Wacław Berent
Wacław Berent | |
---|---|
Thông tin cá nhân | |
Sinh | |
Ngày sinh | 28 tháng 9, 1873 |
Nơi sinh | Warszawa |
Mất | |
Ngày mất | 22 tháng 11, 1940 |
Nơi mất | Warszawa |
An nghỉ | Nghĩa trang Powązki |
Giới tính | nam |
Quốc tịch | Ba Lan |
Nghề nghiệp | nhà ngôn ngữ học, dịch giả, nhà văn |
Sự nghiệp nghệ thuật | |
Bút danh | Władysław Rawicz |
Đào tạo | Đại học Ludwig Maximilian München |
Thành viên của | |
Tác phẩm | Próchno |
Giải thưởng | |
Wacław Berent (28 tháng 9 năm 1878, Warsaw – 19 tháng 11 hoặc 22 tháng 11 năm 1940, Warsaw) là một tiểu thuyết gia, nhà tiểu luận và dịch giả văn học người Ba Lan ở thời kỳ Art Nouveau. Ông lấy các bút danh là S.A.M. và Wł. Rawicz. Berent theo học Khoa học Tự nhiên ở Kraków và Zurich. Ông lấy bằng Tiến sĩ ở Munich rồi trở về Warsaw bắt tay vào sự nghiệp văn học vào khoảng đầu thế kỷ 20.[1] Wacław Berent trở thành thành viên của Viện Hàn lâm Văn học Ba Lan danh giá (tiếng Ba Lan: Polska Akademia Literatury) vào năm 1933.[2]
Tác phẩm văn học
[sửa | sửa mã nguồn]Ông đã dịch sách Thus Spoke Zarathustra của nhà triết học người Đức Friedrich Nietzsche sang tiếng Ba Lan. Wacław Berent cùng Władysław Reymont là những đại diện hàng đầu của khuynh hướng hiện thực trong phong trào Ba Lan trẻ (tiếng Ba Lan: Młoda Polska).[1] Tiểu thuyết xã hội Żywe kamienie (Stones Alive) là một tác phẩm lớn của ông, mô tả những tình huống có thể đe dọa đến các giá trị đạo đức truyền thống trong thời đại công nghiệp.
Wacław Berent phê bình các khẩu hiệu của chủ nghĩa thực chứng cuối thế kỷ 19, triết học Ba Lan hiện đại và chủ nghĩa phóng túng của châu Âu vì những thứ này mặc nhận "nghệ thuật vị nghệ thuật". Trong tiểu thuyết Ozimina (Winter Crop) của mình, ông miêu tả sự nổi lên của phong trào độc lập Ba Lan trước Cách mạng Nga vào năm 1905. Ông là một người phản đối chủ nghĩa lãng mạn.
Tác phẩm
[sửa | sửa mã nguồn]- Próchno (Rotten Wood, 1903)
- Ozimina (Snowy Crop, 1911)
- Żywe kamienie (Stoneing Alive, 1918)[3]
- Nurt (Trend, 1934)
- Diogenes w kontuszu (Diogenes in a Kontusz, 1937)
- Zmierzch wodzów (The Dusk of the Commanders, 1939)
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ a b “Polish Literature on the University of Vienna Pages: Wacław Berent”. Đại học Viên. 19 tháng 12 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 7 năm 2011.
- ^ Dr Marek Adamiec (2003). “Wacław Berent”. Virtual Library of Polish Literature. Đại học Gdańsk.
- ^ “Kalendarium literatury międzywojennej”. Polska.pl. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 2 năm 2009. Truy cập ngày 19 tháng 12 năm 2011.
Thư mục
[sửa | sửa mã nguồn]- Urbanowski, M. 2003. ‘Berent Wacław’. In: Słownik Pisarzy Polskich. ed. A. Latusek. Cracow: Wydawnictwo Zielona Sowa. pp. 27–28. in Polish
- Mortkowicz-Olczakowa, Hanna (1961). Bunt wspomnień. Państwowy Instytut Wydawniczy.