Bước tới nội dung

Ulleungdo

37°30′B 130°52′Đ / 37,5°B 130,867°Đ / 37.500; 130.867
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Ulleungdo
Ảnh NASA Landsat7 của Ulleung-do (bắc ở phía trên).
Địa lý
Vị tríBiển Nhật Bản
Tọa độ37°30′B 130°52′Đ / 37,5°B 130,867°Đ / 37.500; 130.867
Đỉnh cao nhất984 m
Hành chính
Ulleungdo
Hangul
울릉도
Hanja
鬱陵島
Romaja quốc ngữUlleungdo
McCune–ReischauerUllŭngdo
Hán-ViệtUất Lăng đảo

Ulleungdo (còn có thể viết là Ulreungdo; phát âm: "ulːɯŋdo"; phiên âm Hán Việt: Uất Lăng) là một hòn đảo thuộc Hàn Quốc trên biển Nhật Bản. Trước đây, hòn đảo này còn được gọi là Dagelet Island hay Argonaut Island trong các ngôn ngữ châu Âu. Ulleungdo nằm cách 120 km (75 mi) về phía đông của bán đảo Triều Tiên. Đảo có nguồn gốc từ núi lửa và là đỉnh của một núi lửa dạng tầng lớn nổi lên từ đáy biển, đạt độ cao tối đa là 984 mét (3.228 ft) tại đỉnh Seonginbong. Hòn đảo chủ yếu là gồm đá trachyandesite. Một vụ phun trào lớn đã diễn ra cách đây 9.350 năm và đạt đến Chỉ số phát nổ Núi lửa (Volcanic Explosivity Index) cấp 6 và trầm tích tephra bay xa đến tận miền trung đảo Honshu cách đó 800 km (500 mi), cùng lúc tạo thành dòng nham thạch trên đảo và khiến đỉnh núi trở thành một hõm chảo.

Ulleungdo có chiều dài 11,3 kilômét (7,0 mi) và chiều rộng là 12,4 kilômét (7,7 mi). Ulleungdo có diện tích 73,15 km2 (28,24 dặm vuông Anh) với khoảng 10.000 cư dân. Đảo là phần lãnh thổ chính của huyện Ulleung, tỉnh Gyeongsang Bắc, Hàn Quốc. Khu vực đô thị chính trên đảo Ulleungdo là cảng Dodong, là bến phà chính nối giữa Ulleungdo và đất liền Hàn Quốc. Ulleungdo là một địa điểm du lịch nổi tiếng. Hoạt động kinh tế chính khác là ngư nghiệp, bao gồm cả thu hoạch mực nang; mực có thể được phơi khô tự nhiên ở nhiều nơi trên đảo.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Các bằng chứng khảo cổ học chỉ ra rằng hòn đảo bắt đầu có người cư trú từ thiên niên kỷ thứ 1 TCN. Sử sách đầu tiên đề cập đến Ulleungdo, Tam quốc sử ký Samguk Sagi viết rằng vào năm 512, tướng quân Kim Isabu (Kim Dị Tư Phu) của Tân La (Silla) đã chinh phục hòn đảo và trước đó nó là một quốc gia có tên là Vu San Quốc (Usan-guk). Một số miêu tả ghi rằng ông đã sử dụng một số con sư tử hay hổ bằng gỗ để đe dọa cư dân, dọa sẽ thả chúng ra cho đến khi họ đầu hàng.

Vu San Quốc sau đó tự trị dưới quyền của Tân La. Tuy nhiên, hòn đảo đã không trở thành một thực thế chính trị cố định của Triều Tiên cho đến năm 930, khi nó bị Cao Ly thôn tính. Do vị trí xa xôi của nó với đất liền bán đảo, Ulleungdo là một vấn đề hóc búa dối với cả hai triều đại Cao Ly và Triều Tiên. Đảo bị tàn phá trong các cuộc tấn công của hải tặc Nữ Chân vào thế kỷ 11, và các cuộc tấn công của hải tặc Uy Khấu trong thế kỷ 14. Một va chạm với Nhật Bản về quyền đánh cá đã xảy ra vào những năm 1690. Để giải quyết các khó khăn này, Triều Tiên đã thông qua chính sách "đảo trống", tuy nhiên, chúng đã không thể thi hành trên thực tế. Chính sách đảo trống chính thức bị bãi bỏ vào năm 1881, sau khi triều đình tìm cách khuyến khích người dân định cư tại Ulleungdo.

Các hoạt động du lịch được ưa thích là leo núi, câu cá và ăn hoe (한국어:회) (một món cá sống Hàn Quốc). Các thuyền tham quan đi vòng quanh đảo trong 3 giờ, khởi hành từ bến cảng Dodong và đi ngang qua tất cả các điểm tham quan dọc theo bờ biển, bao gồm nhiều tảng đá thú vị và hòn đảo nhỏ Jukdo lân cận. Các điểm tham quan khác là Seonginbong, đỉnh cao nhất trên đảo (984 m); thác Bongnae; "nhà băng tự nhiên"; và một vách đá ven biển mà từ đó có thể thấy rõ đảo Liancourt

Khí hậu

[sửa | sửa mã nguồn]

Ulleungdo có khí hậu cận nhiệt đới ẩm Köppen Cfa, và tương đồng với khí hậu bờ biển phía tây Nhật Bản hơn là Hàn Quốc, do vậy mưa rơi nhiều trong mùa đông. Ánh nắng cũng rất ít trong mùa đông.

Dữ liệu khí hậu của Ulleung-do, South Korea (1981–2010)
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm
Cao kỉ lục °C (°F) 14.9
(58.8)
19.2
(66.6)
21.8
(71.2)
26.1
(79.0)
29.4
(84.9)
32.2
(90.0)
34.6
(94.3)
34.6
(94.3)
32.4
(90.3)
27.2
(81.0)
23.2
(73.8)
17.9
(64.2)
34.6
(94.3)
Trung bình ngày tối đa °C (°F) 4.3
(39.7)
5.3
(41.5)
9.1
(48.4)
15.1
(59.2)
19.3
(66.7)
22.2
(72.0)
25.2
(77.4)
26.7
(80.1)
23.1
(73.6)
18.8
(65.8)
13.1
(55.6)
7.5
(45.5)
15.8
(60.4)
Trung bình ngày °C (°F) 1.4
(34.5)
2.2
(36.0)
5.4
(41.7)
11.1
(52.0)
15.5
(59.9)
18.8
(65.8)
22.3
(72.1)
23.6
(74.5)
19.8
(67.6)
15.3
(59.5)
9.7
(49.5)
4.4
(39.9)
12.4
(54.3)
Tối thiểu trung bình ngày °C (°F) −0.8
(30.6)
−0.2
(31.6)
2.5
(36.5)
7.7
(45.9)
12.1
(53.8)
16.0
(60.8)
20.0
(68.0)
21.4
(70.5)
17.4
(63.3)
12.6
(54.7)
7.1
(44.8)
2.0
(35.6)
9.8
(49.6)
Thấp kỉ lục °C (°F) −11.6
(11.1)
−13.6
(7.5)
−9.9
(14.2)
−2.7
(27.1)
3.8
(38.8)
7.0
(44.6)
12.5
(54.5)
14.7
(58.5)
8.9
(48.0)
0.7
(33.3)
−5.9
(21.4)
−9.6
(14.7)
−13.6
(7.5)
Lượng Giáng thủy trung bình mm (inches) 116.2
(4.57)
78.1
(3.07)
72.2
(2.84)
81.3
(3.20)
105.1
(4.14)
115.3
(4.54)
170.2
(6.70)
167.9
(6.61)
170.7
(6.72)
83.9
(3.30)
105.5
(4.15)
117.1
(4.61)
1.383,4
(54.46)
Số ngày giáng thủy trung bình (≥ 0.1 mm) 18.5 14.6 11.6 8.3 8.7 9.1 12.1 11.5 9.9 9.0 12.4 16.9 142.6
Độ ẩm tương đối trung bình (%) 70.1 69.6 69.8 69.2 72.1 80.4 85.9 85.0 80.3 72.5 68.6 68.5 74.3
Số giờ nắng trung bình tháng 90.4 104.1 167.2 212.0 227.3 175.0 150.7 163.3 158.7 176.8 130.0 100.6 1.856,1
Nguồn: Cơ quan Khí tượng Hàn Quốc. Trung bình[1] Nhiệt dộ cao kỉ lục [2] Nhiệt dộ thấp kỉ lục[3]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “평년값자료(30년) 울릉도(115)”. Korea Meteorological Administration. Truy cập ngày 14 tháng 6 năm 2011.
  2. ^ “기후자료극값(최대값) 8월 일최고기온 (℃) 최고순위, 115 울릉도”. Korea Meteorological Administration. Truy cập ngày 14 tháng 6 năm 2011.
  3. ^ “기후자료극값(최대값) 2월 일최저기온 (℃) 최저순위, 115 울릉도”. Korea Meteorological Administration. Truy cập ngày 14 tháng 6 năm 2011.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]