Bước tới nội dung

Wikipedia:Dự án/Anime và Manga/Sổ tay hướng dẫn viết bài

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Chào mừng bạn đến Trang cẩm nang về văn phong thuộc Dự án Anime và Manga. Các hướng dẫn về cách biên soạn bên dưới cần được tất cả các thành viên cả trong lần ngoài dự án tuân theo khi "đặt bút" viết bài về anime và manga. Hiện tại, phần lớn các bài viết về anime và manga viết không theo một qui củ nào, trình bày rất lộn xộn và chưa xứng đáng nằm trong một Bách khoa toàn thư chuyên nghiệp như Wikipedia. Trang này hướng dẫn bạn cách viết lại những bài viết đó, đồng thời nó cũng nêu lên một số cách viết cần tránh; đây cũng là những hướng dẫn rất tốt cho những thành viên tham gia bộ phận bảo trì anime và manga. Hy vọng các tài liệu ở đây sẽ giúp bạn dễ dàng định hướng hơn khi đóng góp cho mảng đề tài hấp dẫn này, đồng thời nâng cao chất lượng các bài viết của dự án chúng ta lên. Mời bạn bắt đầu đọc!

Phạm vi chung

[sửa | sửa mã nguồn]

Bài viết liên quan đến Nhật Bản

[sửa | sửa mã nguồn]

Từ tiếng Việt xuất phát từ tiếng Nhật

[sửa | sửa mã nguồn]

Wikipedia tiếng Việt viết bằng tiếng Việt, đó là điều quá rõ ràng và quá dễ thực hiện đối với những người biết tiếng Việt! Một từ mượn tiếng Việt hoặc có tên xuất phát từ tiếng Nhật nên được sử dụng trong hình thức tiếng Việt phổ biến nhất trong cơ chế của một bài viết, ngay cả khi nó được phát âm hay thậm chí viết khác với chữ romaji (ví dụ như viết Núi Phú Sĩ, Tokyo, jujutsushogi thay vì Fuji-san, Tōkyō, jūjutsu và shōgi). Tuy nhiên, hình thức chữ cái romaji phải luôn luôn được giới thiệu trong phần mở đầu.

Một số từ vay mượn tiếng Nhật phải tuân theo ngữ pháp tiếng Việt nếu đó là tên thông dụng ở Việt Nam. Ví dụ như "sóng thần" có từ gốc tiếng Nhật là "tsunami", "trùm kinh doanh" có từ gốc tiếng Nhật là "tycoon". Trường hợp ngoại lệ khi nó là một từ chuyên biệt chỉ có trong tiếng Nhật và không thể dịch sang tiếng Việt, như "futon", "koi", "haiku", "anime", "ronin", "manga" hay "dojo", và người nói tiếng Việt thường quen sử dụng các từ gốc này.

Viết từ trong ngữ hệ La Mã

[sửa | sửa mã nguồn]

Nhan đề của bài hát, tên các ca sĩ, công ty, v.v thường được viết hoa chữ cái đầu tiên hay thậm chí toàn bộ trong ngữ hệ chữ cái La Mã vốn sử dụng trong tiếng Nhật hoặc dùng cho các loại tờ rơi, áp phích, v.v cho một đối tượng Nhật Bản, hoặc các biểu ngữ (thành ngữ, tục ngữ, ca dao), tổ chức công khai nhằm nhấn mạnh về hình thức. Tuy nhiên, các tên này, dù mang bất kì yếu tố nào, cũng không nên được chọn dùng trong Wikipedia tiếng Việt, theo sự phân biệt giữa các từ của hai ngôn ngữ đã nói ở mục trên. Có một số trường hợp cần phải giữ nguyên tên gốc tiếng Nhật, chẳng hạn như tên của một sản phẩm truyền thông (anime, manga, tokusatsu), trò chơi điện tử,... do những loại hình này đã đăng kí thương hiệu (như CLANNAD, AIR).

Nhìn chung, một từ gốc tiếng Nhật có thể được viết ngay trong những từ mở đầu của bài viết, đề cập đến từ đó nhưng không sử dụng làm tên bài trong Wikipedia tiếng Việt. Trong trường hợp đó, liên kết đến tên bài viết này cũng nên được chỉnh sửa lại để hiển thị chữ tiếng Nhật trong lần xuất hiện đầu tiên. Chữ tiếng Nhật chỉ nên được xuất hiện một lần trong mỗi bài viết, và không cần ghi chú thêm gì nếu nó đã tồn tại trong một liên kết riêng biệt đến bài viết đó, ngoại lệ được ghi nhận bên dưới. Văn bản tiếng Nhật nên được định dạng hóa bằng bản mẫu {{nihongo}} hoặc {{nihongo2}}.

Liên kết đến Wikipedia tiếng Nhật

Sử dụng interwiki để liên kết các bài viết ở Wikipedia tiếng Việt đến bài viết tương ứng tại Wikipedia tiếng Nhật. Ngoài ra, nói chung là không cần phải sử dụng các liên kết nội tuyến (dạng như [[:ja:Tên bài]]) đến Wikipedia tiếng Nhật cho bất kì cụm từ nào trong bài viết. Nếu từ đó thật sự quan trọng, nó sẽ (hay cần) có một bài viết tại đây, trường hợp đó chỉ cần dùng mã liên kết trong cơ bản là đủ.

Khi interwiki đến Wikipedia tiếng Nhật, hãy bỏ qua các khoảng trắng giữa các từ vốn được dùng trong trang ở đó. Ví dụ như bài viết có câu mở đầu:

Koizumi Junichiro (小泉 純一郎 Koizumi Jun'ichirō?)

phải có interwiki [[ja:小泉純一郎]] (không có khoảng trắng giữa 小泉 và 純一郎).

Bảng chữ cái Latinh của tiếng Nhật (rōmaji) nên được sử dụng trong mọi trường hợp, trừ một số trường hợp bất thường được đề cập dưới đây. Wikipedia sử dụng romaji vì nó được các học giả chấp nhận, đồng thời nó diễn tả một cách hợp lý khả năng phát âm tiếng Nhật đối với đối tượng người Việt. Mặt khác, rōmaji thường dễ viết (có thể nói là dễ viết nhất trong ngôn ngữ Nhật Bản), phù hợp với khả năng tiếp cận của người Việt cũng như dễ dàng dùng làm tên bài. Dấu nháy ( ' ) nên tránh sử dụng ngoại trừ trường hợp nó là dạng âm tiết n ん như đã nêu trong mục ngay dưới đây. Tránh sử dụng quá nhiều dấu gạch nối ( - ).

Hãy cẩn thận khi áp dụng những mục dưới đây trong phần thân bài viết:

  1. Đối với biến thể hóa từ kanji sang kana, chữ ou viết đôi (oo, uu) được viết thành ōū (những dấu gạch ngang trên đầu chữ gọi là macrons). Nếu gặp khó khăn khi gõ các ký tự này, bạn hãy nhấp chọn chúng trong mục "Chèn ký tự đặc biệt" nằm bên dưới hộp sửa đổi có ở mỗi trang Wikipedia, hoặc xem Trợ giúp:Macrons (tiếng Anh) để xem hướng dẫn cách thiết lập máy tính của bạn và trực tiếp chèn các ký tự này từ bàn phím. Bạn cũng có thể nhập mã HTML ō cho ra ōū cho ra ū. Tất cả các nguyên âm viết đôi khác được viết bình thường mà không cần macrons: ああ → aa, いい → ii, and ええ → ee.
  2. Đối với biến thể hóa từ katakana, sử dụng chính tả tiếng Việt nếu có. Nếu không có chính tả tiếng Việt tương ứng, hãy sử dụng romaji nhưng lần này dùng macrons cho tất cả nguyên âm đôi với ー, bao gồm "a" (ā), "e" (ē) và "i" (ī).
  3. は, へ and を nên được chuyển thành romaji tương ứng là wa, eo.
  4. Âm tiết n ん thường được viết thành n (xem bên dưới).
  5. Âm tiết n ん được viết thành n trước phụ âm, nhưng n' (với một dấu nháy đơn) dùng trước nguyên âm và chữ y.
  6. Sokuon っ viết thành t trước ch. (tức là こっち kotchi, không kocchi). Cách viết cch được xem là không chuẩn.
  7. Thuật ngữ phiên âm nên được in nghiêng theo Wikipedia:Cẩm nang về văn phong#Dùng chữ nghiêng. Lưu ý rằng danh từ riêng (địa điểm/tên người) không càn in nghiêng.
  8. Không dùng hậu tố trong tên của các bài về thời kỳ lịch sử và sự kiện, chẳng hạn như Thời kỳ Edo, Mạc phủ TokugawaVụ bê bối Rikurūto
  9. Tên địa phương (thành phố, quận, hải đảo, v.v) phải bao gồm macrons trong mọi trường hợp, ngoài trừ các trường hợp sau đây (do phải dùng tên thông dụng nhất trên thế giới)