Vượt qua thử thách
Vượt qua thử thách | |
---|---|
Định dạng | Trò chơi truyền hình |
Sáng lập | HanoiTV Vietba Media |
Dẫn chương trình | Quang Vinh Thu Hương Long Hoàng Trần Lập Hạnh Dung |
Quốc gia | Việt Nam |
Sản xuất | |
Thời lượng | 45 phút |
Trình chiếu | |
Kênh trình chiếu | H1 (Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội) |
Định dạng hình ảnh | SDTV |
Phát sóng | 2.5.2004 - 27.4.2009 |
Vượt qua thử thách là trò chơi truyền hình do Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội & công ty Vietba Media sản xuất và phát sóng vào lúc 17:30 chủ nhật hằng tuần trên H1 từ ngày 2/5/2004 đến ngày 23/4/2006, từ ngày 1/5/2006 đến 27/4/2009, chương trình thay đổi khung phát sóng sang 19:45 thứ 2 hằng tuần. Chương trình được dựa theo bản quyền gốc từ chương trình "HaKassefet" (Hebrew: הַכַּסֶפֶת) của Israel.
Có ba người tham gia trong mỗi chương trình với 3 vòng thi. Chương trình này đồng hành cùng Quỹ Bảo trợ trẻ em thành phố Hà Nội và đây là nơi để người chơi sử dụng giải thưởng cho mục đích từ thiện.
Các vòng chơi
[sửa | sửa mã nguồn]Mỗi tập có 3 vòng thi. Điểm số ở mỗi vòng không được cộng dồn mà được đặt lại về 0 trước khi sang vòng tiếp theo.
Vòng 1
[sửa | sửa mã nguồn]3 người chơi sẽ bốc thăm để chọn thứ tự thi đấu. Thí sinh được tặng trước 1000 điểm (trước năm 2006 là 500 điểm). Mỗi người chơi sẽ trả lời 10 câu hỏi mở trong vòng 4 phút. Mỗi câu trả lời đúng được 100 điểm (trước năm 2006 là 50 điểm) và vị trí của câu hỏi sẽ có màu đỏ. Người chơi có tối đa 2 lượt trả lời cho mỗi câu hỏi, nếu không trả lời được có thể bỏ qua câu hỏi ở lượt thứ nhất để quay lại trả lời câu hỏi ở lượt thứ 2 nhưng nếu trả lời sai (dù ở lượt thứ nhất) thì không được quay lại trả lời nữa và vị trí của câu hỏi sẽ có màu xanh dương. Nếu ở lượt 2 mà vẫn không trả lời được câu hỏi, người chơi có thể nhờ ban trợ giúp (gồm 3 thành viên) và thỏa thuận với ban trợ giúp một số điểm dưới 100. Nếu trợ giúp thành công, cả người chơi và người trợ giúp được cộng thêm số điểm được thỏa thuận và vị trí của câu hỏi sẽ có màu xanh lục. Người chơi có 3 lần trợ giúp và mỗi lần thử được chọn 1 người (các lượt sau sẽ không được chọn người đó), sau 3 lần mà vẫn sai thì MC sẽ đọc đáp án và người chơi sẽ không được cộng điểm cho câu hỏi.
Sau khi trả lời xong 10 câu hỏi hoặc hết giờ, người chơi sẽ quyết định có tham gia vào câu hỏi cược điểm không. Nếu trả lời, người chơi sẽ cược bất kỳ số điểm nào vào số điểm hiện có. Một câu hỏi dưới hình thức đúng hay sai sẽ được đưa ra. Người chơi sẽ có 20 giây suy nghĩ (trước năm 2006 là không giới hạn thời gian). Trả lời đúng được số điểm đã cược, sai bị trừ số điểm đã cuọc.
Nếu người chơi tự mình trả lời đúng 10 câu hỏi (bất kể có bỏ qua hay không) mà không nhờ ban trợ giúp bất kỳ câu nào và trả lời đúng câu cược điểm, tổng số điểm của người chơi sẽ được gấp đôi.
Điểm tối đa ở vòng thi này là 6000 điểm.
Sau vòng 1, người chơi có số điểm cao nhất sẽ bước vào vòng 2.
Vòng 2
[sửa | sửa mã nguồn]2 thí sinh có số điểm cao nhất sau vòng 1 sẽ đối đầu với nhau theo hình thức bấm chuông giành quyền trả lời. Có 15 câu hỏi và 4 phút trả lời. Mỗi câu hỏi sẽ có một ô chữ gợi ý. Thí sinh chỉ được giành quyền sau khi MC đọc xong câu hỏi. Thí sinh có tối đa 5 giây tính từ thời điểm giành quyền trả lời để đưa ra câu trả lời. Trả lời đúng được 200 điểm (trước năm 2006 là 100 điểm), trả lời sai hoặc phạm quy (không có đáp án sau 5 giây, bấm chuông khi MC chưa đọc xong câu hỏi, trả lời không có tín hiệu chuông), thí sinh đó sẽ mất lượt và quyền trả lời thuộc về thí sinh còn lại (thí sinh còn lại vẫn phải bấm chuông lại để trả lời thêm).
Thí sinh có số điểm cao hơn ở vòng 2 sẽ bước vào vòng 3 của chương trình. Trường hợp bằng điểm sẽ căn cứ vào số điểm vòng 1.
Điểm tối đa ở vòng thi này là 3000 điểm (trước đây là 1500 điểm).
Vòng 3
[sửa | sửa mã nguồn]Thí sinh có số điểm cao hơn ở vòng 2 (hoặc cao điểm hơn ở vòng 1 nếu vòng 2 cả hai người chơi bằng điểm nhau, hoặc trả lời đúng câu hỏi phụ nếu cả hai chỉ số bằng nhau) sẽ tham gia vòng 3. Thí sinh có 4 phút để trả lời 10 câu hỏi mở. Tất cả sẽ liên quan đến một chủ đề đã được nói ở đầu chương trình. Mỗi câu trả lời đúng được 300 điểm (trước năm 2006 là 150 điểm, đối với 9 câu hỏi đầu tiên), và ở câu 10 (câu đặc biệt) là 5000 điểm (trước đây là 3000 và 1500 điểm) nếu đúng. Mỗi câu hỏi, thí sinh chỉ được trả lời duy nhất một lần (nếu đã bỏ qua thì MC sẽ đọc đáp án và thí sinh sẽ không được trả lời lại lần hai).
Nếu trả lời đúng tối thiểu 2 trong 3 câu hỏi đầu tiên, người chơi mới có quyền trợ giúp của ban trợ giúp và được trả lời đến câu 10. Luật trợ giúp tương tự vòng 1.
Ngoài ra, từ năm 2006 đến khi khép lại chương trình, người chơi có quyền lựa chọn có hay không tham gia tình huống mạo hiểm. Nếu muốn được tham gia câu mạo hiểm, người chơi cũng phải trả lời đúng tối thiểu 2 trên 3 câu hỏi đầu. Nếu tham gia, thí sinh sẽ lựa chọn một câu làm câu mạo hiểm từ câu thứ 4 đến câu thứ 9, trước khi vòng 3 bắt đầu. Nếu trả lời đúng câu mạo hiểm, người chơi được cộng 900 điểm, nếu sai người chơi bị trừ 900 điểm.
Nếu trả lời sai 2 trong 3 câu hỏi đầu tiên, người chơi sẽ mất tất cả các đặc quyền nêu trên (chỉ được trả lời đến câu 9, không được giải câu mạo hiểm, không được nhờ trợ giúp).
Điểm tối đa ở vòng thi này là 7700 điểm.
Tổng điểm tối đa ở cả 3 vòng thi là 16700 điểm (trả lời đúng tất cả các câu hỏi trong suốt cuộc thi và không chọn trợ giúp một câu nào).
Kết thúc chương trình
[sửa | sửa mã nguồn]Sau chương trình, tổng điểm của người chơi vào vòng 3 trong suốt chương trình sẽ là số tiền thưởng cho người chơi (1 điểm = 1000 đồng). Số điểm của ban trợ giúp và số điểm bằng với số điểm của người chơi ở vòng 3 sẽ dùng để gửi vào Quỹ Bảo trợ trẻ em Thành phố Hà Nội.
Vượt qua thử thách dành cho khán giả
[sửa | sửa mã nguồn]Có 1 câu hỏi tương tác cho khán giả với 3 đáp án A, B, C.
Dẫn chương trình
[sửa | sửa mã nguồn]- Quang Vinh - Nhà hát Tuổi trẻ (2004 và 1/2006 - 4/2006)
- Thu Hương (2004)
- Long Hoàng - Học viện Quan hệ Quốc tế (2005)
- Trần Lập - cựu ca sĩ nhóm Bức Tường (5/2006 - 23/4/2007)
- Hạnh Dung - Đại học Ngoại thương Hà Nội (30/4/2007 - 27/4/2009)