Bước tới nội dung

Vịt East Indie

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Vịt East Indie
Tình trạng bảo tồnFAO (2007): endangered[1]:141
Tên gọi khác
  • Black East Indian
  • Black East Indies
  • Brazilian
  • Buenos Aires
  • Emerald
  • Labrador[2]:389
Quốc gia nguồn gốcHoa Kỳ
Phân bốQuốc tế
Đặc điểm
Cân nặng
  • Đực:
    0.9 kg[2]:390
  • Cái:
    0.7–0.8 kg[2]:390
Phân loại
APAVịt gọi [3]:18
EE[4]

Vịt East Indie (tạm dịch: Vịt Đông Ấn), còn được gọi với cái tên Vịt đen Đông Ấn là một giống vịt nhà đóng vai trò là một giống vịt cảnh. Giống vịt này được cho là có nguồn gốc từ Hoa Kỳ.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Đông Indie là giống vịt gọi có lịch sử lâu đời nhất.[5]Giống vịt này được cho là có nguồn gốc ở Hoa Kỳ, nhưng nguồn gốc chính xác của nó không được biết đến.[6] Giống vịt này có nhiều lúc được gọi bằng những cái tên khác, một số trong số đó - như "Brazil", "Buenos Aireas", "Labrador" - gợi ý nguồn gốc địa lý nơi giống vịt này phát xuất. Tuy nhiên, không có tài liệu nào liên quan đến giống vịt từ Đông Ấn, Nam Mỹ hay Labrador.[7]:38[6] Người ta cho rằng giống vịt này được phát triển từ hình dạng ban đầu của nó ở Vương quốc Anh trong nửa sau của thế kỷ XIX, và sau đó đã được cải tiến hơn nữa ở Hoa Kỳ trong phần sau của thế kỷ XX.[7]:38

Vịt East Indie đã được nhập khẩu vào Anh Quốc vào năm 1831, được cho là từ Buenos Aires, và được đặt trong Vườn Bách thú của Hội động vật Luân Đôn,[2]:389[8] chúng lần đầu tiên được gọi là "Vịt Buenos Aires".[9] Một số cá thể vịt khác ở Knowsley Hall, quê hương của Earls of Derby, vào khoảng năm 1850.[2]:389 Vào năm 1853, vịt East Indie được mô tả trong Sách gia cầm của William Wingfield và George William Johnson, với hình minh họa của Harrison Weir.[9][10]:296 Giống vịt này đã được đưa vào tiêu chuẩn xuất sắc ban đầu trong triển lãm gia cầm của William Bernhard Tegetmeier năm 1865, và với cái tên Vịt đen Indie trong Tiêu chuẩn đầu tiên của sự Hoàn hảo của tổ chức Hiệp hội gia cầm Mỹ năm 1874.[7]:38[11]:53

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Barbara Rischkowsky, D. Pilling (eds.) (2007). List of breeds documented in the Global Databank for Animal Genetic Resources, annex to The State of the World's Animal Genetic Resources for Food and Agriculture. Rome: Food and Agriculture Organization of the United Nations. ISBN 9789251057629. Truy cập January 2017.
  2. ^ a b c d e Victoria Roberts (2008). British poultry standards: complete specifications and judging points of all standardized breeds and varieties of poultry as compiled by the specialist breed clubs and recognised by the Poultry Club of Great Britain. Oxford: Blackwell. ISBN 9781405156424.
  3. ^ APA Recognized Breeds and Varieties: As of ngày 1 tháng 1 năm 2012. American Poultry Association. Archived ngày 4 tháng 11 năm 2017.
  4. ^ Liste des races et variétés homologuée dans les pays EE (28.04.2013). Entente Européenne d’Aviculture et de Cuniculture. Archived ngày 16 tháng 6 năm 2013.
  5. ^ Bantam ducks. British Waterfowl Association. Truy cập September 2017.
  6. ^ a b Black East Indian. Rare Breeds Survival Trust. Truy cập September 2017.
  7. ^ a b c Dave Holderread (2011). Storey's Guide to Raising Ducks, second edition. North Adams, Massachusetts: Storey Publishing. ISBN 9781603427456.
  8. ^ Breed Gallery: Ducks. Poultry Club of Great Britain. Truy cập September 2017.
  9. ^ a b Chris Ashton, Mike Ashton (2001). The Domestic Duck. Ramsbury, Marlborough: The Crowood Press. ISBN 9781847979704.
  10. ^ William Wingfield, George William Johnson, Harrison Weir (illustrator) (1853). The Poultry Book: comprising the characteristics, management, breeding and medical treatment of Poultry. London: Wm. S. Orr and Co.
  11. ^ William Bernhard Tegetmeier (editor). The Standard of Excellence in Exhibition Poultry, authorized by the Poultry Club. London: Groombridge and Sons, for the Poultry Club, 1865.