Bước tới nội dung

Vương quốc Cantwara

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Vương quốc Cantwara
Tên bản ngữ
  • Cantwara rīce
    Regnum Cantuariorum
455–871
Quốc kỳ Cantwara
Quốc kỳ
Cantwara
Quốc huy
Vương quốc Cantwara trên dư đồ Anh hiện đại.
Vương quốc Cantwara trên dư đồ Anh hiện đại.
Tổng quan
Vị thế
  • Thuộc quốc Mercia (764–769, 785–796, 798–825)
  • Thuộc quốc Tây Saxon (825–871)
Thủ đôCantwareburh
Ngôn ngữ thông dụngTiếng Anh cổ, Latin
Tôn giáo chính
Linh vật giáo
Cơ Đốc giáo
Chính trị
Chính phủQuân chủ chuyên chế và liên minh phong kiến
Quốc vương 
• ?–488
Hengist (first)
• 866–871
Æthelred (last)
Lập phápWitenagemot
Lịch sử
Thời kỳThất hùng
• Thành lập
455
• Giải thể
871
Kinh tế
Đơn vị tiền tệsceat, thrymsa
Tiền thân
Kế tục
Britannia
Vương quốc Tây Saxon

Vương quốc Cantwara (tiếng Anh cổ: Cantwara rīce, tiếng Latinh: Regnum Cantuariorum) là một quốc gia do người Britannia sáng lập ở nơi ngày nay là Đông Nam Anh và tồn tại tới năm 871[1]. Theo truyền thống, thực thể này được coi là một trong những thành tố tạo nên Vương quốc Liên hiệp Anh và Ireland về mặt ngôn ngữ và các danh hiệu chính trị - tín ngưỡng liên quan.

Từ nguyên

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong thời La Mã, vùng Đông Nam Anh được chính quyền gọi tạm là hạ lưu sông, hay Cantium trong ngữ hệ Latin, sau đó được biến âm thành Cantiaca hoặc Cantwara trong tiếng Anh cổ. Miền này còn cách gọi ít phổ biến hơn là Foederati, để phiếm chỉ các đồn canh La Mã men theo sông ThamesMedway.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Đầu thế kỷ V, do chính trị ngày càng khó khăn phức tạp, Đế quốc La Mã dần từ bỏ các thuộc địa hải đảo phương Bắc. Điều này kéo theo cơ hội tràn lấn cướp phá của hải tặc Viking cùng những cuộc xâm thực của người Sachsen[2].

Theo Biên niên sử Anglo-Saxon, năm 455, các thủ lĩnh Sachsen Hengist và Horsa theo thỉnh cầu của vua Gwrtheyrn đã tiến hành đem quân tràn vào duyên hải phía Đông Nam quần đảo Anh nhằm giúp ông củng cố ngôi báu. Hengist và Horsa tuy được coi là huyền thoại hóa những cuộc xâm lăng của man tộc vào Anh, nhưng rõ ràng điều này kích thích mãnh liệt sự hình thành một quốc gia Anglo-Saxon tại Đông Nam Anh hiện đại[3].

Bắt đầu từ nửa sau thế kỷ V, các nhóm Anglo-Saxon thuần mục súc nới dần ảnh hưởng ra khắp quần đảo Anh, góp phần lan truyền Cơ Đốc giáo vào các man tộc phía Tây và Tây Bắc.

Trong thời kì tồn tại, Cantwara phải liên tục đối phó những hoạt động thuộc địa hóa của vương quốc Mercia láng giềng và cả những cuộc tấn công của rợ Viking.

Vương quốc Cantwara để lại trên kim miện Đế quốc Anh biểu trưng bạch mã và danh hiệu Công tước Kent[4].

Thế phả các vua Cantwara.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ S. E. Kelly: Cantwara. In: Lapidge et al. (Hrsg.): The Blackwell Encyclopaedia of Anglo-Saxon England, Wiley-Blackwell, 2001, ISBN 978-0-631-22492-1, S. 269–270.
  2. ^ D. P. Kirby: The Earliest English Kings, Routledge, 2000, ISBN 978-0-415-24211-0, S. 1.
  3. ^ The Tribal Hidage Lưu trữ 2004-04-14 tại Wayback Machine auf der Webseite der Georgetown University
  4. ^ Peter Sawyer (2001). The Oxford Illustrated History of the Vikings. London: Oxford University Press. tr. 75. ISBN 978-0-19-285434-6.

Tài liệu

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Michael Lapidge, John Blair, Simon Keynes, Donald Scragg (Hrsg.): The Blackwell Encyclopaedia of Anglo-Saxon England. Wiley-Blackwell, Oxford u. a. 2001, ISBN 978-0-631-22492-1.
  • D. P. Kirby: The Earliest English Kings, Routledge, London-New York 2000, ISBN 978-0-415-24211-0.
  • Barbara Yorke: Kings and Kingdoms of early Anglo-Saxon England. Routledge, London-New York 2002, ISBN 978-0-415-16639-3, insb. Kent: S. 25–43. PDF (6,2 MB)
  • Arnold, C. J. (1997). An Archaeology of the Early Anglo-Saxon Kingdoms . London: Routledge. ISBN 978-0415156363.
  • Brookes, Stuart; Harrington, Sue (2010). The Kingdom and People of Kent, AD 400-1066: Their History and Archaeology. Stroud: The History Press. ISBN 978-0752456942.
  • Kelly, S. E. (1999). “Kingdom of Kent”. The Blackwell Encyclopaedia of Anglo-Saxon England. Michael Lapidge, John Blair, Simon Keynes, and Donald Scragg (eds.). Oxford: Blackwell. tr. 269–270. ISBN 978-0631224921.
  • Kelly, S. E. (1993). “The Control of Kent in the Ninth Century”. Early Medieval Europe. 2 (2): 111–31.
  • Welch, Martin (2007). “Anglo-Saxon Kent”. The Archaeology of Kent to AD 800. John H. Williams (eds.). Woodbridge: Boydell Press and Kent County Council. tr. 187–248. ISBN 9780851155807.
  • Witney, K. P. (1982). The Kingdom of Kent. Phillimore. ISBN 0-85033-443-8.

Tư liệu

[sửa | sửa mã nguồn]