Bước tới nội dung

Huân chương Cờ đỏ

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Huân chương Cờ Đỏ

Huân chương cờ đỏ
Được trao bởi  Liên Xô
Dạng Single-grade order
Điều kiện Công dân Xô viết
Giải thưởng cho Chủ nghĩa anh hùng
Phục vụ lâu dài lực lượng vũ trang
Tình trạng Không còn trao giải
Những con số
Thành lập ngày 1 tháng 8 năm 1924
Nhận cuối cùng 1991
Số người nhận 581,300
Ưu tiên
Tiếp theo (cao hơn) Huân chương Cách mạng Tháng Mười
Bằng Huân chương Cờ đỏ lao động
Tiếp theo (thấp hơn) Huân chương Suvorov

Dây băng huy chương
Mẫu đầu tiên từ năm 1918-1924
Nguyên soái Vasily Blyukher đeo 4 huân chương cờ đỏ
Mẫu mới huân chương cờ đỏ
Tập tin:Semyon Konstantinovich Timoshenko (1895-1970), Soviet military commander.jpg
Nguyên soái Timoshenko đeo 4 huân chương cờ đỏ
Biểu trưng hải quân

Huân chương Cờ đỏ (tiếng Nga: Орден Крaсного Знамени) là huân chương đầu tiên của hồng quân. Huân chương được đặt ra ngày 16 tháng 9 năm 1918, trong Nội chiến Nga bởi Ủy ban trung ương toàn Nga. Nó là huân chương cao nhất trước khi Huân chương Lenin được thiết lập năm 1930. Các Huân chương Cờ Đỏ là một giải thưởng cho sự cống hiến và lòng can đảm trong bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

Huân chương Cờ Đỏ trao cho binh sĩ của Hồng quân, Hải quân, Biên phòng và các lực lượng an ninh nội bộ, nhân viên của Ủy ban An ninh Nhà nước Liên Xô và các công dân Liên Xô, tàu chiến và các hiệp hội. Ngoài ra, huân chương Cờ Đỏ có thể được trao cho những người không phải là công dân của Liên Xô.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Huân chương được đặt ra ngày 16 tháng 9 năm 1918, trong Nội chiến Nga bởi Ủy ban trung ương toàn Nga.[1]

Người đầu tiên được tặng huân chương là Vasily Blyukher[2] vào ngày 28 tháng 9 năm 1918.[3] Người thứ 2 là Iona Yakir.

Huân chương Cờ Đỏ chính thức bắt đầu được xuất hiện vào năm 1918với dạng Huân chương Cờ Đỏ của Liên bang Nga. Phần thường này được trao tặng cho các công dân của nước Cộng hòa đã hết mình phục vụ cho quân đội. Sau đó, các nước Cộng hòa khác thuộc Liên Xô đã làm theo nước Nga và tự họ đã phát hành các kiểu huân chương riêng cho đất nước mình. Azerbaijan là nước đầu tiên sau nước Nga ban hành Huân chương Cờ Đỏ này. Sau khi Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô Viết (Liên Xô) được thành lập năm 1922, tất cả các huân chương quân đội của các quốc gia thuộc liên bang trở thành Huân chương – Cờ Đỏ. Ngay từ thời gian đầu, Huân chương đã được phân bổ cho từng quốc gia trong Liên Xô để được những người được nhận phần thưởng này của quốc gia đó sẽ lưu giữ. Đây là một phần thưởng mang ý nghĩa lịch sử rất to lớn, nó được trao tặng trong thời kỳ nội chiến và là biểu tượng để ghi nhớ các sự kiện anh hùng

Huân chương Cờ Đỏ đã được trao tặng cho rất nhiều đơn vị hải quân Xô Viết đã có nhiều cống hiến xuất sắc trong thời chiến. Hạm đội Baltic đã được trao tặng vì là một vai trò quan trong cuộc cách mạng Tháng Mười năm 1917, tất cả bốn hạm đội: Hạm đội Bắc, Hạm đội Baltic, Hạm đội Biển ĐenHạm đội Thái Bình Dương và đội tàu Hải quân Caspian cũng đã được tuyên dương và trao tặng huân chương này vì đã có công đóng góp to lớn trong cuộc Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại (1941-1945). Hạm đội Baltic chính thức được hai lần vinh dự nhận phần thưởng Huân chương Cờ Đỏ.

Trong cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại: Huân chương này được trao tặng 238.000 lần. Và kết quả là từ 1924 đến năm 1991, đã trao tặng hơn 581.300 huân chương Cờ Đỏ.

Tiêu chuẩn

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Về những hành động đặc biệt quan trọng trong một tình huống chiến đấu với một mối nguy hiểm rõ ràng cho cuộc sống của nhân dân.
  • Cho các lãnh đạo nổi bật của hoạt động quân sự của đơn vị quân đội, các hiệp hội và hiển thị sự dũng cảm và lòng can đảm đặc biệt.
  • Nổi bật lòng can đảm và dũng cảm thể hiện trong việc thực hiện các nhiệm vụ cụ thể.
  • Sự can đảm và dũng cảm nổi bật hiển thị trong khi đảm bảo an ninh Nhà nước, sự bất khả xâm phạm biên giới nhà nước của Liên Xô trong các điều kiện liên quan đến một nguy cơ nguy hiểm cho cuộc sống của nhân dân.
  • Cho các hoạt động thành công của các đơn vị quân đội, tàu hải quân, các hiệp hội, trong đó, bất chấp sự kháng cự ngoan cố của kẻ thù, mất mát hoặc điều kiện bất lợi khác là chiếm ưu thế hơn kẻ thù và gây ra một thất bại lớn, hoặc đóng góp cho sự thành công của các hoạt động quân sự.

Các cá nhân được trao tặng

[sửa | sửa mã nguồn]

Tập thể

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Decree of the All-Russian Central Executive Committee of ngày 16 tháng 9 năm 1918” (bằng tiếng Nga). Legal Library of the USSR. ngày 16 tháng 9 năm 1918. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2012.
  2. ^ Great Russian Encyclopedia (2005) vol. 3, p. 618.
  3. ^ Great Soviet Encyclopedia, 3rd edition, entry on "Блюхер", available online [1][liên kết hỏng]
  4. ^ Якир Иона Эммануилович
  5. ^ http://www.stel.ru/stalin/Soviet_power_1919.htm Lưu trữ 2011-03-18 tại Wayback Machine - "November 27 The Presidium of the A.R.C.E.C. confers on J. V. Stalin the Order of the Red Banner for his services in the defense of Petrograd and selfless efforts on the Southern Front."

Liên kết khác

[sửa | sửa mã nguồn]