Wikipedia:Biểu quyết xoá bài/Sài Gòn đau lòng quá
Giao diện
Đây là một cuộc biểu quyết đã kết thúc, xin đừng sửa chữa nó! Mọi ý kiến xin ghi bên ngoài khung!
Kết quả: Giữ bài theo tỷ lệ 8/7. ✽ Màu tím hoa sim 05:16, ngày 15 tháng 12 năm 2021 (UTC)
Kết quả: Giữ bài theo tỷ lệ 8/7. ✽ Màu tím hoa sim 05:16, ngày 15 tháng 12 năm 2021 (UTC)
- Sài Gòn đau lòng quá (sửa | thảo luận | lịch sử | khóa | xóa | liên kết | theo dõi | nhật trình | số lần xem)
- (Tìm nguồn: "Sài Gòn đau lòng quá" – tin tức · sách · scholar · JSTOR · hình ảnh)
Bài hát vừa mới ra mắt cách đây vài tháng, có nhiều nguồn báo nhắc đến. Bị gắn biển đnb từ tháng 10/2021, có một bạn hỏi người gắn biển nhưng người gắn biển không đồng ý. AKIRAchat 02:43, ngày 15 tháng 11 năm 2021 (UTC)
Xóa
[sửa | sửa mã nguồn]- Xóa Hiện tượng nhất thời. Sau một thời gian ngắn thì trend đã hết, giờ chỉ còn thấp thỏm. Ngoài ra, sau vụ Cbiz thì mới thấy các "bảng xếp hạng" của các dịch vụ âm nhạc là cơ bản không được sử dụng để chứng minh nổi bật, xem thêm en:Wikipedia:Record charts. P.T.Đ (thảo luận) 07:13, ngày 15 tháng 11 năm 2021 (UTC)
- Xóa Như đã nói ghi gắn biển, đây chỉ là một hiện tượng nhất thời trong khoảng thời gian ngắn, nhờ có "bệ đỡ" là đợt dịch bệnh bùng phát mạnh ở TP Hồ Chí Minh, đến nay thì đã hết. Về cơ bản, nếu xét bài này như một tác phẩm âm nhạc đơn thuần thì không có gì nổi bật. Nếu xét "tạo trend", thì như P.T.Đ đã nói ở dưới, tính tạo trend của bài hát này còn thua xa nhân vật Lelush. Ít ra, Lelush đã trở thành một hiện tượng suốt một thời gian dài, được quan tâm ở nhiều quốc gia, được báo chí, thậm chí là truyền hình (hoặc bản tin gì đấy) đưa tin. Ngoài ra, nếu chỉ xét riêng đối tượng là "bài hát" thì độ tạo trend của bài này vẫn còn thua xa bài "Ghen Cô vy" khi bài này đã nhận được sự chú ý của quốc tế, lên sóng truyền hình nhiều nơi. ༒ Nhac Ny ༒ Talk to me ♥ 11:40, ngày 18 tháng 11 năm 2021 (UTC)
- Xóa Chủ thể cần thêm thời gian để thực sự đủ nổi bật. Thời điểm này thì còn 50:50. Tiếng vĩ cầm🎶🎻🎵 12:33, ngày 18 tháng 11 năm 2021 (UTC)
- Xóa Theo tất cả các ý kiến trên và ý kiến ở dưới thì bài này tuy nhiều nguồn báo nhắc đến, nhưng thấy chỉ có tạo trend trong một thời gian đến 2 lần nhờ mùa dịch và sau đó bài ca này đã chìm vào thiên thu. Ngoài ra, bài cũng sử dụng cả nguồn Trí thức trẻ (có liên quan đến Kênh 14), YouTube, Facebook như ý kiến ở dưới. Trước đây tôi có coi qua cái Biểu quyết xóa bài Trứng rán cần mỡ bắp cần bơ thì sau khi xem xong và cùng với bài này, kết luận đây như là một trào lưu nhất thời và bây giờ trend này đã dần tàn. Nếu trend này mà "đội mồ sống dậy" thì cần phải thêm một thời gian nữa. AKIRAchat 12:37, ngày 18 tháng 11 năm 2021 (UTC)
- Xóa Độ nổi bật của bài viết ở thời điểm này khá mập mờ, chỉ là trend nhất thời, ngoài ra tôi cũng đồng quan điểm với các ý kiến trên. Cross asterism 03:01, ngày 4 tháng 12 năm 2021 (UTC)
- Xóa Trend nhất thời và giờ đã chìm. So sánh với World Cup hay F1 là khập khiễng. Đó là những giải rất nối tiếng trên thế giới và được tổ chức hàng năm. Nói ra ai cũng biết. Những giải đó "không phải" là trend nhất thời. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 23:20, ngày 10 tháng 12 năm 2021 (UTC)
- Xóa Trend theo thời điểm, đã có tiền lệ các bảng xếp hạng không được tính vào độ nổi bật rồi. Nên xóa, khi nào nổi bật thì viết lại.--Pk.over (thảo luận) 02:44, ngày 11 tháng 12 năm 2021 (UTC)
Giữ
[sửa | sửa mã nguồn]- Giữ Bài cũng tạo trend đầu năm, được nhiều trang báo lớn trong nước nhắc đến như Tuổi trẻ, Tiền phong, Người Lao ĐộngㅡEd Crystal Talk 07:25, ngày 15 tháng 11 năm 2021 (UTC)
- Giữ Theo mình những trường hợp như này không nên quá khắt khe. Có thể một số mục có sử dụng nguồn chú dẫn là nguồn lá cải, nguồn yếu, nhưng cái quan trọng nhất là mục "Diễn biến thương mại và đón nhận" (mục chứng minh độ nổi bật của chủ thể) thì đều dẫn ra được 6 nguồn đáng tin cậy đề cập sâu vào chủ thể chứ không phải nhắc đến qua loa hời hợt hay quảng cáo, cũng có thể coi là đã đáp ứng được tiêu chí cơ bản về độ nổi bật (xem WP:NSONGS). Nếu một bài viết (theo mình là tốt) như này mà bị xóa thì không chỉ phí công sức của người viết mà còn khiến nhiều thành viên mới e dè tạo bài tự viết hơn, vì họ sợ bị xóa rồi thì toi công. Nguyenmy2302 (thảo luận) 19:34, ngày 15 tháng 11 năm 2021 (UTC)
- @Nguyenmy2302, @Ed Crystal: Nếu vậy thì bài Lelush có khi còn đáng giữ hơn, vì toàn được báo quốc tế nhắc đến 1 khoảng thời gian không ngắn (tạo trend tầm quốc tế). Cả hai tôi đều thấy rằng chỉ là sự kiện nhất thời (tham khảo thêm Wikipedia:Độ nổi bật (sự kiện)). P.T.Đ (thảo luận) 23:35, ngày 15 tháng 11 năm 2021 (UTC)
- @P.T.Đ Không rõ đây là "sự kiện" hay "bài hát"? Nếu là bài hát thì theo tiêu chí cơ bản của Wikipedia:Độ nổi bật (âm nhạc) đã đủ nổi bật bởi các nguồn chứng minh độ nổi bật của chủ thể đều là nguồn đáng tin cậy đề cập sâu đến chủ thể và riêng rẽ với chủ thể. Chưa kể, bài hát còn "tạo trend" đến hai lần, một lần là tại thời điểm phát hành và một lần là trong khi dịch COVID-19 tại Thành phố Hồ Chí Minh bùng phát (xem [1], [2], [3], [4]). Nếu một bài hát chỉ tạo trend thời gian ngắn thì nhiều bài tương tự như vậy nhưng sao vẫn đủ nổi bật có bài trên đây, và không rõ phải "tạo trend" bao lâu thì mới đủ nổi bật? – Nguyenmy2302 (thảo luận) 01:59, ngày 16 tháng 11 năm 2021 (UTC)
- @P.T.Đ Tôi chưa rõ ý của anh lắm. Chủ thể trong bài viết là một "bài hát" nên không thể theo quy chuẩn của Wikipedia:Độ nổi bật (sự kiện) được. Nếu xét theo Wikipedia:Độ nổi bật (âm nhạc) thì bài đạt đủ điều kiện khi được các trang báo lớn uy tín như Tuổi trẻ, Pháp luật online hay Thể thao văn hóa đưa tin. Bài tạo được 2 lần trend là quá nổi bật rồi khi so sánh với kpop thì thường một bài hát chỉ tạo trend lúc mới phát hành cũng có bài trên enwiki. Do VN không có bxh âm nhạc uy tín nào nên tôi lấy chủ yếu sẽ theo dõi lượt người nghe thông qua 2 nền tảng spotify và itunes vì đây là 2 nền tảng trả phí quốc tế, fandom khó có thể kêu gọi cày view hay lượt nghe như youtube được. ㅡEd Crystal Talk 07:20, ngày 16 tháng 11 năm 2021 (UTC)
- @Nguyenmy2302, @Ed Crystal: Về vấn đề nguồn thì đó là tiêu chuẩn cơ bản của độ nổi bật nói chung. Vậy có thể do khác biệt về quan điểm (việc tạo trend chỉ đơn thuần là sự kiện), tại bài Lelush tôi có nói là việc nguồn đề cập "đáng kể" là khoảng 1 năm (sự kiện của Lelush cũng rất kéo dài trong suốt chương trình Sáng tạo doanh, sau khi kết thúc còn được lên hotsearch Weibo nhiều lần). Nếu sau thời gian đó mà vẫn được đề cập thì coi là đạt tiêu chuẩn (do tiền lệ từ các bài giang hồ mạng, tai tiếng trong nhiều năm). Việc dùng số liệu lượt xem của Spotify và iTunes cũng cần xem xét, thì như vậy cũng khá bất công với việc xem xét độ nổi bật các bài ca khúc của mấy idol Trung Quốc (đang ở ngoài Thảo luận chung), vì chúng cũng có lượt xem cao trên dịch vụ trả phí QQ Music, và các bảng BXH của 3 dịch vụ này đều không được dùng về nguyên tắc. Do VN hay TQ không có BXH hợp quy trên Wikipedia nên đa phần các bài ca khúc đều phải có yếu tố nào đó ấn tượng, như giải thưởng. Có lẽ do bài này quen với người Việt nên dễ đánh giá, nếu theo bình diện các bài liên quan idol TQ như lần trước là đã bị xóa (như vậy là lần trước đã quá mạnh tay với các fan idol). P.T.Đ (thảo luận) 08:17, ngày 16 tháng 11 năm 2021 (UTC)
- @P.T.Đ Với bài Lelush thì tôi biểu quyết xóa vì trong bài không đưa các nguồn mạnh vào và trình bày quá cẩu thả. Với lại bài đó thuộc thể loại tiểu sử người còn sống nên phải khắc khe. Còn hiện tại các quy chuẩn về độ nổi bậc âm nhạc hiện cũng đã khá lổi thời. Vì giờ thời đại streaming, ít ca sĩ ra đĩa cứng nữa. Mà streaming thì chủ yếu trên các trang nghe nhạc bản quyền trả phí quốc tế mà VN thì lại không có bảng xếp hạng nào đủ uy tín để đối chiếu. Tôi nhớ khoảng 2016 cũng đã có một thảo luận về độ nổi bật âm nhạc VN nhưng chưa đưa vào quy định. Nên có thể qua cuộc biểu quyết này chúng ta có thể lập một biểu quyết về độ nổi bật âm nhạc VN. Còn với bài SGĐLQ này thì ca sĩ cũng đã biểu diễn nó trên chương trình Xuân hạ thu đông rồi lại xuân đc chiếu trên kênh HTV7.ㅡEd Crystal Talk 09:23, ngày 16 tháng 11 năm 2021 (UTC)
- @Ed Crystal: Thời đại streaming thì các BXH cũng sẽ cập nhật công nghệ theo, đó là vấn đề của họ. Chỉ có điều là các nước có nền giải trí chuyên nghiệp thì họ có hiệp hội hay công ty lớn độc lập để quản lý và xuất bản BXH một cách trung lập. Tuy nhiên, trường hợp TQ có thể do ăn chia thế nào đó mà đến giờ vẫn chưa có một BXH như Gaon của Hàn hay Oricon của Nhật. TQ mà còn lộn xộn thì VN cũng khó, giờ trending YouTube mà nhiều người còn coi nó là BXH. P.T.Đ (thảo luận) 09:41, ngày 16 tháng 11 năm 2021 (UTC)
- @P.T.Đ Mình ít khi bỏ phiếu xóa hay giữ bài dựa theo chất lượng bài. Đối với mình chỉ cần đánh giá độ nổi bật của chủ thể là đủ còn chất lượng bài như nào thì chỉ là phụ (trừ khi quá kém thì chắc chắn sẽ không tồn tại nổi 7 ngày để đưa ra đây). Theo mình trường hợp này nên xét theo chỉ dẫn độ nổi bật âm nhạc, bởi nó đã đáp ứng tiêu chí cơ bản của chỉ dẫn đó và có độ ảnh hưởng ở mức chấp nhận được. Còn về việc so sánh với biểu quyết xóa bài Lelush, ngoài một sự kiện nhất thời của chủ thể đó ra thì chủ thể chưa đáp ứng được các tiêu chí về độ nổi bật của người trong ngành công nghiệp giải trí đề ra bởi cần có giải thưởng hay bài hát, vai diễn đáng chú ý nào đó v.v.. Nôm na là, nếu coi đây là sự kiện, nó có thể không nổi bật vì chưa đáp ứng các tiêu chí đề ra, nếu coi đây là bài hát, nó có thể nổi bật vì đã đáp ứng các tiêu chí đề ra; còn về chuyện công bằng hay không mình không quan trọng lắm, quan trọng là đồng thuận từ cộng đồng. – Nguyenmy2302 (thảo luận) 09:54, ngày 16 tháng 11 năm 2021 (UTC)
- @Nguyenmy2302: Chuyện quan điểm khác nhau là bình thường. Chỉ sợ rằng sau này có người lại hay dùng mấy trường hợp ngách thế này để biện hộ cho trường hợp của họ, kiểu như nói "giang hồ mạng, Ngân 98 còn lên wiki được, sao bài của tôi không được?" P.T.Đ (thảo luận) 10:04, ngày 16 tháng 11 năm 2021 (UTC)
- Cái đó đã thảo luận rất rất nhiều rồi nên có thành viên nào mà nói như vậy thì cứ đưa họ link tới chỗ thảo luận đó. Bên enwiki hình như cũng không thiếu những trường hợp như thế này. – Nguyenmy2302 (thảo luận) 10:07, ngày 16 tháng 11 năm 2021 (UTC)
- @Nguyenmy2302: Chuyện quan điểm khác nhau là bình thường. Chỉ sợ rằng sau này có người lại hay dùng mấy trường hợp ngách thế này để biện hộ cho trường hợp của họ, kiểu như nói "giang hồ mạng, Ngân 98 còn lên wiki được, sao bài của tôi không được?" P.T.Đ (thảo luận) 10:04, ngày 16 tháng 11 năm 2021 (UTC)
- @P.T.Đ Với các nước chưa có bxh uy tín thì tôi nghĩ có thể dùng số liệu của Spotify với iTunes để tham khảo vì đây là nền tảng quốc tế có lượng người dùng cao đủ để xác định độ nổi bật của một bài, thường xuyên công bố bảng xếp hạng của trang, công bố lượng người đăng ký và không bị kiểm duyệt. Hiện tại tôi khá tiếc vì âm nhạc VN vẫn chưa ra một bxh uy tín nào để có thể làm cơ sở cho viwwiki. ㅡEd Crystal Talk 10:28, ngày 16 tháng 11 năm 2021 (UTC)
- @P.T.Đ Mình ít khi bỏ phiếu xóa hay giữ bài dựa theo chất lượng bài. Đối với mình chỉ cần đánh giá độ nổi bật của chủ thể là đủ còn chất lượng bài như nào thì chỉ là phụ (trừ khi quá kém thì chắc chắn sẽ không tồn tại nổi 7 ngày để đưa ra đây). Theo mình trường hợp này nên xét theo chỉ dẫn độ nổi bật âm nhạc, bởi nó đã đáp ứng tiêu chí cơ bản của chỉ dẫn đó và có độ ảnh hưởng ở mức chấp nhận được. Còn về việc so sánh với biểu quyết xóa bài Lelush, ngoài một sự kiện nhất thời của chủ thể đó ra thì chủ thể chưa đáp ứng được các tiêu chí về độ nổi bật của người trong ngành công nghiệp giải trí đề ra bởi cần có giải thưởng hay bài hát, vai diễn đáng chú ý nào đó v.v.. Nôm na là, nếu coi đây là sự kiện, nó có thể không nổi bật vì chưa đáp ứng các tiêu chí đề ra, nếu coi đây là bài hát, nó có thể nổi bật vì đã đáp ứng các tiêu chí đề ra; còn về chuyện công bằng hay không mình không quan trọng lắm, quan trọng là đồng thuận từ cộng đồng. – Nguyenmy2302 (thảo luận) 09:54, ngày 16 tháng 11 năm 2021 (UTC)
- @Ed Crystal: Thời đại streaming thì các BXH cũng sẽ cập nhật công nghệ theo, đó là vấn đề của họ. Chỉ có điều là các nước có nền giải trí chuyên nghiệp thì họ có hiệp hội hay công ty lớn độc lập để quản lý và xuất bản BXH một cách trung lập. Tuy nhiên, trường hợp TQ có thể do ăn chia thế nào đó mà đến giờ vẫn chưa có một BXH như Gaon của Hàn hay Oricon của Nhật. TQ mà còn lộn xộn thì VN cũng khó, giờ trending YouTube mà nhiều người còn coi nó là BXH. P.T.Đ (thảo luận) 09:41, ngày 16 tháng 11 năm 2021 (UTC)
- @P.T.Đ Với bài Lelush thì tôi biểu quyết xóa vì trong bài không đưa các nguồn mạnh vào và trình bày quá cẩu thả. Với lại bài đó thuộc thể loại tiểu sử người còn sống nên phải khắc khe. Còn hiện tại các quy chuẩn về độ nổi bậc âm nhạc hiện cũng đã khá lổi thời. Vì giờ thời đại streaming, ít ca sĩ ra đĩa cứng nữa. Mà streaming thì chủ yếu trên các trang nghe nhạc bản quyền trả phí quốc tế mà VN thì lại không có bảng xếp hạng nào đủ uy tín để đối chiếu. Tôi nhớ khoảng 2016 cũng đã có một thảo luận về độ nổi bật âm nhạc VN nhưng chưa đưa vào quy định. Nên có thể qua cuộc biểu quyết này chúng ta có thể lập một biểu quyết về độ nổi bật âm nhạc VN. Còn với bài SGĐLQ này thì ca sĩ cũng đã biểu diễn nó trên chương trình Xuân hạ thu đông rồi lại xuân đc chiếu trên kênh HTV7.ㅡEd Crystal Talk 09:23, ngày 16 tháng 11 năm 2021 (UTC)
- @Nguyenmy2302, @Ed Crystal: Về vấn đề nguồn thì đó là tiêu chuẩn cơ bản của độ nổi bật nói chung. Vậy có thể do khác biệt về quan điểm (việc tạo trend chỉ đơn thuần là sự kiện), tại bài Lelush tôi có nói là việc nguồn đề cập "đáng kể" là khoảng 1 năm (sự kiện của Lelush cũng rất kéo dài trong suốt chương trình Sáng tạo doanh, sau khi kết thúc còn được lên hotsearch Weibo nhiều lần). Nếu sau thời gian đó mà vẫn được đề cập thì coi là đạt tiêu chuẩn (do tiền lệ từ các bài giang hồ mạng, tai tiếng trong nhiều năm). Việc dùng số liệu lượt xem của Spotify và iTunes cũng cần xem xét, thì như vậy cũng khá bất công với việc xem xét độ nổi bật các bài ca khúc của mấy idol Trung Quốc (đang ở ngoài Thảo luận chung), vì chúng cũng có lượt xem cao trên dịch vụ trả phí QQ Music, và các bảng BXH của 3 dịch vụ này đều không được dùng về nguyên tắc. Do VN hay TQ không có BXH hợp quy trên Wikipedia nên đa phần các bài ca khúc đều phải có yếu tố nào đó ấn tượng, như giải thưởng. Có lẽ do bài này quen với người Việt nên dễ đánh giá, nếu theo bình diện các bài liên quan idol TQ như lần trước là đã bị xóa (như vậy là lần trước đã quá mạnh tay với các fan idol). P.T.Đ (thảo luận) 08:17, ngày 16 tháng 11 năm 2021 (UTC)
- @Nguyenmy2302, @Ed Crystal: Nếu vậy thì bài Lelush có khi còn đáng giữ hơn, vì toàn được báo quốc tế nhắc đến 1 khoảng thời gian không ngắn (tạo trend tầm quốc tế). Cả hai tôi đều thấy rằng chỉ là sự kiện nhất thời (tham khảo thêm Wikipedia:Độ nổi bật (sự kiện)). P.T.Đ (thảo luận) 23:35, ngày 15 tháng 11 năm 2021 (UTC)
- Giữ Xóa đi thì phí quá. Giữ bài Thằng này không có điện thoại Vip Pro mà tự nhận mình là Pro Max (Nhắn tin đầy trong VM) 04:24, ngày 16 tháng 11 năm 2021 (UTC)
GiữĐúng như quý BQV P.T.Đ đã nói, chủ thể còn mập mờ nổi bật, tuy nhiên chất lượng bài đọc được, người viết có chuyên tâm nghiên cứu sâu và bổ sung nguồn. Xóa thì cũng hơi tiếc. Chứ cũng bài này mà chỉ nêu được vài dòng thông tin ngắn ngủn với thêm cái infobox nhìn cho đầy thì tôi chẳng tiếc gì một phiếu xóa thẳng. Tiếng vĩ cầm🎶🎻🎵 04:51, ngày 16 tháng 11 năm 2021 (UTC)- @Giahuypromax, @TranHieu0706: Fan idol TQ mà biết lý do giữ bài chỉ vì được biên tập tốt thì kiểu gì cũng lách được. Thôi thì mỗi người mỗi ý. Nếu công tâm thì phải xét lý do về độ nổi bật. P.T.Đ (thảo luận) 08:19, ngày 16 tháng 11 năm 2021 (UTC)
- @P.T.Đ: Tôi cũng cân nhắc về chuyện này, nhưng xét về nguồn thì cũng có một số bài báo phân tích độc lập riêng rẽ, còn mấy fan idol TQ thì mập mờ hơn nhiều. Tiếng vĩ cầm🎶🎻🎵 08:30, ngày 16 tháng 11 năm 2021 (UTC)
- @TranHieu0706: Nếu 1 năm sau mà báo nhắc đến thì ok, miễn bàn; vì tôi thấy như vậy thì bất công với vụ bài Lelush lần trước, được lên hẳn báo quốc tế, không phải ba báo làng nhàng tầm quốc gia. P.T.Đ (thảo luận) 08:33, ngày 16 tháng 11 năm 2021 (UTC)
- Xin phép gạch phiếu vì xem xét lại thấy chủ thể thực sự chưa nổi bật, còn vấn đề bài trình bày tốt nếu được tôi hoặc ai đó sẽ chuyển vào nháp của thành viên. Tiếng vĩ cầm🎶🎻🎵 12:31, ngày 18 tháng 11 năm 2021 (UTC)
- @P.T.Đ: Tôi cũng cân nhắc về chuyện này, nhưng xét về nguồn thì cũng có một số bài báo phân tích độc lập riêng rẽ, còn mấy fan idol TQ thì mập mờ hơn nhiều. Tiếng vĩ cầm🎶🎻🎵 08:30, ngày 16 tháng 11 năm 2021 (UTC)
- @Giahuypromax, @TranHieu0706: Fan idol TQ mà biết lý do giữ bài chỉ vì được biên tập tốt thì kiểu gì cũng lách được. Thôi thì mỗi người mỗi ý. Nếu công tâm thì phải xét lý do về độ nổi bật. P.T.Đ (thảo luận) 08:19, ngày 16 tháng 11 năm 2021 (UTC)
- Giữ Đủ nổi bật theo Wikipedia:Độ nổi bật (âm nhạc). --NXL (thảo luận) 18:05, ngày 7 tháng 12 năm 2021 (UTC)
- Giữ Như các ý kiến trên, đủ nổi bật. Buồn ngủ quá⁂ 5 phút nữa ⁂ 03:52, ngày 8 tháng 12 năm 2021 (UTC)
- Giữ Một là để tránh sau này có người đưa các sự kiện như chung kết WC hay Champions League, hay các giải tennis, các chặng đua F1 v.v... ra xóa chỉ vì lý do các sự kiện đó ko còn hot. Hai là bài này có nhiều nguồn từ các trang báo uy tín như thế mà vẫn bị xét nét ĐNB thì chi bằng các admin viết một dòng code đặt hết biển ĐNB cho tất cả bài viết đang tồn tại trên wiki luôn cho nó nhanh Tín đồ Tốc độ (thảo luận) 05:14, ngày 8 tháng 12 năm 2021 (UTC)
- Giữ Đồng quan điểm với các ý kiến trên. ✽ Màu tím hoa sim 12:42, ngày 14 tháng 12 năm 2021 (UTC)
- Giữ Chủ thể có nhiều báo nhắc đến và đáp ứng được phần nào độ nổi bật. Những điều còn lại thì các thành viên trên đã nói cả Martin L. KingI have a dream 13:05, ngày 14 tháng 12 năm 2021 (UTC)
- @Baoothersks Ai xui vào cho phiếu đây? Ha ha ha. – La Hán đẩy xe bò (thảo luận) 13:13, ngày 14 tháng 12 năm 2021 (UTC)
- @La Hán đẩy xe bò: Tự ta xui đấy, haha. Lần sau nếu được thì đổi tên thành La hán nốc thịt chó nhé Martin L. KingI have a dream 14:17, ngày 14 tháng 12 năm 2021 (UTC)
- @Baoothersks Ai xui vào cho phiếu đây? Ha ha ha. – La Hán đẩy xe bò (thảo luận) 13:13, ngày 14 tháng 12 năm 2021 (UTC)
Ý kiến
[sửa | sửa mã nguồn]- Ý kiến Sau khi xem lại đúng là nhiều nguồn báo nhắc đến thật, tuy nhiên đó chỉ là một hiện tượng nay đã hết thời như bạn P.T.Đ nêu ở trên. Ngoài ra có cả nguồn Trí thức trẻ (có liên quan đến Kênh 14), nguồn Facebook và YouTube nữa. AKIRAchat 07:27, ngày 15 tháng 11 năm 2021 (UTC)
- @Akira2112: Kiểu gì cũng phải đề xuất cấm luôn báo TTT này, quá nhiều bài lá cải, là kho lưu bài lách luật cho các trang tin nhảm, có thể cho phép dùng để bổ sung thông tin, nhưng không được dùng để chứng minh nổi bật. P.T.Đ (thảo luận) 07:34, ngày 15 tháng 11 năm 2021 (UTC)
- @P.T.Đ Thì bởi, nhất là Soha, Kênh 14, 24h, đọc xong kiểu như lá cải với câu từ rất giật tít và giả tạo. Mới nãy xem xong mấy bài trên các báo đó có mùi đậm lá cải hơn. AKIRAchat 07:49, ngày 15 tháng 11 năm 2021 (UTC)
- @Akira2112: Kiểu gì cũng phải đề xuất cấm luôn báo TTT này, quá nhiều bài lá cải, là kho lưu bài lách luật cho các trang tin nhảm, có thể cho phép dùng để bổ sung thông tin, nhưng không được dùng để chứng minh nổi bật. P.T.Đ (thảo luận) 07:34, ngày 15 tháng 11 năm 2021 (UTC)
- Ý kiến Trong bài có 2 nguồn: Chuyên trang Pháp luật & Bạn đọc của báo Sức khỏe & Đời sống, Tạp chí Doanh nghiệp & Tiếp thị, cách che ảnh thì như nhau và tên tác giả đều là "Nhật Nguyên". Vì cơ bản là các bài này cũng hiện diện trên Kênh 14 (Google tiêu đề). Trang Kênh 14 này đã thâu mua các chuyên trang tạp nham của mấy báo lớn, hay các trang báo nhỏ để lách luật làm nội dung. Nếu coi Kênh 14 là lá cải thì mấy trang này cũng tương tự (ít nhất là các bài viết vừa xuất hiện ở trang báo vừa xuất hiện ở Kênh 14). P.T.Đ (thảo luận) 07:50, ngày 15 tháng 11 năm 2021 (UTC)
- Cái chuyên trang Pháp luật & Bạn đọc này rất là rác, chẳng khác gì "báo" Trí Thức Trẻ. P.T.Đ (thảo luận) 07:55, ngày 15 tháng 11 năm 2021 (UTC)
- @P.T.Đ: Về cơ bản trang Kenh14 không phải là báo. Nếu bạn kéo xuống cuối cùng của trang Kenh14 thì bạn sẽ thấy mã giấy phép là "2215/GP-TTĐT" trong đó TTĐT là "thông tin điện tử". Theo như mình biết thì ở Việt Nam có 2 loại giấy phép mà nhiều người vẫn nhầm bao gồm giấy phép "trang thông tin điện tử tổng hợp" và giấy phép "báo điện tử". Trong đó giấy phép "trang thông tin điện tử tổng hợp" chỉ cho phép tổng hợp thông tin từ các trang báo khác nhau (không được trực tiếp viết bài) và giấy phép "báo điện tử" cho phép viết bài (tức có tòa soạn, phóng viên). Bạn có thể để ý mã giấy phép tại báo điện tử VOV sẽ rõ, với nguyên văn dòng cuối là "Giấy phép báo Điện tử VOV số 564/GP-BTTTT của Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 13/12/2016". 梓 (にゃん~) 12:09, ngày 12 tháng 12 năm 2021 (UTC)
- @P.T.Đ: Cái mình nói trên chỉ là theo như mình nhớ là mình đã đọc ở đâu hồi "ngâm cứu" mấy cái liên quan đến in phát hành tại Việt Nam. Để chắc chắn hơn thì bạn nên tra lại. 梓 (にゃん~) 12:15, ngày 12 tháng 12 năm 2021 (UTC)
- @AzusaNyan: Cái này tôi biết, và không có nhầm lẫn. Vấn đề không đơn giản vậy, Kenh14 nó còn thâu tóm các "chuyên trang" (tờ báo con) của các báo lớn để lách luật viết bài. Vì bình thường nếu chỉ tổng hợp từ các báo khác, mà báo nào cũng viết kiểu nghiêm túc thì sao mà Kenh14 có các bài báo lá cải được. Do đó, nó thâu tóm các tờ báo con của báo lớn, dùng để sản xuất tin lá cải lách luật và đăng lại trên trang chính (Kenh14). Nếu Kenh14 chỉ tổng hợp từ báo có sẵn thì không nói, nhưng do bản chất của nó là muốn viết bài lá cải nên nó thu mua các báo tạp nham để nhờ đăng giùm, rồi sau đó đăng lại. Xem thêm thảo luận liên quan: Wikipedia:Thảo luận/Lưu 68 § Vấn đề nguồn 24h và các trang tin thuộc VCCorp. Do đó, chúng ta không chỉ nên chặn Kenh14, mà còn phải chặn mấy báo rác làm bình phong cho nó như Trí Thức Trẻ, Pháp luật & Bạn đọc... P.T.Đ (thảo luận) 13:02, ngày 12 tháng 12 năm 2021 (UTC)
- @P.T.Đ: Cái mình nói trên chỉ là theo như mình nhớ là mình đã đọc ở đâu hồi "ngâm cứu" mấy cái liên quan đến in phát hành tại Việt Nam. Để chắc chắn hơn thì bạn nên tra lại. 梓 (にゃん~) 12:15, ngày 12 tháng 12 năm 2021 (UTC)
- @P.T.Đ: Về cơ bản trang Kenh14 không phải là báo. Nếu bạn kéo xuống cuối cùng của trang Kenh14 thì bạn sẽ thấy mã giấy phép là "2215/GP-TTĐT" trong đó TTĐT là "thông tin điện tử". Theo như mình biết thì ở Việt Nam có 2 loại giấy phép mà nhiều người vẫn nhầm bao gồm giấy phép "trang thông tin điện tử tổng hợp" và giấy phép "báo điện tử". Trong đó giấy phép "trang thông tin điện tử tổng hợp" chỉ cho phép tổng hợp thông tin từ các trang báo khác nhau (không được trực tiếp viết bài) và giấy phép "báo điện tử" cho phép viết bài (tức có tòa soạn, phóng viên). Bạn có thể để ý mã giấy phép tại báo điện tử VOV sẽ rõ, với nguyên văn dòng cuối là "Giấy phép báo Điện tử VOV số 564/GP-BTTTT của Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 13/12/2016". 梓 (にゃん~) 12:09, ngày 12 tháng 12 năm 2021 (UTC)
Đây là một cuộc biểu quyết đã kết thúc, xin đừng sửa chữa nó! Mọi ý kiến xin ghi bên ngoài khung!