Bước tới nội dung

Vương Hảo Cổ

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Vương Hảo Cổ
Tên chữHải Tạng
Thông tin cá nhân
Sinh
Ngày sinh
1200
Nơi sinh
Hà Bắc
Quê quán
huyện Bình Cức
Mất1264
Giới tínhnam
Học vấnTiến sĩ Nho học
Nghề nghiệpbác sĩ, nhà văn
Quốc tịchnhà Nguyên

Vương Hảo Cổ (tiếng Trung: 王好古; bính âm: Wáng Hǎogǔ; 1200–1264),[1] tự Hải Tạng (tiếng Trung: 海藏; bính âm: Hǎizàng),[2] là một thầy thuốcnhà văn Trung Quốc. Ông là tác giả của một chuyên luận về chứng điên loạn và phương thuốc chữa trị, ngoài ra còn có tư liệu y khoa phân loại độc nhất các thuốc theo thuyết ngũ hành.

Sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi đỗ học vị tiến sĩ (kỳ thi khoa cử cao nhất), Vương theo học y khoa với Lý Đông Viên [zh].[a] Vương là người gốc Triệu Châu, Hà Bắc, còn Lý ở huyện Chính Định gần đó.[1] Vương đặc biệt bị ảnh hưởng bởi triết lý dùng thuốc "linh hoạt" của Lý. Âm chứng lược lệ (陰證略例)[b] do ông biên soạn dựa trên các tác phẩm của Lý và lần đầu đưa ra một "liệu pháp bổ sung cho bệnh nhân điên".[4] Trong cuốn sách gồm mười hai quyển thuật lại những kinh nghiệm của mình với vai trò là một quân y,[5] Vương phân biệt giữa chứng cuồng dương và cuồng âm. Ông ghi chú trong phần phụ lục là đã vay mượn một phương thuốc "chống hỏa lực" từ Thương hàn luận hoặc Chuyên luận về vết thương lạnh để chữa trị cho một nữ bệnh nhân chịu đau đớn do mắc chứng cuồng dương. Dù vậy, ông phê phán Thương hàn luận vì đã bỏ qua bệnh cuồng âm, và giới thiệu phương thuốc chữa trị của riêng ông, bao gồm ô đầugừng. Công thức của Vương trở thành phương thuốc chữa bệnh tiêu chuẩn cho chứng điên loạnTrung Quốc vào thế kỷ 15.[4]

Vương bác bỏ các thực hành dược lý tiêu chuẩn có từ thời nhà Đườngnhà Tống.[3] Cuốc sách tư liệu y khoa gồm ba quyển, có tựa đề Thang dịch bản thảo (湯液本草)[c][6] được biên soạn vào khoảng năm 1246,[7] là một nỗ lực độc nhất trong việc phân loại thuốc theo thuyết ngũ hành,[2] thay vì hướng đến động vật, khoáng chất và thực vật.[3]

Vương được cho là người đầu tiên nhận thấy hạt ba đậu (Croton tiglium), vốn được biết đến rộng rãi là thuốc nhuận tràng, cũng có đặc tính chống tiêu chảy.[8] Sau đó vào thời nhà Minh, thầy thuốc Lý Thời Trân có thể chữa khỏi bệnh tiêu chảy bằng hạt ba đậu, sau khi nghiên cứu tác phẩm của Vương Hảo Cổ.[9]

  1. ^ Vương Hảo Cổ được cho là đã được dạy bởi Trương Nguyên Tố,[3] mặc dù điều này bị tranh cãi bởi Fabian Simonis, người tìm thấy "không có bằng chứng xác thực nào cho việc này".[1]
  2. ^ Dịch sang tiếng Anh là Elementary Examples of Yin Symptoms.[4]
  3. ^ Hoặc Materia Medica for Decoctions.[2]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]

Trích dẫn

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c Simonis 2014, tr. 628.
  2. ^ a b c Chace 2022, tr. 149.
  3. ^ a b c Bian 2022, tr. 31.
  4. ^ a b c Simonis 2014, tr. 629.
  5. ^ Buck 2014, tr. 235.
  6. ^ Buck 2014, tr. 237.
  7. ^ Goldschmidt 2009, tr. 198.
  8. ^ Unschuld 2021, tr. 32–33.
  9. ^ Unschuld 2021, tr. 33.

Thư mục

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Bian, He (2022). Know Your Remedies: Pharmacy and Culture in Early Modern China. Princeton University Press. ISBN 9780691200132.
  • Buck, Charles (2014). Acupuncture and Chinese Medicine: Roots of Modern Practice. Jessica Kingsley Publishers. ISBN 978-0-85701-133-6.
  • Chace, Charles (2022). “Developments in Chinese medicine from the Song through the Qing”. Trong Lo, Vivienne; Stanley-Baker, Michael (biên tập). Routledge Handbook of Chinese Medicine. Routledge. tr. 146–160. ISBN 9780415830645.
  • Goldschmidt, Asaf (2009). The Evolution of Chinese Medicine: Song Dynasty, 960–1200. Routledge. ISBN 9780203946435.
  • Simonis, Fabian (2014). “Ghosts or Mucus? Medicine for Madness: New Doctrines, Therapies, and Rivalries”. Trong Lagerwey, John; Marsone, Pierre (biên tập). Modern Chinese Religion. 1. Brill. tr. 603–640. ISBN 9789004271647.
  • Unschuld, Paul U. (2021). Ben Cao Gang Mu. 2. University of California Press. ISBN 9780520379893.

Đọc thêm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Zhang, Zhiguan; Wei, Yonghong; Yu, Kehui; Li, Yajun (2021). “On the Academic Value and Influence of Wang Hao-gu's 'Yinzheng Lueli'”. Journal of Clinical and Scientific Research. 5 (2): 89–92.