Bước tới nội dung

Vasily Dmitryevich Fedorov

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Vasily Fedorov
Sinh23 tháng 2 năm 1918
Kemerovo, Đế chế Nga
Mất19 tháng 4 năm 1984
Moskva, Liên Xô
Nghề nghiệpNhà thơ, Nhà văn
Thể loạiThơ, Văn

Vasily Dmitryevich Fedorov (tiếng Nga: Василий Дмитриевич Фёдоров, 23 tháng 2 năm 1918 – 19 tháng 4 năm 1984) – nhà văn, nhà thơ Nga Xô Viết.

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Vasily Fedorov sinh ở Kemerovo, là con thứ 9 trong một gia đình công nhân đông con. Tuổi thơ và tuổi trẻ sống ở làng quê. Làm việc ở nông trường rồi vào học trường trung cấp hàng không ở Novosibirsk. Năm 1938 tốt nghiệp trường trung cấp hàng không được phân công đến làm việc ở nhà máy chế tạo máy bay Yarkutsk. Từ năm 1938 đến năm 1947 liên tục làm việc ở các nhà máy vùng Siberia. Năm 1939 in một số bài thơ ở báo Sự thật thanh niên của tỉnh. Sau đó tiếp tục in thơ ở các tạp chí vùng Siberia. Năm 1944 vào học hệ tại chức trường viết văn Maxim Gorky. Sự làm quen với Aleksandr Tvardovsky và sự đánh giá cao của dư luận về trường ca mới nhất lúc đó Марьевская летопись đã giúp cho Vasily Fedorov được chuyển sang hệ chính quy. Năm 1947 in cuốn sách đầu tiên: Лирическая трилогия. Năm 1950 ông tốt nghiệp trường viết văn M. Gorky. Năm 1955 in quyển sách thứ 2: Лесные родники. Hai tác phẩm: Третьи петухиСедьмое небо được tặng Giải thưởng mang tên M. Gorky của Liên bang Nga năm 1968.

Thơ trữ tình của Vasily Fedorov không chỉ nổi tiếng ở Nga mà cả ở nhiều nước khác. Ông được tặng 2 huân chương Cờ đỏ và 1 huân chương Cách mạng Tháng Mười. Năm 1979 ông được tặng Giải thưởng Nhà nước Liên Xô. Vasily Fedorov mất ngày 19 tháng 4 năm 1984.

Tỉnh Kemerovo đã thành lập giải thưởng Vasily Fedorov để trao cho các nhà thơ trẻ tài năng của vùng Siberia. Ở làng quê của ông người ta đã lập bảo tàng về ông.

Tác phẩm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Лирическая трилогия, 1947
  • Лесные родники, 1955
  • Марьевские звезды, 1955
  • Зрелость, 1953
  • Добровольцы, 1955
  • Ленинский подарок, 1954
  • Дикий мед, 1958
  • Белая роща, 1958
  • Третьи петухи, 1966 год
  • Седьмое небо, 1967
  • Проданная Венера»(1958),
  • Женитьба Дон-Жуана, 1977

Một số bài thơ

[sửa | sửa mã nguồn]
Phụ nữ và cái chết
Nghe đã quen
Như trong cổ tích
Những người phụ nữ bỏ ta đi mất.
Họ ra đi
Và mang theo mình
Vẻ lạnh lùng
Của biết bao đôi mắt.
Một thuở dịu dàng
Say đắm, yêu thương
Đã từng lâu lắm
Ta say đắm, ngất ngư.
Thế mà chẳng lẽ
Trong con người kia
Không còn một giọt nhỏ
Một giọt rượu của ta?
Yêu làm gì?
Đau khổ để làm gì?
Đôi mắt người khác
Nhìn vào để làm chi?
Than ôi! Trí tuệ không hiểu ra
Hai điều bí mật:
Phụ nữ và cái chết!
Say tình
Cơn say tình
Với tôi dễ thương và thân thiết
Nhưng thật buồn cười
Cho một người
Chàng đào hoa này đã lập
Một danh sách dài
Những chiến tích
Những "tình yêu".
Marina
Nina
Sasha
Masha.
Tuy thế
Những khi gặp gỡ
Giống như gặp gỡ của chim
Với người này tất cả
Vẫn là một người như thế
Được nhân lên thành
Một trăm phụ nữ.
Tôi mừng vui khôn xiết
Vì tôi có một niềm vui khác
Số phận của tôi
Không giống với người:
Thay đổi
Nhưng không đổi thay
Cả một trăm người phụ nữ
Tôi thấy trong một người.
Giá như
Giá như
Ta là Thượng đế
Thì ta sẽ
Biết được điều là
Ta tạo ra phụ nữ.
Giá như
Ta là nhà điêu khắc
Thì ta sẽ gọt
Từ đá trắng tạo ra
Một người phụ nữ!
Giá như
Phẩm màu được người cho
Thì ta đã vẽ
Bằng bút lông của ta
Một người phụ nữ!
Nhưng
Không phải cái người phụ nữ xưa đã từng
Cũng không phải người phụ nữ đã trở thành
Người vợ!
Bản dịch của NGuyễn Viết Thắng
Знакомо,….
Знакомо,
Как старинный сказ,
Уходят женщины от нас.
Они уходят
И уносят
Холодный блеск
Холодных глаз.
Была нежна
И влюблена,
Была так долго
Мной пьяна.
Так неужель
В ней не осталось
Ни капли
Моего вина?
Зачем любить?
Зачем гореть?
Зачем в глаза
Другой глядеть?
Увы! Уму непостижимы
Две тайны:
Женщина и смерть!
Угар любви
Угар любви
Мне мил и близок,
Но как смешон
Тот сердцеед,
Что составляет
Длинный список
Своих "любвей",
Своих побед.
Марина,
Нина,
Саша,
Маша.
Меж тем
При встречах,
Как у птиц,
Была с ним
Все одна и та же,
Размноженная
На сто лиц.
Мне радость
Выпала иная,
Мне жребий
Выдался иной:
Меняясь,
Но не изменяя,
Сто женщин
Видел я в одной.
Если б
Если б
Богом я был,
То и знал бы,
Что творил
Женщину!
Если б
Скульптором стал,
Высек бы
Из белых скал
Женщину!
Если б
Краски мне дались,
Рисовала б
Моя кисть
Женщину!
Но
Не бывшую со мной
И не ставшую женой
Женщину!

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]