Bước tới nội dung

Văn hóa Hầm mộ

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Văn hóa Catacomb)

Văn hóa Hầm mộ hay văn hóa Catacomb (từ tiếng Ngatiếng Ukraina катакомба nghĩa là hầm mộ hay mộ động), khoảng 2000-1250 TCN, là thuật ngữ chỉ một văn hóa đầu thời đại đồ đồng trên khu vực về cơ bản ngày nay là phía đông và nam Ukraina, các vùng Hạ Volga, bắc Kavkaz và dọc sông Đông. Nó có quan hệ mật thiết với văn hóa Yamna (khoảng 3600-2300 TCN), và dường như có thể là thuật ngữ mang tính khu vực nhiều hơn để nói tới một vài văn hóa nhỏ hơn có liên quan về mặt khảo cổ học, như văn hóa Donetsk, văn hóa Pred-Kavkazvăn hóa Kharkiv-Voronezh v.v. Được V. A. Gorodtsov phát hiện đầu thế kỷ 20.

Kinh tế và nghi thức mai táng

[sửa | sửa mã nguồn]

Tên gọi của văn hóa này xuất phát từ thực tiễn chôn cất người chết của nó. Những ngôi mộ này là tương tự như các ngôi mộ của văn hóa Yamna, nhưng với khoảng không trống rỗng ngoài đường hầm chính, tạo ra 'hầm mộ'. Các di vật động vật được kết hợp lại thành phần nhỏ của các ngôi mộ.

Trong một số ngôi mộ nhất định có một thực tiễn đặc biệt về lớp mặt nạ bằng đất sét màu đỏ (tượng trưng cho lửa) trên khuôn mặt người chết trong tư thế nằm nghiêng trên một bên hông, tạo ra một sự kết nối hiển nhiên (dù không nhất thiết là chính xác) với mặt nạ bằng vàng nổi tiếng của Agamemnon (xem thêm văn hóa Tashtyk).

Kinh tế về cơ bản là chăn thả gia súc, mặc dù các dấu vết của hạt cây lương thực cũng được tìm thấy. Tuy nhiên, ở đây dường như có các thợ lành nghề khéo tay, cụ thể là trong lĩnh vực luyện kim.

Nguồn gốc và sự biến mất

[sửa | sửa mã nguồn]

Nguồn gốc của văn hóa Hầm mộ gây tranh cãi. Jan Lichardus[1] liệt kê 3 khả năng:

  • Chỉ là sự phát triển địa phương tách ra khỏi văn hóa Yamna trước đó.
  • Sự di cư từ Trung Âu.
  • Nguồn gốc Đông phương.

Văn hóa này là đầu tiên trong việc giới thiệu các họa tiết trang trí đồ gốm dạng sọc nổi vào vùng thảo nguyên và thể hiện sự sử dụng đa dạng các dạng rìu chiến được chau chuốt, đưa ra mối liên kết với phương Tây (văn hóa Rìu chiến, khoảng 3200-1800 TCN). Giống với văn hóa Afanasevo (3500-2500 TCN), bao gồm các biến dạng hộp sọ, lại đưa ra mối liên kết với phương Đông.

Văn hóa Hầm mộ được thay thế bằng văn hóa Srubna (văn hóa Mộ gỗ, khoảng thế kỷ 16 tới thế kỷ 9 TCN) từ khoảng thế kỷ 17, gắn liền với sự mở rộng của Iran hay bằng Cimmeria (được phân loại như là các tộc người có nguồn gốc Iran, Thracia hay Celt).

Ngôn ngữ

[sửa | sửa mã nguồn]

Thành phần hợp thành về mặt ngôn ngữ của văn hóa Hầm mộ là không rõ ràng. Trong ngữ cảnh của giả thuyết Kurgan do Marija Gimbutas đề xuất, thành phần Ấn-Âu khó có thể phủ nhận, cụ thể là ở các giai đoạn muộn hơn. Việc đặt tổ tiên của các ngôn ngữ như tiếng Hy Lạp, tiếng Armenia và các phương ngữ Cổ-Balkan vào đây là đáng chú ý, do nó có thể giải thích rõ nét và gọn gàng ngăn nắp một số các đặc trưng chia sẻ chung nhất định.

Gần đây hơn, nhà khảo cổ học người Ukraina là V. Kulbaka đã cho rằng các văn hóa Hậu Yamna trong khoảng 3200-2800 TCN; đặc biệt là các nhóm Budzhak, Starosilsk, Novotitarovka; có thể là đại diện cho các tổ tiên Hy Lạp-Armenia-"Arya"(=Ấn-Iran) (ngôn ngữ Graeco-Arya, ngôn ngữ Graeco-Armenia), và văn hóa Hầm mộ là của các tộc người Ấn-Iran "hợp nhất" (tới khoảng 2500 TCN) và sau đó "phân chia".

Phiên bản năm 1998 của S. A. Grigoryev[2] cho giả thuyết Armenia gắn văn hóa Hầm mộ với các dân tộc Ấn-Arya, do nghi thức chôn cất hầm mộ có nguồn gốc tại Tây Nam Turkmenistan từ đầu thiên niên kỷ 4 TCN (nghĩa địa Parkhai).

Cổ vật

[sửa | sửa mã nguồn]
Các cổ vật văn hóa Hầm mộ từ bộ sưu tập của Bảo tàng Ermitazh
  1. ^ Jan Lichardus, La protohistoire de l'Europe, 1987, quyển 1, chương III:III.1.A
  2. ^ Grigoryev S. A. (1998), The Sintashta Culture And Some Questions Of Indo-European Origins, Chuyên đề của chi nhánh Ural của Viện Hàn lâm Khoa học Nga, Chelyabinsk, 4 trang, số 2, tháng 10-tháng 12 năm 1998.
  • V. Kulbaka, "Indo-European populations of Ukraine in the paleometallic period", Mariupol 2000. ISBN 966-7329-30-5
  • Mallory, J. P. (1997), “Catacomb Culture”, Encyclopedia of Indo-European Culture, Fitzroy Dearborn.