng khi dẫn chứng lại dùng cái tên lỗi thời Đông Timor vốn xuất phát từ tên cũ Timor Larosae"
    Tôi không rõ lắm ý bạn Thái Nhi ở đây cho lắm. Tôi đâu có bảo vệ cái tên thông tục đã lỗi thời Timor Larosae khi nào đâu. Cái tôi bảo vệ là cái tên "Đông Timor" kìa. Bạn cho rằng tên "Đông Timor" xuất phát từ tên "Timor Larosae", chắc hẳn ý bạn từ "Larosae" nghĩa là hướng Đông ? Nếu đã nhắc về nghĩa thì cũng xin nhắc cho trọn. Chữ en:wikt:leste trong tiếng Bồ Đào Nha cũng có nghĩa là hướng Đông đấy. Cũng xin lưu ý là tiếng Bồ Đào Nha, một ngôn ngữ phương Tây, vốn dĩ khá gần gũi và quen thuộc với truyền thông Tây Phương hơn là thứ tiếng Tetum, một ngôn ngữ thuộc ngữ hệ Nam Đảo ở xa tít mù xứ Thái Bình Dương với số lượng người nói xấp xỉ nửa triệu. Và cũng bởi có chữ Leste của tiếng Bồ Đào Nha, mà Timor-Leste được dịch thành Đông Timor trong hầu hết các thứ tiếng phương Tây. Truyền thông thế giới vốn dĩ bị ảnh hưởng nặng nề bởi cách tiếp cận Tây phương nên lại tiếp tục dịch qua ngôn ngữ tiếng nước mình một lần nữa. Giả dụ, nước này vẫn cứ giữ cái tên thông tục đã lỗi thời Timor Larosae thì cả thế giới cũng sẽ "tôn trọng tên chính thức" mà không dịch ra đâu. Quốc hiệu nước "Việt Nam" cũng có một cái hướng đấy, mà hầu như chẳng có mấy ai dịch thành Việt of the South (tiếng Anh) cả. Ngoài lý do "tôn trọng tên chính thức" làm cớ, lý do chính là họ không biết. :D
  • Bạn "hoàn toàn tán đồng với Quy tắc viết địa danh" nhưng có lẽ đoạn trích quy tắc viết địa danh bạn chưa đọc kỹ lắm. (Theo như diễn giải của bạn thì lần đầu đọc qua quy tắc này, tôi cũng gặp tình huống giống bạn)
    Tôi xin trích lại quy tắc này, thêm một chút in đậm nữa:

    3. – Tên người và địa lý các nước dùng mẫu tự Latinh (Italia, Pháp, Tây Ban Nha, Anh…) được giữ nguyên dạng tên gốc, Ví dụ: George Bush; Denis Diderot; Beethoven, Ludwig van; Athens; Ottawa; Madrid; New York; Texas; Stockholm; Liverpool; Parma; Nietzsche, Friedrich (Wilhelm)…
    […]
    - Riêng tên địa lý là tên các quốc gia và vùng lãnh thổ dùng mẫu tự Latinh hoặc không dùng mẫu tự Latinh không có tên Hán Việt tương ứng thì viết theo cách viết trên văn bản ngoại giao của Việt Nam, mà không theo dạng gốc dạng Latinh hóa. Ví dụ Côoet, Campuchia, Lào, Thái Lan, Irăc, Dimbabuê… (không viết Kuwait, Cambodia, Laos, Thailand, Iraq, Zimbabwe như trong bản gốc tiếng Anh).

"Tên người và địa lý" được đề cập đầu tiên trong quy tắc không áp dụng cho tên nước, cách viết tên nước được đề cập tới trong quy định sau, nơi có cụm từ "tên địa lý là tên các quốc gia và vùng lãnh thổ". Vì không hiểu rõ lắm quy tắc này nên những diễn giải phía sau của bạn không chính xác lắm.

Anh Trungda có phản hồi ngắn gọn, súc tích và xác đáng. Anh nghiêng về tính phổ cập hơn tính chính thức (mà đúng ra trong trường hợp này là "tên một nước trong ngôn ngữ nước đó" - ý của tôi). Anh cũng đã đưa những ví dụ rất đúng về các tên chính thức của một nước. Định nghĩa thế nào là tên gốc của anh cũng rất điển hình và đáng để chúng ta cân nhắc. Cuối cùng, tôi hoàn toàn tán thành ý của anh về tên gọi bài bằng cái phổ cập, còn cái chính thức được nói đến trong bài viết cho người đọc hiểu đầy đủ về nó. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 20:53, ngày 15 tháng 9 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Trộm nghĩ tôi thấy cả hai đều chấp-nhận được. Nhưng xét cho cùng thì Timor-Leste có phần hợp-lý. Nếu cho là dịch nghĩa thì chính chữ "timor" cũng là phía đông tiếng Indonesia vì đó là đảo cực đông chuỗi đảo Sunda. Xem thế thì tại sao ta chỉ dịch phần Leste mà không dịch phần Timor luôn. Nếu văn-tịch Việt đã có tên lịch-sử phổ-biến thì dùng nhưng nước này là nước mới, ta không có quan-hệ gì cho mãi tới gần đây vậy nên theo tên họ tự-xưng vậy. Duyệt-phố (thảo luận) 02:11, ngày 23 tháng 9 năm 2017 (UTC)[trả lời]

19:15, ngày 11 tháng 9 năm 2017 (UTC)

RfC regarding "Interlinking of accounts involved with paid editing to decrease impersonation"

[sửa | sửa mã nguồn]

There is currently a RfC open on Meta regarding "requiring those involved with paid editing on Wikipedia to link on their user page to all other active accounts through which they advertise paid Wikipedia editing business."

Note this is to apply to Wikipedia and not necessarily other sister projects, this is only to apply to websites where people are specifically advertising that they will edit Wikipedia for pay and not any other personal, professional, or social media accounts a person may have.

Please comment on meta. Thanks. Send on behalf of User:Doc James.

MediaWiki message delivery (thảo luận) 21:06, ngày 17 tháng 9 năm 2017 (UTC)[trả lời]

15:31, ngày 18 tháng 9 năm 2017 (UTC)

Discussion on synced reading lists

[sửa | sửa mã nguồn]

CKoerner (WMF) (talk) 20:35, ngày 20 tháng 9 năm 2017 (UTC)[trả lời]

15:59, ngày 25 tháng 9 năm 2017 (UTC)

Thông báo kết thúc thời gian làm việc cho wikipedia

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau 6 tháng thảo luận về hướng đi và chiến lược của wikipedia, ngày hôm nay là ngày cuối cùng tôi Tuanminh01 làm việc cho wikipedia với tư cách là điều phối viên thảo luận tại wikipedia và trở về với vị trí đóng góp tình nguyện như trước đây. Xin cảm ơn tất cả các anh chị em trong cộng đồng đã nhiệt tình thảo luận và đóng góp ý kiến trong thời gian qua.

Nội dung mọi người thảo luận đã được tổng hợp vào bản tổng kết hướng đi chung của Wikipedia tại đây. Trong đó có định hướng rõ ràng về việc hỗ trợ các thứ tiếng khác ngoài tiếng Anh, nên tôi cũng hy vọng wikipedia tiếng Việt của chúng ta sẽ được WMF hỗ trợ nhiều hơn trong thời gian sắp tới với các dự án tương tự như kỳ thi viết bài tháng 9 vừa mới kết thúc. Với sự nhiệt tình dịch bài và đóng góp của các anh chị em trong cộng đồng như vừa qua, tôi tin chắc WMF sẽ tiếp tục hỗ trợ và hỗ trợ nhiều hơn trong các lần sau.

Giai đoạn 2 của quá trình thảo luận chiến lược sẽ tiếp tục vào tháng 11/2017. Giai đoạn tiếp theo này sẽ cho chúng ta nhiều cơ hội để tham gia và thảo luận về tương lai của phong trào wikimedia của chúng ta, và sẽ tập trung vào thảo luận cụ thể về vai trò, nguồn lực và trách nhiệm.

Trân trọng cảm ơn mọi người. Tuanminh01 (WMF) (thảo luận) 07:51, ngày 1 tháng 10 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Có nên thêm ngày phát hành tác phẩm trên YouTube???

[sửa | sửa mã nguồn]

Hiện tại có một số tác phẩm hoạt hình được một số tập đoàn tại Việt Nam mua bản quyền, phát hành trên YouTube. Vậy mình có nên thêm ngày phát hành đó vào bài viết danh sách các tập phim của bộ phim đó không nhỉ???? Takkuchan (thảo luận) 10:10, ngày 2 tháng 10 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Hiện Mô đun:WDL đang bị lỗi (?) dẫn đến Bản mẫu:WDL cột %thắng không hiện dấu phẩy (,) ngăn cách thập phân. Xuân (thảo luận) 14:41, ngày 2 tháng 10 năm 2017 (UTC)[trả lời]

23:25, ngày 2 tháng 10 năm 2017 (UTC)

Về cách dùng cụm từ sử nhà Nguyễn, sử nhà Lê

[sửa | sửa mã nguồn]

Nhiều mem cũ hay các gs tiến sĩ ngành sử học trước đây hay dùng từ ví như sử nhà N, sử nhà Lê, tôi cho là sai về bản chất. Đây là cách dùng từ với bản chất là miệt thị rằng sử đó không đáng dùng, thiên lệch, tức là sử của riêng ai đó.

Nhưng phải gọi là quốc sử thời nhà Lê; quốc sử thời nhà Nguyễn mới đúng; bản thân những nhà nước này là hợp pháp, đc luật pháp quốc tế công nhận. Nay sử thời kỳ ấy được soạn, các ông lại bảo sử cho riêng dòng họ đó là thế nào ?

Làm gì có sử nhà Nguyễn, thế sử ấy của dòng họ Nguyễn à ? Ông Lê Quý Đôn ông ấy dùng là quốc sử, khi nói về sách Đại Việt sử ký toàn thư. Ví như khi soạn sách Đại V thông sử ông ấy nói là quốc sử chép thiếu, hay gì đó rồi ông ấy bổ sung.

Nên các bạn trẻ cần phải cảnh giác và để ý những từ ngữ này và dĩ nhiên thay đổi.Khoailangvietnam (thảo luận) 15:34, ngày 8 tháng 10 năm 2017 (UTC)[trả lời]

14:21, ngày 9 tháng 10 năm 2017 (UTC)

presenting the project Wikipedia Cultural Diversity Observatory and asking for a vounteer in Vietnamese Wikipedia

[sửa | sửa mã nguồn]

Hello everyone, My name is Marc Miquel and I am a researcher from Barcelona (Universitat Pompeu Fabra). While I was doing my PhD I studied whether an identity-based motivation could be important for editor participation and I analyzed content representing the editors' cultural context in 40 Wikipedia language editions. Few months later, I propose creating the Wikipedia Cultural Diversity Observatory in order to raise awareness on Wikipedia’s current state of cultural diversity, providing datasets, visualizations and statistics, and pointing out solutions to improve intercultural coverage.

I am presenting this project to a grant and I expect that the site becomes a useful tool to help communities create more multicultural encyclopaedias and bridge the content culture gap that exists across language editions (one particular type of systemic bias). For instance, this would help spreading cultural content local to Vietnamese Wikipedia into the rest of Wikipedia language editions, and viceversa, make Vietnamese Wikipedia much more multicultural. Here is the link of the project proposal: https://meta.wikimedia.org/wiki/Grants:Project/Wikipedia_Cultural_Diversity_Observatory_(WCDO)

I am searching for a volunteer in each language community: I still need one for the Vietnamese Wikipedia. If you feel like it, you can contact me at: marcmiquel *at* gmail.com I need a contact in your every community who can (1) check the quality of the cultural context article list I generate to be imported-exported to other language editions, (2) test the interface/data visualizations in their language, and (3) communicate the existance of the tool/site when ready to the language community and especially to those editors involved in projects which could use it or be aligned with it. Communicating it might not be a lot of work, but it will surely have a greater impact if done in native language! :). If you like the project, I'd ask you to endorse it in the page I provided. In any case, I will appreciate any feedback, comments,... Thanks in advance for your time! Best regards, --Marcmiquel (thảo luận) 13:49, ngày 10 tháng 10 năm 2017 (UTC) Universitat Pompeu Fabra, Barcelona[trả lời]

15:31, ngày 16 tháng 10 năm 2017 (UTC)

Hello Vietnamese Wikipedians, we would like to inform you that we propose the conference grants for our region, East, Southeast Asia and Pacific. It's including your region too. If you would like to involve more please join in our conference grants talk page and fill our survey too.--Beeyan (thảo luận) 08:12, ngày 17 tháng 10 năm 2017 (UTC)[trả lời]

WP0 abusers attack at vi.wiki

[sửa | sửa mã nguồn]

(Sorry for using English) Dear Vietnamese users, as you may know there's a project to deliver Wikipedia without any fee via mobile connection in some countries (Angola and Bangladesh for example). Several users actually exploit this possibility to use Wikipedia as a file sharing platform, choosing random wikis (fi.wiki, pt.wiki, gl.wiki, el.wiki, ml.wiki etc.) to upload files (also pornographic clips, which are illegal in Vietnam) to share via social networks. Starting from some days they started attacking vi.wiki. Deleting these files as soon as possible is important in order to discourage this kind of abuse. So, I want to inform you about this situation and ask if you're ok with stewards deleting these files since most of these vandalisms happens when it's night in Vietnam. --Vituzzu (thảo luận) 10:42, ngày 22 tháng 10 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Hi, we will follow up this case and if you can help, feel free to do it.  A l p h a m a  Talk 11:20, ngày 22 tháng 10 năm 2017 (UTC)[trả lời]
Thanks for helping us, and feel free to intervene anytime. We appreciate that. Tuanminh01 (thảo luận) 11:51, ngày 22 tháng 10 năm 2017 (UTC)[trả lời]

18:18, ngày 23 tháng 10 năm 2017 (UTC)

00:20, ngày 31 tháng 10 năm 2017 (UTC)

18:45, ngày 6 tháng 11 năm 2017 (UTC)

Changes to the global ban policy

[sửa | sửa mã nguồn]
Hello. Some changes to the community global ban policy have been proposed. Your comments are welcome at m:Requests for comment/Improvement of global ban policy. Please translate this message to your language, if needed. Cordially. Matiia (Matiia) 00:34, ngày 12 tháng 11 năm 2017 (UTC)[trả lời]

19:19, ngày 13 tháng 11 năm 2017 (UTC)