Tượng khủng long bằng cát tham gia triển lãm lễ hội Điêu khắc cát Úc (Sand Sculpting Australia) tại thành phố Frankston thuộc vùng đô thị Melbourne, Úc 2009.
Natalia Partyka (giữa, tại Paralympic 2016), nữ vận động viên Ba Lan khi sinh ra không có tay phải, đoạt 4 lần huy chương vàng bóng bàn C10 nữ các kỳ Thế vận hội Người khuyết tật 2004, 2008, 2012 và 2016.
Natalie du Toit (giữa), huy chương vàng 100m bơi bướm S9 tại Thế vận hội Người khuyết tật 2008. Dù chân trái bị cưa từ năm 17 tuổi, cô đã đoạt tổng cộng 13 huy chương vàng về bơi lội qua 3 kỳ Paralympic 2004, 2008 và 2012.
Chung kết Bóng đá khiếm thị tại Thế vận hội Người Khuyết tật 2016 giữa hai đội Brasil và Iran; kết quả Brasil đoạt huy chương vàng. Bóng đá khiếm thị tương tự như bóng đá mini hay futsal nhưng dành cho những người khiếm thị và quả bóng có phát ra tiếng động.
Maddison Elliott, bị bại não bên phải từ năm 4 tuổi, trở thành vận động viên trẻ tuổi nhất nước Úc từng đoạt được huy chương vàng khi cô đoạt huy chương vàng và đồng tại Thế vận hội Người khuyết tật 2012 vào năm 13 tuổi. Cô cũng đoạt được 3 huy chương vàng bơi lội tại Paralympic 2016.
Ảnh: John Sherwell/Australian Paralympic Committee
Samantha Kinghorn với chiếc xe lăn màu hồng trên đường đua 100m tại Paralympic 2016. Cô bị tai nạn bão tuyết làm gãy lưng và liệt nửa người năm cô 14 tuổi. Cô từng kể : "Tôi đã nghĩ rằng tôi phải nằm liệt giường mãi mãi. Vì vậy, để sau đó được ngồi vào một chiếc xe lăn là tuyệt vời. Tôi biết điều đó nghe có vẻ lạ, nhưng tôi đã rất vui mừng....Sau đó, không thể tin được là tôi có thể thi đấu trong thể thao trên chiếc xe lăn của mình. Thể thao đã giúp tôi rất nhiều, đã giúp tôi chấp nhận".
Cầu Octávio Frias de Oliveira ở São Paulo, Brasil về đêm. Đây là cây cầu duy nhất trên thế giới có hai tầng và đường quay sang hai phía, được nâng đỡ bởi một cột trụ bê tông hình chữ X.