Bước tới nội dung

Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ FAO)
Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc
Loại hìnhCơ quan chuyên môn
Tên gọi tắtFAO
Lãnh đạoTrung Quốc Khuất Đông Ngọc (屈冬玉)
Hiện trạngĐang hoạt động
Thành lập16 tháng 10 năm 1945 tại Canada
Trụ sởÝ Roma, Ý
Trang webwww.fao.org
Trực thuộcECOSOC

Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc hay Tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc[1] (viết tắt là FAO, Tiếng Anh: Food and Agriculture Organization of the United Nations) được thành lập ngày 16 tháng 10 năm 1945 tại Canada với vai trò là một cơ quan chuyên môn của Liên Hợp Quốc (UN).[2]

Năm 1951, trụ sở chính của FAO tại Washington DC, Mỹ được chuyển về Roma, Ý.

Tháng 5 năm 2015, FAO có tổng cộng 194 thành viên.[3]

Mục tiêu cơ bản

[sửa | sửa mã nguồn]

Mục tiêu cơ bản của FAO là:[2]

  1. Nâng cao mức sống cũng như mức dinh dưỡng của nhân dân các nước thành viên.
  2. Nâng cao hiệu quả của việc sản xuất lương thực và nông sản.
  3. Góp phần vào việc phát triển kinh tế thế giới và giải phóng nhân dân khỏi nạn đói.

Cùng với tổ chức Y tế thế giới (WHO), FAO tham gia quản lý Ủy ban Codex Alimentarius với mục đích tăng cường sự cân bằng của yêu cầu về thực phẩm và do đó làm cho thương mại quốc tế phát triển hơn.

FAO và Việt Nam

[sửa | sửa mã nguồn]

Việt Nam gia nhập FAO từ năm 1950 dưới chính thể Quốc gia Việt Nam. Năm 1955 chuyển sang Việt Nam Cộng hòa rồi CHXHCN Việt Nam từ năm 1975 nhưng đến năm 1978, FAO mới chính thức mở Văn phòng đại diện tại Hà Nội. Trong hơn 30 năm qua, quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và FAO ngày càng phát triển theo chiều hướng tích cực: hỗ trợ của FAO đã góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp và lương thực ở Việt Nam một cách có hiệu quả và thu được những thành tựu to lớn. Cho đến nay, FAO đã giúp Việt Nam thực hiện hơn 100 dự án tập trung vào các lĩnh vực lập chính sách, chuyển giao công nghệ trong các lĩnh vực công nghệ, nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, an ninh lương thực, dinh dưỡng. Tổng số tiền viện trợ trị giá trên 100 triệu USD.

Các giám đốc

[sửa | sửa mã nguồn]
Tt Giám đốc Từ nước Nhiệm kỳ
10
9 José Graziano da Silva  Brasil 01/2012 – 07/2015
8 Jacques Diouf  Sénégal 01/1994 – 12/2011
7 Edouard Saouma  Liban 01/1976 – 12/1993
6 Addeke Hendrik Boerma  Hà Lan 01/1968 – 12/1975
5 Binay Ranjan Sen  Ấn Độ 11/1956 – 12/1967
4 Sir Herbert Broadley  Anh Quốc acting 04/1956 – 11/1956
3 Philip V. Cardon  Hoa Kỳ 01/1954 – 04/1956
2 Norris E. Dodd  Hoa Kỳ 04/1948 – 12/1953
1 John Boyd Orr  Anh Quốc 10/1945 – 04/1948

Các thành viên

[sửa | sửa mã nguồn]

Các thành viên, tháng 5/2015.[3]

  1.  Afghanistan
  2.  Albania
  3.  Algérie
  4.  Andorra
  5.  Angola
  6.  Antigua và Barbuda
  7.  Argentina
  8.  Armenia
  9.  Úc
  10.  Áo
  11.  Azerbaijan
  12.  Bahamas
  13.  Bahrain
  14.  Bangladesh
  15.  Barbados
  16.  Belarus
  17.  Bỉ
  18.  Belize
  19.  Bénin
  20.  Bhutan
  21.  Bolivia
  22.  Bosna và Hercegovina
  23.  Botswana
  24.  Brasil
  25.  Brunei
  26.  Bulgaria
  27.  Burkina Faso
  28.  Burundi
  29.  Cabo Verde
  30.  Campuchia
  31.  Cameroon
  32.  Canada
  33.  Trung Phi
  34.  Tchad
  35.  Chile
  36. Trung Quốc Trung Quốc
  37.  Colombia
  38.  Comoros
  39.  Cộng hoà Congo
  40.  Cộng hòa Dân chủ Congo
  41.  Quần đảo Cook
  42.  Costa Rica
  43.  Bờ Biển Ngà
  44.  Croatia
  45.  Cuba
  46.  Síp
  47.  Cộng hòa Séc
  48.  Đan Mạch
  49.  Djibouti
  50.  Dominica
  51.  Cộng hòa Dominica
  52.  Ecuador
  53.  Ai Cập
  54.  El Salvador
  55.  Guinea Xích Đạo
  56.  Eritrea
  57.  Estonia
  58.  Ethiopia
  59.  Fiji
  60.  Phần Lan
  61.  Pháp
  62.  Gabon
  63.  Gambia
  64.  Gruzia
  65.  Đức
  66.  Ghana
  67.  Hy Lạp
  68.  Grenada
  69.  Guatemala
  70.  Guinée
  71.  Guiné-Bissau
  72.  Guyana
  73.  Haiti
  74.  Honduras
  75.  Hungary
  76.  Iceland
  77.  Ấn Độ
  78.  Indonesia
  79.  Iran
  80.  Iraq
  81.  Ireland
  82.  Israel
  83.  Ý
  84.  Jamaica
  85.  Nhật Bản
  86.  Jordan
  87.  Kazakhstan
  88.  Kenya
  89.  Kiribati
  90.  Hàn Quốc
  91.  CHDCND Triều Tiên
  92.  Kuwait
  93.  Kyrgyzstan
  94.  Lào
  95.  Latvia
  96.  Liban
  97.  Lesotho
  98.  Liberia
  99.  Libya
  100.  Litva
  101.  Luxembourg
  102.  Bắc Macedonia
  103.  Madagascar
  104.  Malawi
  105.  Malaysia
  106.  Maldives
  107.  Mali
  108.  Malta
  109.  Quần đảo Marshall
  110.  Mauritanie
  111.  Mauritius
  112.  México
  113.  Liên bang Micronesia
  114.  Monaco
  115.  Mông Cổ
  116.  Montenegro
  117.  Maroc
  118.  Mozambique
  119.  Myanmar
  120.  Namibia
  121.  Nauru
  122.    Nepal
  123.  Hà Lan
  124.  New Zealand
  125.  Nicaragua
  126.  Niger
  127.  Nigeria
  128.  Niue
  129.  Na Uy
  130.  Oman
  131.  Pakistan
  132.  Palau
  133.  Panama
  134.  Papua New Guinea
  135.  Paraguay
  136.  Perú
  137.  Philippines
  138.  Ba Lan
  139.  Bồ Đào Nha
  140.  Qatar
  141.  Réunion
  142.  România
  143.  Nga
  144.  Rwanda
  145.  Saint Kitts và Nevis
  146.  Saint Lucia
  147.  Saint Vincent và Grenadines
  148.  Samoa
  149.  San Marino
  150.  São Tomé và Príncipe
  151.  Ả Rập Xê Út
  152.  Sénégal
  153.  Serbia
  154.  Seychelles
  155.  Sierra Leone
  156.  Singapore
  157.  Slovakia
  158.  Slovenia
  159.  Quần đảo Solomon
  160.  Somalia
  161.  Nam Phi
  162.  Nam Sudan
  163. Tây Ban Nha
  164.  Sri Lanka
  165.  Sudan
  166.  Suriname
  167.  Eswatini
  168.  Thụy Điển
  169.  Thụy Sĩ
  170.  Syria
  171.  Tajikistan
  172.  Tanzania
  173.  Thái Lan
  174.  Đông Timor
  175.  Togo
  176.  Tonga
  177.  Trinidad và Tobago
  178.  Tunisia
  179.  Thổ Nhĩ Kỳ
  180.  Turkmenistan
  181.  Tuvalu
  182.  Uganda
  183.  Ukraina
  184. Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất UAE
  185.  Anh Quốc
  186.  Uruguay
  187.  Hoa Kỳ
  188.  Uzbekistan
  189.  Vanuatu
  190.  Venezuela
  191. Việt Nam
  192.  Yemen
  193.  Zambia
  194.  Zimbabwe

Đại sứ thiện chí

[sửa | sửa mã nguồn]

Chương trình Đại sứ thiện chí của FAO bắt đầu từ năm 1999. Mục đích chính của chương trình là để thu hút sự chú ý của công chúng và truyền thông, cho họ biết tình hình không thể chấp nhận rằng có khoảng 1 tỷ người tiếp tục bị đói kinh niên và suy dinh dưỡng trong một thời gian dài. Những người đó đang sống một cuộc đời đau khổ và không có quyền cơ bản nhất của con người: quyền có lương thực.[4]

Các đại sứ thiện chí của FAO là những người nổi tiếng trong hoạt động khoa học, nghệ thuật, văn hóa, thể thao,... như nhà sinh học thần kinh được giải Nobel người Ý Rita Levi Montalcin, nghệ sĩ Gong Li, ca sĩ Miriam Makeba, Ronan Keating, Anggun, cầu thủ bóng đá Roberto Baggio và Raúl... Họ truyền đưa tư tưởng của FAO đến công chúng.

Ngày Lương thực thế giới

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày Lương thực thế giới (WFD - World Food Day) được cử hành vào ngày 16 tháng 10 hàng năm.[5]

Ngày này do FAO đề xuất và được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua trong Nghị quyết A/RES/35/70.[6]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Các Quốc gia Đông Nam Á và các Đối tác Tăng cường nỗ lực Loại trừ Bệnh dại”. United Nations in Vietnam. ngày 4 tháng 12 năm 2018. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 12 năm 2018. Truy cập 10 tháng 12 năm 2018.
  2. ^ a b About FAO. Retrieved 16/06/2015.
  3. ^ a b FAO Home > Countries. Retrieved 22/05/2015.
  4. ^ The Goodwill Ambassadors of the Food and AgricultureOrganization of the United Nations. Truy cập 16/06/2015.
  5. ^ FAO - World Food Day. Truy cập 01/07/2015.
  6. ^ United Nations Observances, International Days. Retrieved 01/07/2015.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]

Tư liệu liên quan tới Food and Agriculture Organization tại Wikimedia Commons