Wikipedia:Ứng cử viên bài viết tốt/Lễ tế giao
Giao diện
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Đây là một cuộc biểu quyết đã kết thúc, xin đừng sửa chữa nó! Mọi ý kiến xin ghi bên ngoài khung!
Kết quả: Đề cử không thành công với 3 phiếu chưa đồng ý sau 30 ngày. a2 + b2 = c2 01:49, ngày 26 tháng 6 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Kết quả: Đề cử không thành công với 3 phiếu chưa đồng ý sau 30 ngày. a2 + b2 = c2 01:49, ngày 26 tháng 6 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Viết tốt: Đồng ý
- Kiểm chứng được: Đồng ý
- Tập trung vào chủ đề chính: Đồng ý
- Ổn định: Đồng ý
- Độ trung lập: Đồng ý
- Minh họa: Đồng ý
- Giới thiệu: Lễ tế giao là nghi lễ quan trọng nhất của các nước Đông Á trong suốt nhiều nghìn năm dưới các triều đại phong kiến. Có nhiều bài viết nhắc đến khái niệm này, đặc biệt là lễ tế giao của nhà Nguyễn nhưng chưa có bài viết nên mình đã viết khá chi tiết, đặc biệt tập trung vào lễ tế ở Việt Nam. Mình đã sử dụng tất cả những tư liệu có thể kiểm chứng được hiện nay còn lưu lại trong các tư liệu thành văn cổ ở Việt Nam, các chú thích đều chép rất kĩ, nguyên văn chữ Hán để người đọc có thể tự đối chiếu. Bài viết thiên về văn hóa, tín ngưỡng, mỹ thuật cổ hơn là lịch sử, tuy rằng văn hóa và cổ sử thường đi liền với nhau.
- Kết luận: Do thấy trong danh sách các bài viết tốt còn chưa có bài về "Văn hóa", nhất là văn hóa cổ nên mình thử rụt rè đề cử bài viết này xem. Rất mong được cộng đồng wiki ủng hộ và góp ý để mình có thêm động lực phát triển mảng văn hóa - mỹ thuật - kiến trúc cổ của Việt Nam còn tuơng đối sơ khai trên Wikipedia tiếng Việt.
Người nhận xét: Hoangkid (thảo luận) 04:36, ngày 27 tháng 5 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Hướng dẫn: Hãy viết mã {{OK}} ở mục "Đồng ý" và ghi nhận xét bên cạnh nếu ủng hộ bài viết thành bài viết tốt
Hãy viết mã {{OK?}} ở mục "Phản đối" và ghi nhận xét bên cạnh nếu thấy bài viết vẫn còn vấn đề
Hãy viết mã {{YK}} và ghi nhận xét bên cạnh ở mục "Ý kiến" nếu muốn viết những bình luận/nhận xét khác.
Đồng ý
Phản đối
- Chưa đồng ý Khá khen cho bạn Hoangkid đã mạnh dạn tiến cử một bài do chính bạn tự viết này. Thật sự những bài viết về đề tài nghi thức văn hóa cổ không hề dễ đánh giá một chút nào, nhất là trên trang wiki tiếng Việt này không có một bài nào cùng đề tài có chất lượng cao làm khuôn mẫu. Thậm chí dù đã phải dò sang wiki tiếng Anh để tìm các bài chất lượng cao có chung đề tài, nhưng mình chỉ lọc được ra số bài kể trên đếm trên đầu ngón tay. Thế nên mình có vài góp ý theo cảm nhận của mình như sau:
- Cách sắp xếp đề mục trong bài chưa tốt, cụ thể thì:
- Các đề mục lớn số 2, 3 và 4 nên gộp chung lại thành một đề mục lớn đặt là "Lịch sử", sau đó chia thành từng đề mục con.
- Đề mục "Lịch sử" sau khi chia như mình nói ở trên, các đề mục con nên được đặt theo từng quốc gia. Ví dụ như "Tại Trung Quốc", "Tại Nhật Bản", "Tại VN"..., đồng thời bổ sung nội dung cho các đề mục "Tại Trung Quốc", Tại Nhật Bản"...
- Đề mục "Nam Giao triều Nguyễn" có thể gộp vào trong đề mục "tại VN".
- Các chú thích nguồn chưa được định dạng tốt.
- Cách sắp xếp đề mục trong bài chưa tốt, cụ thể thì:
- Trước mắt thì mình đánh giá thế đã. Có gì sẽ bổ sung tiếp. Jimmy Blues ♪ 00:54, ngày 28 tháng 5 năm 2020 (UTC)[trả lời] Phiền các bạn nhấp vào để xem thêm thảo luận
- @Mintu Martin Thực ra thì không nhất thiết phải học wiki tiếng Anh đâu bạn. Cái gì chưa có thì mới cần chúng ta bắt tay vào làm mà đúng không? Mảng này ngay cả wiki tiếng Anh, tiếng Trung cũng yếu. Mình thì nghĩ là cứ bám theo Wikipedia:Tiêu chuẩn bài viết tốt là cộng đồng có thể quyết định được, không cần phải bó vào khuôn mẫu nhất định. Vế các ý kiến của bạn mình xin trả lời như thế này bạn thử xem có hợp lý không:
- Nghi lễ này đã hoàn toàn là lịch sử (nội dung thời hiện đại nếu có cũng chiếm không quá chục dòng) nên gộp lại thành mục đề mục lớn "Lịch sử" sẽ bị ôm đồm.
- Mình quyết định chia theo quốc gia (đề mục 2 là gộp lại cả Đông Á vì hiện tại mới có thể viết đến vậy, các nước khác chưa đủ dung lượng để chia mục) vì như vậy sẽ dễ dàng phát triển và người đọc cũng dễ hình dung liền mạch ở từng nước so với việc gộp lịch sử từng nước lại, sau đó gộp trang phục từng nước lại, gộp nghi lễ từng nước lại, nước này có thể có cái này mà không có cái kia, như vậy sẽ bị lắt nhắt và không mạch lạc. Bài wiki tiếng Nhật cũng chia theo nước.
- Ban đầu mình cũng để đề mục lễ tế giao triều Nguyễn làm đề mục con của "tại Việt Nam" nhưng sau đó vì dung lượng khá lớn nên mình mới tách riêng ra cho dễ đọc, vả lại nó là ví dụ duy nhất ở Việt Nam và khá chi tiết để người đọc có thể hình dung về chủ thể bài viết với khá nhiều hình ảnh minh họa nên mình nghĩ nó đủ tư cách để đứng thành một mục độc lập.
- Phần chú thích mình đã sửa lại toàn bộ định dạng Hoangkid (thảo luận) 06:21, ngày 28 tháng 5 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Bạn hoàn toàn sai rồi nhé. Hầu hết các bài chất lượng cao trên cộng đồng này đều là dịch từ wikipedia tiếng Anh. Kể cả những bài tự viết chất lượng của wiki tiếng Việt cũng có khuôn mẫu gần giống với các bài GA, FA bên en nên không thể nói là không học theo wiki tiếng Anh. Chí ít thì phần tự mở rộng nội dung chỉ nên chiếm 10% thôi, còn cách sắp xếp bố cục, trình bày, rồi định dạng nguồn chú thích chẳng có cái nào là không học theo từ bên en cả. Theo mình phần lớn lý do bạn không muốn gộp đề mục như mình nói ở trên vì bài hoàn toàn có thể mở rộng gấp đôi, thậm chí gấp ba, gấp bốn lần so với phiên bản hiện hành, đặc biệt là các phần liên quan đến các nước Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản... rồi các triều đại khác của VN nữa, như NHD đề cập ở duói. Mà tính riêng khoản này thì rõ là bài chưa thể làm bài chất lượng cao rồi. Bạn Hoangkid hãy về tự nghiên cứu thêm các tài liệu ngôn ngữ khác để mở rộng bài thêm nhé! Jimmy Blues ♪ 07:13, ngày 28 tháng 5 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- @Mintu Martin Mở rộng gấp bốn thì e rằng khó nhưng mở rộng thêm thì mình có thể làm được, muốn mở rộng thì đương nhiên mình phải "tự nghiên cứu" rồi, cảm ơn bạn đã yêu cầu mình "hãy về tự nghiên cứu thêm". Chính vì mình thấy "các bài chất lượng cao trên cộng đồng này đều là dịch từ wikipedia tiếng Anh" nên mình mới muốn đề cử những gì không phải là dịch từ tiếng Anh. Xem trong danh sách các bài Good Article tiếng Anh có rất nhiều bài ngắn ngủn và chẳng có mấy thông tin để đọc. Và để mở rộng bài hoàn toàn có thể làm được mà không cần gộp đề mục, đó là vấn đề chia nội dung cho hợp lý, không phải do "phần lớn lý do bạn không muốn gộp đề mục" nhé. Mình hi vọng bạn có thể trao đổi xây dựng hơn, thay vì nhanh chóng chụp mũ. Mình có đề cử cũng là vì nội dung của Wikipedia tiếng Việt chứ không cần lấy thành tích có bao nhiêu bài, muốn thành tích thì dịch tiếng Anh dễ hơn nhiều là tự viết.
- ý kiến "các triều đại khác của VN nữa" mà bạn mới thêm, mình đã giải thích dưới phần của DHN, nếu bạn chịu khó đọc thì sẽ thấy mình đã viết:"vì đây là lễ tế duy nhất ở Việt Nam còn được ghi chép lại" (cũng đã ghi trong bài), nếu có triều đại nào khác dù chỉ được nhắc đến vài dòng thì mình cũng đã ghi toàn bộ ở phần lịch sử. Cảm ơn bạn Hoangkid (thảo luận) 07:31, ngày 28 tháng 5 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Mintu Martin Mình đã đọc lại Wikipedia:Tiêu chuẩn bài viết tốt và không thấy có tiêu chuẩn nào như bạn nói là phải "liên quan đến các nước Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản" thì mới đủ tiêu chuẩn bài viết tốt. Bài viết theo như mình thấy đã a) Đề cập đến các khía cạnh chính của chủ đề (b) Tập trung vào chủ đề chính mà không nhất thiết phải đi vào chi tiết (bài này còn đi vào quá chi tiết là khác). Ý kiến "rõ là bài chưa thể làm bài chất lượng cao rồi" mình nghĩ khá cảm tính. Theo anh DHN thì sao ạ?
- Bạn Hoangkid lại nhầm to rồi nhé! Một khi phần nội dung trong bài được mở rộng, bạn sẽ tự khắc biết cách cân đối các đề mục trong bài gọn gàng hơn. Mình thấy trong bài này, mục VN, cụ thể là mục nhà Nguyễn chiếm khá lớn dung lượng bài, làm mất cân đối bài viết. Bạn phải tìm cách gọt bớt những nội dung không cần thiết, đồng thời bổ sung các đề mục Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên có độ dài tương đương. Nói chung nếu chấm theo thang điểm từ 1 đến 10, mình chỉ cho bài này 6 điểm thôi, với mình phải từ 8-10 điểm mới làm BVT được. Jimmy Blues ♪ 07:45, ngày 28 tháng 5 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Ngoài ra mình còn góp ý luôn một thể này. Mình đã dành thời gian tra cứu các bài bên en về tương tự về đề tài nghi lễ, ví dụ như cầu siêu, thì mình thấy phiên bản bên en còn có cả đề mục "Âm nhạc" nữa. Chắc hắn trong lễ tế giao, kiểu gì cũng có dùng đến âm nhạc đúng không? Thế nên bạn tự tra cứu thêm đi nhé!! Còn nữa, bài chọn lọc bên en Funerary art (tạm dịch là nghệ thuật mai táng) có dành hẳn một đề mục "Lịch sử" chỉ để nói về các nghi thức tại Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, rồi thời Ai Cập cổ đại... nên mình muốn bài này cũng phải chia đề mục theo cách đó. Jimmy Blues ♪ 07:51, ngày 28 tháng 5 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Bạn Hoangkid lại nhầm to rồi nhé! Một khi phần nội dung trong bài được mở rộng, bạn sẽ tự khắc biết cách cân đối các đề mục trong bài gọn gàng hơn. Mình thấy trong bài này, mục VN, cụ thể là mục nhà Nguyễn chiếm khá lớn dung lượng bài, làm mất cân đối bài viết. Bạn phải tìm cách gọt bớt những nội dung không cần thiết, đồng thời bổ sung các đề mục Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên có độ dài tương đương. Nói chung nếu chấm theo thang điểm từ 1 đến 10, mình chỉ cho bài này 6 điểm thôi, với mình phải từ 8-10 điểm mới làm BVT được. Jimmy Blues ♪ 07:45, ngày 28 tháng 5 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Hoangkid Nếu trích từ tiêu chuẩn bài viết tốt, thì mình thấy bài của bạn đang vi phạm điều 3(b) "Tập trung vào chủ đề chính mà không nhất thiết phải đi vào chi tiết", cụ thể là với đề mục "VN", "nhà Nguyễn". Như vậy là rõ rồi nhé, bạn phải tìm cách gọt bớt hai đề mục đó để không đi quá sâu, đồng thời cũng phải mở rộng các đề mục Nhật Bản, Trung Quốc, Triều Tiên nữa. Jimmy Blues ♪ 07:57, ngày 28 tháng 5 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Hoangkid Hãy lên tiếng thoải mái đi. Mình tin là sau khi cộng đồng đọc hết những dòng này, dù cho mình không bỏ phiếu phản đối thì cũng chưa chắc có ai muốn ủng hộ bài của bạn làm BVT đâu. Thân! Jimmy Blues ♪ 07:59, ngày 28 tháng 5 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Mintu Martin Mình thấy bạn hình như không hiểu mục đích của việc đề cử bài viết tốt thì phải nên thấy bạn có vẻ rất quan tâm đến việc cộng đồng có bỏ phiếu hay không và quan tâm đến việc yêu cầu mình làm các việc như "tự tra cứu thêm đi nhé", "lên tiếng thoải mái đi"... Mình không có sở thích sưu tập sao bạc sao vàng nên mình chỉ đóng góp cho cộng đồng thôi, bài có được hay không mình cũng không nặng nề hay hả hê bạn ạ. Còn phần lớn các lập luận của bạn mình thấy khá giống với mô tả phiếu chống trong Wikipedia:Vô hiệu lá phiếu:"Bài viết cần có độ dày dặn (Cấu trúc bài) tương xứng với các bài viết khác, cùng chủ đề, dự án" vì thấy bạn mất nhiều thời gian so sánh với Tây quá. Mình sẽ thôi bình luận thêm vì đoạn trao đổi giữa mình và bạn cũng đã khá dài. Hoangkid (thảo luận) 10:34, ngày 28 tháng 5 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Hoangkid Giờ thì chắc phải đổi ngôi xưng rồi. Đừng có hòng dọa tôi. Nếu thích thì bạn cứ sử dụng công cụ vô hiệu lá phiếu. Để tôi chống mắt lên coi bạn có thể thuyết phục được quản trị viên nào ủng hộ bài của bạn gắn sao không. Thân! Jimmy Blues ♪ 10:39, ngày 28 tháng 5 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Mintu Martin Rõ ràng là bạn không có nhu cầu đóng góp chung mà thích ăn thua cá nhân hơn, ngay từ những bình luận đầu tiên mình đã thấy bạn không có tính xây dựng chút nào, giờ bạn còn mất công đổi ngôi xưng hô nữa. Bạn đừng chống mắt mà hại mắt, mình đã nói là được hay không không phải vấn đề, mình cũng không mất thời gian vô hiệu phiếu của bạn đâu, vì đó đâu phải mục đích đề cử bài? Hoangkid (thảo luận) 10:44, ngày 28 tháng 5 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Xin lỗi cộng đồng vì đã đưa thảo luận đi quá xa đề tài. Tôi xin chấm dứt thảo luận tại đây. Mọi việc còn lại xin để các quản trị viên và cộng đồng tự quyết. Thân! Jimmy Blues ♪ 10:48, ngày 28 tháng 5 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Chưa đồng ý Tôi rất vui khi bạn Hoangkid đem bài này ra biểu quyết khi số lượng BVT trên Wiki đang có khả năng tăng nhanh, một phần do có tới hơn 10 bài được đề cử cùng 1 lúc, cộng với những BVCL đang có nguy cơ bị xuống hạng. Tuy nhiên, nội dung bài này (phần VN) chủ yếu là về thời nhà Nguyễn, mặc dù rất nhiều triều đại khác trong lịch sử VN cũng có nghi lễ này. Để cân bằng hơn, bạn nên giảm bớt thông tin về nhà Nguyễn (không thì bài sẽ quá dài) và thêm thông tin cho các triều đại khác. Về phần chú thích thì OK.--Russian Federal Subjects (thảo luận) 09:53, ngày 28 tháng 5 năm 2020 (UTC)[trả lời] Phiền các bạn nhấp vào để xem thêm thảo luận
- @Russian Federal Subjects Mình rất cảm ơn ý kiến của bạn. Về chủ thể này, tuy có rất nhiều triều đại khác trong lịch sử Việt Nam cũng có nghi lễ này nhưng đáng tiếc là việc ghi chép trong sử sách về nghi lễ của các triều đại ấy còn lại rất ít, những gì có liên quan đến các triều đại ấy đều đã được mình nhắc đến trong hai phần lịch sử và trang phục của đề mục "Lễ tế giao ở Việt Nam".
- Mình có đọc bài Xúp cà rốt cũng đang được đề cử ở dưới và thấy thực sự bài Lễ tế giao này khá hơn rất nhiều. Nếu như Xúp cà rốt có phần "Trong ẩm thực Pháp" được nhắc đến riêng một đề mục thì "Lễ tế Nam giao triều Nguyễn" riêng một mục do thông tin có nhiều hơn trong tiếng Việt (Wikipedia tiếng Việt mà) mình thấy chấp nhận được. Trong phần "lịch sử" của Xúp cà rốt, nước Anh nước Áo mỗi nước vài dòng. Qua đó mình muốn nêu một ý kiến cá nhân thôi, là có phải chúng ta đang nhiều khi bị phụ thuộc quá vào các đánh giá bên Wiki tiếng Anh, trong khi mình thấy nhiều bài Good Article của họ không có gì quá cao siêu như các bài chọn lọc cả. Có lẽ mình sẽ cố gắng tăng thêm một chút của phần Đông Á thay vì bớt phần triều Nguyễn (là một ví dụ khá hay nhưng nếu tách làm một bài riêng lại quá ngắn). Bạn cho mình biết ý kiến với nhé? Hoangkid (thảo luận) 10:34, ngày 28 tháng 5 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Nực cười, trên thì bảo "không nhất thiết phải học wiki tiếng Anh đâu bạn", dưới thì lại đem một bài dịch từ GA bên en ra so đo. Đúng là cái kiểu trên nói một đằng, dưới lại làm một nẻo. Mà lại còn đem một bài về nghi lễ và một bài về ẩm thực đi so với nhau chứ, thiệt đúng là kệch cỡm. Nói như bạn Hoangkid đây thì chắc tôi cũng đem The Beatles - một bài về âm nhạc đi so với bài bóng đá Vòng 39 nghe cũng có vẻ hợp lý đấy nhỉ? Cứ cho là bạn tảng lờ những nhận xét của tôi ở trên, nhưng tôi đọc qua cả những đánh giá của hai bạn dưới đây thì thấy Hoangkid chẳng thấy có thái độ gì gọi là tiếp thu ý kiến để sửa bài hết, thay vào đó bạn viện lý do A rồi lại sinh ra lý do B, vòng vo tam quốc chẳng giải quyết được vấn đề gì. Nếu không có khả năng sửa bài đáp ứng yêu cầu chúng tôi thì thừa nhận hẳn đi, và cũng đừng nghĩ đến chuyện để bài đắc cử BVT nữa. Đúng là không biết xấu hổ! Thực lực bản thân còn chưa bằng ai mà đã tỏ ra là mình trội hơn cả những người có kinh nghiệm viết bài gấp mấy lần bạn ở đây. Được thôi, tôi sẽ coi xem cuối cùng cái kết quả biểu quyết này sẽ đi đến đâu! Jimmy Blues ♪ 15:04, ngày 28 tháng 5 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Chưa đồng ý Vì những lý do mà các thành viên khác đã nêu. Ban đầu, mình đã hi vọng bài này sẽ có cơ hội nhưng mình thấy từ đầu tháng 6 đến giờ bạn Hoangkid không hề sửa bài này nên chắc bạn đã bỏ cuộc rồi thì phải. Mình nghĩ thế này cũng tốt, bài còn quá nhiều vấn đề, lần này coi như không được may mắn, bạn cứ sửa dần dần rồi sau này tái cử vậy. a2 + b2 = c2 04:24, ngày 23 tháng 6 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Ý kiến
- Ý kiến Hoangkid Tôi thấy bài này thiếu cân bằng và hình như quá chú trọng vào Việt Nam và nhà Nguyễn - có lẻ do tác giả dễ tiếp cận với những nguồn đó hơn trong tiếng Việt. Trong bốn văn hóa chịu ảnh hưởng Khổng giáo (Trung, Triều, Nhật, Việt), Việt Nam chiếm gần 4/5 nội dung bài, còn Triều Tiên và Nhật Bản thì chỉ được nhắc đến trong chưa đầy một câu. Riêng Việt Nam thì nhà Nguyễn đã chiếm nửa nội dung bài - không rõ do nhà Nguyễn chú trọng nhất lễ này hay sao không thấy nói gì nhiều về các triều đại khác trong lịch sử Việt Nam. Bài này cũng nên dùng các bản mẫu {{chú thích}} thay vì viết văn xuông cho các chú thích để thống nhất dạng chú thích. NHD (thảo luận) 00:53, ngày 28 tháng 5 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- @DHN: Nhật Bản và Triều Tiên không có nhiều do tài liệu chủ yếu bằng tiếng Nhật và tiếng Hàn, sử dụng dịch máy cũng được nhưng sẽ không thực sự trau chuốt ạ. Các bài tương đương bên wwiki tiếng Trung và tiếng Nhật còn sơ sài hơn nhiều do tài liệu khá là chuyên sâu nên không dễ tiếp cận và dịch thuật nên em thà viết ngắn mà khái quát đủ còn hơn viết sai. Bài này thực ra nghiêng về lễ tế giao ở Việt Nam nhưng em đã quyết định viết Lễ tế giao chung vì nghĩ như vậy thì bài sẽ có đất để phát triển và có thể đối chiếu giữa các nước hơn là chỉ hạn chế ở lễ tế giao Việt Nam. Lí do Nhà Nguyễn chiếm nửa nội dung bài vì đây là lễ tế duy nhất ở Việt Nam còn được ghi chép lại (đã ghi trong đề mục).
- Về chú thích, em đã sửa lại toàn bộ định dạng rồi ạ. Hoangkid (thảo luận) 06:23, ngày 28 tháng 5 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- @DHN: Nhật Bản và Triều Tiên không có nhiều do tài liệu chủ yếu bằng tiếng Nhật và tiếng Hàn, sử dụng dịch máy cũng được nhưng sẽ không thực sự trau chuốt ạ. Các bài tương đương bên wwiki tiếng Trung và tiếng Nhật còn sơ sài hơn nhiều do tài liệu khá là chuyên sâu nên không dễ tiếp cận và dịch thuật nên em thà viết ngắn mà khái quát đủ còn hơn viết sai. Bài này thực ra nghiêng về lễ tế giao ở Việt Nam nhưng em đã quyết định viết Lễ tế giao chung vì nghĩ như vậy thì bài sẽ có đất để phát triển và có thể đối chiếu giữa các nước hơn là chỉ hạn chế ở lễ tế giao Việt Nam. Lí do Nhà Nguyễn chiếm nửa nội dung bài vì đây là lễ tế duy nhất ở Việt Nam còn được ghi chép lại (đã ghi trong đề mục).
- Ý kiến Một số đề xuất có thể sẽ cải thiện bài:
- Nhiều đoạn không nguồn cần được thêm chú thích tương ứng
- Chú thích nên được bỏ sau dấu câu để tăng tính thẩm mỹ nếu sau này có chú thích mới.
- Mục "Đoàn ngự giá" sẽ tốt hơn nếu thay trích dẫn bằng trình thuật.
- Để tránh mất cân đối bài, sẽ tốt hơn nếu tóm tắt phần về Việt Nam và đặt liên kết đến bài chính Lễ tế giao tại Việt Nam? Khủng Long (tám) 🌴🦕🦖 -- 14:46, ngày 28 tháng 5 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- @Khủng Long Cảm ơn bạn rất nhiều vì đã sắp xếp bài lại gọn gàng, mình thấy rất mạch lạc và súc tích ạ. Quan điểm của mình thì nên giữ phần Việt Nam trong bài này hơn là tách ra thành hai bài đều ngắn vì đây không phải là chủ đề phổ biến và tư liệu rất ít để có thể đi được quá sâu. Tách ra làm hai bài thì đều khá dang dở, mình cũng băn khoăn mãi điểm này. Hoangkid (thảo luận) 02:51, ngày 29 tháng 5 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Ý kiến Tôi thấy đây là một sự việc nhỏ, không nhất thiết phải làm căng giữa đôi bên. Bạn Hoangkid lẫn bạn Mintu Martin đều có lý lẽ riêng của mình. Tôi cho rằng mỗi ý kiến, dù là của ai, đều phải được tôn trọng với tinh thần cầu thị và thân ái. Không việc gì phải mất hòa khí vì một bài viết cả. Mong những lời nhỏ nhoi của tôi có thể truyền đến được hai bạn. Chúc các bạn sớm tìm được tiếng nói chung. Trân trọng! ≾≾≾ ๖ۣۜDeath ๖ۣۜPenalty ≿≿≿ ☬ To Talk or To Be Killed ☬ 15:19, ngày 28 tháng 5 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- @Nguyenhai314 Rất cảm ơn ý kiến của bạn. Mình rất mong có những ý kiến mang tính tôn trọng và xây dựng như của bạn. Quả đúng như bạn nói là một sự việc nhỏ nhưng về phần Mintu Martin thì bạn có thể thấy bạn này rất hung hăng, và các ý kiến/ngôn từ đều nhằm mục đích tấn công cá nhân hơn là tôn trọng người đối thoại, mình nghĩ có lẽ bạn ấy chưa quen với văn hóa tranh luận học thuật thôi. Việc tìm tiếng nói chung với bạn ấy e rằng khá khó vì bạn ấy liên tục dùng những cụm từ như "đừng hòng", "đừng nghĩ đến chuyện để bài đắc cử", "chống mắt lên"... nên mình nghĩ mục đích của bạn ấy bây giờ không còn nằm ở việc trao đổi về bài viết nữa. Hoangkid (thảo luận) 02:51, ngày 29 tháng 5 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- @Nguyenhai314 @Hoangkid Việc @Mintu Martin chuyên đi tấn công cá nhân các thành viên khác và cho rằng mình "nhiều kinh nghiệm" hơn họ nên ở thế trên cơ hơn rất thường xuyên xảy ra. Thành viên lâu năm thì không thể "chưa quen với văn hóa tranh luận học thuật". Tôi, @Nguyenhai314 hay @ThienĐế98 đều đã cố làm dịu nhiều lần nhưng không thành công. Tôi cũng bức xúc nhiều lần, và thực sự không hiểu tại sao mọi người vẫn có thể coi đây là một điều bình thường. NXL (thảo luận) 03:21, ngày 5 tháng 6 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- @NXL Mình cũng nghĩ như NXL là những hành vi như vậy cần được mọi người nhắc nhở nghiêm khắc nếu không dễ khiến người phát ngôn bừa bãi không biết đâu là giới hạn. Mình vẫn cho rằng bạn ấy không hiểu thế nào là tranh luận, mục đích của tranh luận là tìm ra chân lý, còn mục đích của Mintu Martin là giành phần thắng, rất phổ biến ở người không có điều kiện tiếp xúc với tranh luận học thuật. Mình thấy bạn ấy có tông giọng quyền lực quá nên lại nghĩ "tránh voi chẳng xấu mặt nào", tự trách bản thân rằng đây là lỗi của mình vì dám lấn sân vào khu vực sao vàng sao bạc Mintu Martin đang hăng hái làm mưa làm gió nên từ giờ mình chừa rồi. Hoangkid (thảo luận) 05:57, ngày 5 tháng 6 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- @Nguyenhai314 Rất cảm ơn ý kiến của bạn. Mình rất mong có những ý kiến mang tính tôn trọng và xây dựng như của bạn. Quả đúng như bạn nói là một sự việc nhỏ nhưng về phần Mintu Martin thì bạn có thể thấy bạn này rất hung hăng, và các ý kiến/ngôn từ đều nhằm mục đích tấn công cá nhân hơn là tôn trọng người đối thoại, mình nghĩ có lẽ bạn ấy chưa quen với văn hóa tranh luận học thuật thôi. Việc tìm tiếng nói chung với bạn ấy e rằng khá khó vì bạn ấy liên tục dùng những cụm từ như "đừng hòng", "đừng nghĩ đến chuyện để bài đắc cử", "chống mắt lên"... nên mình nghĩ mục đích của bạn ấy bây giờ không còn nằm ở việc trao đổi về bài viết nữa. Hoangkid (thảo luận) 02:51, ngày 29 tháng 5 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Mình thực sự hoan nghênh những bài tự nghiên cứu, tự viết như thế này. Đặc biệt là bài nay đã được sắp xếp, bố cục lại gọn gàng. Nhưng mình nghĩ là một số nguồn như Ngàn năm áo mũ nên sửa lại theo định dạng {{harvnb}} như trong bài này. Tiết đoạn dẫn nhập của bài viết mình nghĩ là hơi ngắn so với độ dài của bài. Mục "nghi lễ" có nhiều đoạn cần chú thích. Ngoài mấy điểm này ra thì bài thực sự được viết rất tốt, bái phục! --阿·𠴍信朱碎 04:45, ngày 29 tháng 5 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Mình đã đọc bài và thấy bài viết tốt rồi. Bạn Mintu Martin nên kiềm chế lại nhé, tuy Hoangkid có phần chống chế nhưng cũng đừng phát ngôn kiểu tấn công người đối thoại như vậy. Mình thấy nếu được bạn Hoangkid thử mở rộng các phần Đông Á theo hướng của phần Việt Nam thử xem, như thêm thông tin về trang phục, nghi lễ, đoàn hành lễ, hiện tại có được phục dựng trong festival nào không. Và mình nhớ là Vương quốc Lưu Cầu cũng nằm trong văn hóa Đông Á, không biết là họ có Lễ này không nhỉ. Một số góp ý nho nhỏ. P.T.Đ (thảo luận) 08:20, ngày 31 tháng 5 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Ý kiến Nếu phần viết về VN dài quá thì nên tách làm bài con, phần VN viết gọn lại. Một bài viết tốt không nhất thiết trình bày đi sâu chi tiết vào vấn đề. Phần về các nước khác viết thêm vài đoạn, vậy là đủ. A l p h a m a Talk 00:25, ngày 22 tháng 6 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Tôi cũng đồng tình với ý kiến của Alphama. Jimmy Blues ♪ 10:01, ngày 22 tháng 6 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Ý kiến Qua bài này tôi cũng thấy một sự bất công không nhỏ với các bài tự viết ở Wikipedia, số lượng bài tự viết được bầu chọn cho BVT, BVCL hình như không nhiều, đa số chủ yếu là dịch từ Tiếng Anh, xong rồi lấy sao. Những bài tự viết, ngay cả chuyên gia viết bài như Ti2008 cũng bị cộng đồng dập tơi tả ngày trước. Cộng đồng nên xem xét lại việc này. A l p h a m a Talk 04:40, ngày 23 tháng 6 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- @Alphama: Bạn không nên nhìn vấn đề một cách quá tiêu cực. Bài này bản thân là chưa đủ để trở thành BVT, trong khi vẫn còn nhiều bài tự viết khác được bầu chọn làm BVT, BVCL (ví dụ như mảng giám mục Công giáo). Mình nghĩ sự bất công mà bạn nói đến gần như không còn hoặc còn rất ít. Ngay cả những bài dịch từ tiếng Anh cũng thường gặp sự phản đối ban đầu hay thậm chí thất cử. a2 + b2 = c2 05:07, ngày 23 tháng 6 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Tôi không xét tới bài này. A l p h a m a Talk 05:25, ngày 23 tháng 6 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Vừa rồi có bài Chuyện của mặt trời – Chuyện của chúng ta cũng hoàn toàn tự viết, được bình chọn khá dễ dàng, hay như bài Sakura Momoko tôi tự viết cũng "qua ải" êm xuôi
:^)
Đúng là các bài tự viết (như giám mục công giáo Việt Nam) thường được xem xét kỹ lưỡng hơn, tôi nghĩ đơn giản vì cộng đồng cảm thấy không có cách "so sánh chất lượng", cần phải ra soát toàn bộ nên cũng "moi" ra nhiều lỗi hơn, còn các bài dịch đa phần là được dịch từ các bài đã được gắn FA, GA ở Wikipedia tiếng Anh, mà cộng đồng bên đó thì đánh giá bài viết hết sức gắt gao, nên cộng đồng bên này "yên tâm". Dù sao tâm lý này cũng không có gì khó hiểu. --minhhuy (thảo luận) 05:48, ngày 23 tháng 6 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Vừa rồi có bài Chuyện của mặt trời – Chuyện của chúng ta cũng hoàn toàn tự viết, được bình chọn khá dễ dàng, hay như bài Sakura Momoko tôi tự viết cũng "qua ải" êm xuôi
- Tôi không xét tới bài này. A l p h a m a Talk 05:25, ngày 23 tháng 6 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- @Alphama: Bạn không nên nhìn vấn đề một cách quá tiêu cực. Bài này bản thân là chưa đủ để trở thành BVT, trong khi vẫn còn nhiều bài tự viết khác được bầu chọn làm BVT, BVCL (ví dụ như mảng giám mục Công giáo). Mình nghĩ sự bất công mà bạn nói đến gần như không còn hoặc còn rất ít. Ngay cả những bài dịch từ tiếng Anh cũng thường gặp sự phản đối ban đầu hay thậm chí thất cử. a2 + b2 = c2 05:07, ngày 23 tháng 6 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Đây là một cuộc biểu quyết đã kết thúc, xin đừng sửa chữa nó! Mọi ý kiến xin ghi bên ngoài khung!
- Alphama Tôi cho rằng việc bài này thất cử không chỉ đến từ việc chất lượng bài chưa đạt chuẩn BVT, mà còn đến từ sự thiếu thiện chí trong việc cải thiện của tác giả bài là bạn Hoangkid. Đành rằng có thể bạn ấy cho rằng những nhận xét trong phiếu chống của tôi là vô lý, nhưng kể cả những ý kiến của những bạn khác, Hoangkid cũng quanh co tìm cách lờ đi. Một bài viết chất lượng còn chưa tốt, mà lại không muốn cải thiện thì lấy cơ sở đâu mà được phong sao? Kể cả đối với các bài dịch từ wiki tiếng Anh, chỉ cần phần dịch thuật không trơn tru vẫn sẽ bị chống như thường, giống bài Vùng đất câm lặng mới đây; chỉ khác là tác giả bài đó, bạn Baoothersks rất chịu khó tiếp thu ý kiến và sửa bài, nên tôi vẫn du di gạch phiếu chống để cho bài đắc cử. Rõ ràng việc ứng cử thành hay bại còn phụ thuộc vào việc người ứng cử/tác giả bài có thật sự muốn bài viết mình trở nên tươm tất, hoàn chỉnh để xứng với ngôi sao bạc không nữa. Bởi những bài viết đó có thể được dùng làm hình mẫu cho những bài cùng đề tài về sau trên wiki tiếng Việt.
- Cách lý giải của bạn Trần Nguyễn Minh Huy rất đúng ý tôi. Có điều tôi cũng muốn nhấn mạnh thêm: việc tự biên tập một bài viết không phải ai cũng làm được, cho dù khả năng dịch bài vượt trội đến đâu chăng nữa. Các bài Chuyện của mặt trời...' hay Sakura Momoko đều do hai biên tập viên gạo cội nhất nhì của cộng đồng này là DangTungDuong và Minh Huy chắp bút, thì đó rõ là một tấm vé bảo chứng cho chất lượng của bài. Hơn thế nữa cả hai bạn đều đã quá thông thạo cách trình bày và văn phong qua vô số bài dịch chất lượng cao bên tiếng Anh rồi, cộng thêm khả năng thu thập, tìm hiểu thông tin tỉ mỉ, kĩ lưỡng của hai bạn nữa, thì chẳng có lý do gì để các bài viết của hai bạn lại bị cộng đồng phản đối phong sao cả. Có một thành viên khác tôi cũng rất ngưỡng mộ khả năng tự viết khác, ngoài DTD, Minh Huy và các bạn Thiên Đế, Ti2008 nhắc ở trên ra là bạn Damian Vo, người đã tự chắp bút hết các bài phim ảnh chất lượng cao như Dòng máu anh hùng, Chuyến đi cuối cùng của chị Phụng, Mùa hè chiều thẳng đứng... Tiếc là Damian Vo hiếm khi vào wiki tiếng Việt viết bài nữa, thay vào đó bạn này vươn sang wiki tiếng Anh để nâng cấp các bài Call Me by Your Name (film) lên mức GA, hay bài List of Vietnamese submissions for the Academy Award for Best International Feature Film được phong sao FA bên đó nữa. Khỏi phải nói tiêu chí chấm bài bên đó khắt khe đến nhường nào rồi, vì thế tôi càng bội phục Damian Vo hơn nữa. Jimmy Blues ♪ 02:22, ngày 26 tháng 6 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Alphama Tôi cho rằng việc bài này thất cử không chỉ đến từ việc chất lượng bài chưa đạt chuẩn BVT, mà còn đến từ sự thiếu thiện chí trong việc cải thiện của tác giả bài là bạn Hoangkid. Đành rằng có thể bạn ấy cho rằng những nhận xét trong phiếu chống của tôi là vô lý, nhưng kể cả những ý kiến của những bạn khác, Hoangkid cũng quanh co tìm cách lờ đi. Một bài viết chất lượng còn chưa tốt, mà lại không muốn cải thiện thì lấy cơ sở đâu mà được phong sao? Kể cả đối với các bài dịch từ wiki tiếng Anh, chỉ cần phần dịch thuật không trơn tru vẫn sẽ bị chống như thường, giống bài Vùng đất câm lặng mới đây; chỉ khác là tác giả bài đó, bạn Baoothersks rất chịu khó tiếp thu ý kiến và sửa bài, nên tôi vẫn du di gạch phiếu chống để cho bài đắc cử. Rõ ràng việc ứng cử thành hay bại còn phụ thuộc vào việc người ứng cử/tác giả bài có thật sự muốn bài viết mình trở nên tươm tất, hoàn chỉnh để xứng với ngôi sao bạc không nữa. Bởi những bài viết đó có thể được dùng làm hình mẫu cho những bài cùng đề tài về sau trên wiki tiếng Việt.