U Minh
U Minh
|
|||
---|---|---|---|
Huyện | |||
Huyện U Minh | |||
Chuối tại vườn quốc gia U Minh Hạ | |||
Hành chính | |||
Quốc gia | Việt Nam | ||
Vùng | Đồng bằng sông Cửu Long | ||
Tỉnh | Cà Mau | ||
Huyện lỵ | Thị trấn U Minh | ||
Trụ sở UBND | Khóm 3, thị trấn U Minh | ||
Phân chia hành chính | 1 thị trấn, 7 xã | ||
Thành lập | 29/12/1978[1] | ||
Địa lý | |||
Tọa độ: 9°25′01″B 104°55′01″Đ / 9,417°B 104,917°Đ | |||
| |||
Diện tích | 775,89 km²[2] | ||
Dân số (31/12/2022) | |||
Tổng cộng | 133.789 người[3] | ||
Mật độ | 172 người/km² | ||
Dân tộc | Kinh, Hoa, Khmer | ||
Khác | |||
Mã hành chính | 966[4] | ||
Biển số xe | 69-H1-AF | ||
Số điện thoại | 0290.3.863.094 | ||
Số fax | 0290.3.863.350 | ||
Website | uminh | ||
U Minh là một huyện thuộc tỉnh Cà Mau, Việt Nam.
Địa lý
[sửa | sửa mã nguồn]Huyện U Minh nằm về phía tây bắc của tỉnh Cà Mau, có vị trí địa lý:
- Phía bắc giáp huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang
- Phía đông giáp huyện Thới Bình
- Phía tây giáp Vịnh Thái Lan
- Phía nam giáp huyện Trần Văn Thời.
Về điều kiện tự nhiên: U Minh là vùng đồng bằng duyên hải, đất nhiễm mặn phèn nhiều, nhiều kênh, rạch. Vườn quốc gia U Minh Hạ nằm ở huyện này.
Hành chính
[sửa | sửa mã nguồn]Huyện U Minh có 8 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn U Minh (huyện lỵ) và 7 xã: Khánh An, Khánh Hòa, Khánh Hội, Khánh Lâm, Khánh Thuận, Khánh Tiến, Nguyễn Phích.
Danh sách các đơn vị hành chính trực thuộc huyện U Minh | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
|
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Lịch sử
[sửa | sửa mã nguồn]Ngày 29 tháng 12 năm 1978, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 326-CP[1] về việc thành lập huyện U Minh có 20 xã, 1 thị trấn huyện lỵ (tuy nhiên trong văn bản không ghi rõ tên các xã, thực tế chỉ có 3 xã: Khánh An, Khánh Lâm, Nguyễn Phích của huyện Thới Bình).[6]
Ngày 25 tháng 7 năm 1979, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 275-CP[7] về việc:
- Chia xã Nguyễn Phích thành 3 xã: Nguyễn Phích, Nguyễn Phích A, Nguyễn Phích B và thị trấn U Minh.
- Chia xã Khánh An thành 3 xã: Khánh An, Khánh Minh và Khánh Hiệp.
- Chia xã Khánh Lâm thành 5 xã: Khánh Lâm, Khánh Hội, Khánh Tân, Khánh Tiến và Khánh Hòa.
Ngày 2 tháng 2 năm 1991, Ban Tổ chức Chính phủ ban hành Quyết định số 51/QĐ-TCCP[8] về việc:
- Sáp nhập xã Khánh Hiệp và xã Khánh Minh vào xã Khánh An.
- Sáp nhập xã Nguyễn Phích A và xã Nguyễn Phích B vào xã Nguyễn Phích.
- Sáp nhập xã Khánh Hội và xã Khánh Tân vào xã Khánh Lâm.
- Sáp nhập xã Khánh Thới thuộc huyện Thới Bình vào xã Khánh An thuộc huyện U Minh.
Huyện U Minh lúc này gồm có thị trấn U Minh và 5 xã: Khánh An, Khánh Hòa, Khánh Lâm, Khánh Tiến, Nguyễn Phích.
Ngày 6 tháng 11 năm 1996, Quốc hội ban hành Nghị quyết[9] về việc chia tỉnh Minh Hải thành hai tỉnh là tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Cà Mau. Khi đó, huyện U Minh thuộc tỉnh Cà Mau.
Ngày 22 tháng 4 năm 2003, Chính phủ ban hành Nghị định số 41/2003/NĐ-CP[10] về việc thành lập xã Khánh Hội trên cơ sở 3.360,80 ha diện tích tự nhiên và 9.780 người của xã Khánh Lâm.
Ngày 4 tháng 6 năm 2009, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 24/NQ-CP[11] về việc thành lập xã Khánh Thuận trên cơ sở điều chỉnh 17.148 ha diện tích tự nhiên và 13.127 người của xã Khánh Hòa.
Dân số
[sửa | sửa mã nguồn]Huyện U Minh có diện tích 774,14 km², dân số năm 2019 là 100.876 người,[12] mật độ dân số đạt 130 người/km².
Huyện U Minh có diện tích 775,89 km²,[2] dân số tính đến ngày 31/12/2022 là 133.789 người (dân số đã quy đổi),[3] mật độ dân số đạt 172 người/km².
Văn hóa - du lịch
[sửa | sửa mã nguồn]Huyện U Minh nổi tiếng với rừng U Minh.
Tại đây cũng là nơi có Dự án Khí - Điện - Đạm Cà Mau được xây dựng tại xã Khánh An. Giao thông đi lại của huyện này chủ yếu là đường sông, đường bộ kém phát triển. Cùng với vùng U Minh Thượng, rừng U Minh được mọi người biết đến nhiều trong tác phẩm Đất rừng phương Nam của Đoàn Giỏi. Địa bàn huyện này thuộc Khu dự trữ sinh quyển Mũi Cà Mau đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới.
Giao thông
[sửa | sửa mã nguồn]Giao thông ở U Minh chủ yếu bằng đường thủy qua hệ thống kênh rạch. Tuyến đường 14 km với hai làn xe, bề mặt rải nhựa đường nối thành phố Cà Mau với Tổ hợp khí điện đạm Cà Mau.
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ a b “Quyết định số 326-CP năm 1978 về việc phân vạch địa giới các huyện và thị xã thuộc tỉnh Minh Hải”. Caselaw Việt Nam. 29 tháng 12 năm 1978. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 7 tháng 7 năm 2024.
- ^ a b c “Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023 – 2025 của tỉnh Cà Mau: Phụ lục 2–1A” (PDF). Cổng thông tin điện tử Đoàn Đại biểu Quốc hội và Hội đồng Nhân dân tỉnh Cà Mau. 27 tháng 3 năm 2024. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 9 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 9 tháng 4 năm 2024.
- ^ a b c Công an tỉnh Cà Mau (13 tháng 9 năm 2023). “Báo cáo số 3001/CAT-QLHC của Công an tỉnh về việc bổ sung về số liệu nhân khẩu thường trú vắng mặt địa phương của tỉnh Cà Mau” (PDF). Cổng thông tin điện tử Đoàn Đại biểu Quốc hội và Hội đồng Nhân dân tỉnh Cà Mau. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 9 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 9 tháng 4 năm 2024.
- ^ Tổng cục Thống kê
- ^ “Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023 – 2025 của tỉnh Cà Mau: Phụ lục 2–2A” (PDF). Cổng thông tin điện tử Đoàn Đại biểu Quốc hội và Hội đồng Nhân dân tỉnh Cà Mau. 27 tháng 3 năm 2024. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 9 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 9 tháng 4 năm 2024.
- ^ “Huyện U Minh: 40 năm vượt khó, phát triển”. Báo Cà Mau điện tử. 20 tháng 5 năm 2019.[liên kết hỏng]
- ^ “Quyết định số 275-CP năm 1979 về việc điều chỉnh địa giới một số xã và thị trấn thuộc tỉnh Minh Hải”. Caselaw Việt Nam. 25 tháng 7 năm 1979. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 7 tháng 7 năm 2024.
- ^ Quyết định số 51/QĐ-TCCP về việc điều chỉnh địa giới phường, xã thuộc thị xã Bạc Liêu và các huyện Cái Nước, Đầm Dơi, Thới Bình, Trần Văn Thời, U Minh, tỉnh Minh Hải.
- ^ “Nghị quyết về việc chia và điều chỉnh địa giới hành chín một số tỉnh”. 6 tháng 11 năm 1996. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 17 tháng 11 năm 2021.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
- ^ “Nghị định số 41/2003/NĐ-CP về việc thành lập xã thuộc các huyện Cái Nước và U Minh, tỉnh Cà Mau”. Dữ liệu Pháp luật. 22 tháng 4 năm 2003. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2024.
- ^ “Nghị quyết số 24/NQ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính xã; thành lập xã, phường, thị trấn thuộc huyện U Minh, huyện Ngọc Hiển và thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau”. 4 tháng 6 năm 2009. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 15 tháng 12 năm 2021.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
- ^ Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở trung ương. “Dân số đến 01 tháng 4 năm 2019 - tỉnh Cà Mau”. Truy cập ngày 27 tháng 11 năm 2020.