Bước tới nội dung

Trợ lý trọng tài video

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Trọng tài video)
Màn hình VAR tại Sân vận động Monumental David Arellano
Biểu tượng VAR xuất hiện trên màn hình trong quá trình xem xét

Trợ lý trọng tài video (tiếng Anh: Video assistant referee; viết tắt là VAR) là một trợ lý trọng tài trong bóng đá hỗ trợ trọng tài chính trong việc xem xét lại các quyết định bằng cách sử dụng các đoạn video quay chậm trận đấu và đưa ra tư vấn cho trọng tài chính.

Vào tháng 3 năm 2018, VAR được viết vào Luật bóng đá bởi Ủy ban Bóng đá Quốc tế (IFAB) sau các thử nghiệm ở một số giải đấu lớn.[1]

Thủ tục

[sửa | sửa mã nguồn]
Một trọng tài tại Major League Soccer đang xem xét một tình huống bằng màn hình ở ngoài sân

Có 4 loại tình huống có thể được xem xét:[2]

Tiêu chuẩn để rút lại quyết định ban đầu của trọng tài là phải có "lỗi rõ ràng".[3]

Quy trình xem xét bắt đầu bằng việc trợ lý trọng tài video và trợ lý của tổ trợ lý trọng tài video (assistant of video assistant referee - AVAR) xem lại tình huống nghi vấn trên màn hình trong phòng điều khiển video (video operation room - VOR) với sự trợ giúp từ người điều khiển phát lại video. Việc này có thể xuất phát từ yêu cầu của trọng tài hoặc từ sự "kiểm tra" của VAR để xem có nên đưa ra khuyến nghị xem xét lại tình huống với trọng tài chính không. Nếu VAR không tìm thấy gì trong khi kiểm tra thì không cần thiết phải liên lạc với trọng tài. Nếu VAR tin rằng có thể đã có lỗi, họ sẽ liên lạc với trọng tài chính và đưa ra đánh giá này. Trọng tài sau đó có thể: (a) thay đổi quyết định theo lời khuyên của VAR hoặc (b) thực hiện xem xét hình ảnh trên sân (on-field review - OFR) bằng cách di chuyển tới một màn hình bên đường biên dọc, gọi là khu vực xem xét của trọng tài, để xem lại video qua màn hình với sự trợ giúp của trợ lý hoặc (c) giữ nguyên quyết định ban đầu và không thực hiện OFR. Trọng tài được phép dừng trận đấu để rút lại quyết định hay thực hiện OFR, trừ khi một trong hai đội đang có cơ hội tấn công tốt.[2]

Dấu hiệu chính thức cho việc xem xét video là khi trọng tài dùng ngón trỏ vẽ một hình chữ nhật (ám chỉ màn hình). Trọng tài phải ra dấu hiệu này trước bất cứ OFR hay thay đổi quyết định nào. Các cầu thủ yêu cầu xem xét video bằng cách dùng ký hiệu hình chữ nhật quá nhiều có thể bị phạt thẻ vàng. Các cầu thủ bước vào khu vực trọng tài đang thực hiện OFR cũng có thể bị phạt thẻ vàng, và các thành viên ban huấn luyện hai đội nếu làm điều này sẽ được yêu cầu phải ra ngoài.[2]

Các trọng tài, VAR và AVAR cần phải tuân thủ các hướng dẫn khi thực hiện xem xét video. Ví dụ, video chuyển động chậm chỉ nên được dùng cho các lỗi "tiếp xúc", như va chạm hay để bóng chạm tay. Nên sử dụng tốc độ phát thường để quyết định độ nặng của lỗi và liệu tình huống bóng chạm tay có phải cố tình hay không.[4] Khi xem xét các bàn thắng, quyết định thổi phạt đền hay phạt thẻ đỏ khi ngăn chặn một tình huống ghi bàn rõ ràng, trọng tài cần xem xét từ thời điểm bắt đầu "giai đoạn kiểm soát tấn công", tức là từ lúc đội tấn công bắt đầu giành quyền kiểm soát bóng lần đầu hay từ lúc trận đấu được khởi đầu lại.[5] Những tình huống khác chỉ xem xét thời điểm xảy ra tình huống.[4]

VAR sẽ là một trọng tài đang cầm còi hoặc đã nghỉ.[2]

Trợ lý tổ trợ lý trọng tài video

[sửa | sửa mã nguồn]
Trợ lý video trợ lý trọng tài hành động trong một trận đấu của Giải chuyên nghiệp Ả Rập Xê Út

Trợ lý của tổ trợ lý trọng tài video (AVAR) là một trọng tài đang cầm còi hoặc đã nghỉ được chỉ định để hỗ trợ VAR trong VOR. Trách nhiệm của AVAR bao gồm xem diễn biến trực tiếp trên sân trong lúc VAR đang thực hiện "kiểm tra" hoặc "xem xét", ghi chú các sự việc, và liên lạc với đơn vị phát sóng về kết quả xem xét.[2] Trong VOR luôn luôn có VAR kèm theo một, hai hoặc ba AVAR.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

VAR được ra đời từ dự án Refereeing 2.0 vào đầu những năm 2010, dưới sự chỉ đạo của Hiệp hội bóng đá Hoàng gia Hà Lan (KNVB).[6] Hệ thống đã được thử nghiệm thông qua các buổi áp dụng thử ở mùa giải 2012–13 của giải bóng đá vô địch quốc gia Hà Lan, giải bóng đá cấp cao nhất của nước này. Vào năm 2014, KNVB gửi kiến nghị tới Hội đồng Hiệp hội Bóng đá Quốc tế (IFAB) nhằm sửa đổi luật bóng đá để cho phép hệ thống này được sử dụng trong nhiều buổi thử nghiệm hơn. IFAB đã chấp thuận các buổi thử nghiệm và kế hoạch đi tới việc áp dụng hoàn toàn trong buổi đại hội thường niên năm 2016.[6][7] Lukas Brud, thư ký IFAB, cho rằng "Với những công nghệ như 4G và Wi-Fi đang được sử dụng ngày nay...chúng tôi biết rằng phải giúp các trọng tài khỏi mắc phải các sai lầm mà ai cũng có thể thấy rõ ngay lập tức", như tình huống bóng chạm tay của Thierry Henry đã khiến Ireland không thể vượt qua vòng loại giải vô địch bóng đá thế giới 2010 khi mà các trọng tài trên sân đã không ở vị trí thuận lợi để quan sát được lỗi này. Chủ tịch FIFA khi đó là Sepp Blatter, người từng kịch liệt phản đối việc giới thiệu công nghệ mới trong bóng đá, đã bị buộc phải từ chức do bê bối tham nhũng vào năm 2015, và đề xuất về VAR đã nhận được sự đón nhận nồng ấm dưới thời người kế nhiệm Gianni Infantino.[6]

Một buổi thử nghiệm trực tiếp hệ thống VAR đã bắt đầu vào tháng 8 năm 2016 với một trận đấu United Soccer League giữa hai đội chơi tại Major League Soccer.[8] Trọng tài Ismail Elfath đã xem xét hai tình huống lỗi trong trận và, sau khi được tư vấn từ trợ lý trọng tài video Allen Chapman, đã quyết định rút một thẻ đỏ và một thẻ vàng với mỗi tình huống.[9] Quy trình xem xét video được giới thiệu một tháng sau đó trong một trận đấu giao hữu quốc tế giữa PhápÝ[10] Một "màn hình ngoài sân" đã được đưa vào sử dụng tại giải vô địch bóng đá thế giới các câu lạc bộ 2016, cho phép các trọng tài xem lại tình huống ngay trên sân.[11]

Giải A-League tại Úc trở thành giải thi đấu giữa câu lạc bộ chuyên nghiệp cấp cao nhất đầu tiên sử dụng hệ thống VAR vào ngày 7 tháng 4 năm 2017, trong trận đấu giữa Melbourne CityAdelaide United[12] mặc dù VAR đã không được sử dụng tới trong trận đấu này.[13] Lần đầu tiên VAR can thiệp vào một trận đấu bóng đá giải chuyên nghiệp là vào ngày 8 tháng 4 khi chủ nhà Wellington Phoenix tiếp đón Sydney FC. VAR đã xác định một tình huống bóng chạm tay phạm luật trong vòng cấm địa và trọng tài đã trao cho Sydney FC một quả phạt đền. Trận đấu kết thúc với tỷ số hòa 1–1.[14][15] Major League Soccer tại Hoa Kỳ đã giới thiệu VAR tại các trận đấu trong mùa giải 2017 sau trận đấu MLS All-Star Game 2017 vào ngày 2 tháng 8 năm 2017.[16][17] Lần đầu tiên VAR được sử dụng tới tại giải này là ở trận đấu giữa Philadelphia UnionFC Dallas; khi đó VAR đã rút lại bàn thắng của Dallas do một cầu thủ của đội này đã có va chạm với thủ môn của Philadelphia.[18] VAR được sử dụng ở cấp độ quốc tế tại Cúp Liên đoàn các châu lục 2017 vào tháng 6; tại giải này, VAR đã nhận được đánh giá tích cực, tuy nhiên, tính hữu dụng của hệ thống này đã bị đặt dấu hỏi sau một quyết định của trọng tài trong trận đấu chung kết.[19][20]

Hệ thống VAR được giới thiệu với bóng đá chuyên nghiệp châu Âu tại BundesligaSerie A vào đầu mùa giải 2017–18[21] và tại La Ligue 1 vào đầu mùa giải 2018–19[22]. Hệ thống này cũng được sử dụng tại giải vô địch bóng đá U-20 thế giới 2017 vào tháng 10.[23] Vào ngày 8 tháng 1 năm 2018, VAR được thử nghiệm lần đầu tiên ở Anh trong trận đấu giữa Brighton & Hove AlbionCrystal Palace tại Cúp FA 2017–18;[24] ngày hôm sau đó nó cũng đã được thử nghiệm lần đầu ở Pháp trong trận derby Côte d'Azur tại Cúp Liên đoàn bóng đá Pháp 2017–18. Hệ thống VAR được cho là đã hoạt động tốt.[25]

Ý đã mở trung tâm đào tạo VAR đầu tiên trên thế giới tại Coverciano vào tháng 1 năm 2018.[26]

Vào ngày 3 tháng 3 năm 2018, IFAB đã viết VAR vào Luật bóng đá trong thời gian vĩnh viễn. [27] Việc sử dụng VAR vẫn chỉ mang tính tùy chọn tại các giải đấu, và hai giải đấu là Ngoại hạng AnhUEFA Champions League không được cho là sẽ áp dụng VAR trong mùa giải 2018–19.[28] Tuy nhiên, chủ tịch của giải Ngoại hạng Anh là Richard Scudamore đã nói việc đưa VAR vào giải này là "không thể tránh khỏi".[29] Vào ngày 27 tháng 9 năm 2018, UEFA công bố kể từ mùa giải UEFA Champions League 2019-20, VAR sẽ được sử dụng tại giải đấu này.[30] Mặc dù VAR đã không được đưa vào hoạt động ở vòng đấu bảng của mùa giải 2018–19, UEFA công bố vào ngày 3 tháng 12 năm 2018 rằng VAR sẽ được sử dụng ở vòng đấu loại trực tiếp khởi tranh vào tháng 2 năm 2019.[31]

Vào ngày 15 tháng 11 năm 2018, các đội bóng Ngoại hạng Anh đã bỏ phiếu đồng thuận đưa Trợ lý trọng tài video vào giải Ngoại hạng Anh từ mùa giải 2019/20 sau khi được IFABFIFA chấp thuận; cuộc bỏ phiếu này diễn ra sau vụ việc trọng tài Simon Hooper đưa ra quyết định gây tranh cãi là hủy bỏ một bàn thắng của tiền đạo Charlie Austin cho câu lạc bộ Southampton.[32]

Giải vô địch bóng đá thế giới 2018

[sửa | sửa mã nguồn]

FIFA chính thức chấp thuận việc sử dụng VAR tại Giải vô địch bóng đá thế giới 2018 trong một buổi họp của Hội đồng FIFA vào ngày 16 tháng 3 năm 2018 ở Bogotá.[28][33][34][35] Đây là giải đấu đầu tiên sử dụng VAR trong suốt cả giải (tại tất cả các trận đấu và tất cả các sân đấu).[36]

Cristiano Ronaldo (Bồ Đào Nha) bị phạt thẻ vàng sau khi trọng tài Enrique Cáceres xem xét lại tình huống va chạm của anh với cầu thủ Iran

Giải vô địch bóng đá thế giới 2018 đánh dấu lần đầu tiên hệ thống này xuất hiện tại World Cup. Tổng cộng 335 tình huống đã được VAR kiểm tra trong vòng bảng, trung bình bảy tình huống mỗi trận, và 14 quyết định của các trọng tài đã được thay đổi hoặc rút lại sau khi được VAR xem xét. Theo FIFA, hệ thống VAR có tỷ lệ thành công 99,3%, chính xác hơn nhiều so với tỷ lệ quyết định đúng của trọng tài khi không có VAR là 95%.[37] Quyết định đầu tiên nhờ VAR tại World Cup là vào trận đấu vòng bảng ngày 16 tháng 6 giữa PhápÚc: trọng tài Andres Cunha đã cho Pháp hưởng một quả phạt đền sau khi tham khảo VAR.[38][39] Trong trận chung kết World Cup, trọng tài Néstor Pitana đã sử dụng VAR để xem xét một tình huống lỗi chạm tay trong vòng cấm địa và thổi phạt đền cho Pháp, giúp họ dẫn 2–1 trước Croatia; trận chung kết kết thúc với chiến thắng áp đảo 4–2 cho Pháp.[40]

Việc sử dụng VAR được coi là giúp cho giải đấu năm 2018 trở thành kỳ World Cup ít tiêu cực nhất kể từ năm 1986, sau khi không có thẻ vàng nào được rút ra trong 11 trận đấu đầu tiên và chỉ có bốn cầu thủ phải rời sân trong cả giải đấu, con số ít nhất kể từ năm 1978.[41] 22 bàn thắng đã được ghi từ 29 quả phạt đền được trao, con số đánh bại kỷ lục 17 quả phạt đền tại World Cup 1998; sự tăng lên đột biến số quả phạt đền tại World Cup 2018 được cho là nhờ hệ thống VAR đã giúp phát hiện các pha phạm lỗi khó nhận biết.[42] Giám đốc kỹ thuật David Elleray của Hội đồng Hiệp hội Bóng đá Quốc tế cho rằng sự hiện diện của VAR khiến các cầu thủ biết rằng mình sẽ không thể thoát được bất cứ lỗi nào dưới hệ thống mới này.[43]

Nhận định

[sửa | sửa mã nguồn]

Ủng hộ

[sửa | sửa mã nguồn]

Các ý kiến ủng hộ cho rằng nên sớm áp dụng VAR tại nhiều giải đấu để đảm bảo tính công bằng và chính xác trong bóng đá, khi mà trước đây các tình huống nhạy cảm đã gây ra quá nhiều tranh cãi trong các trận đấu lớn.

Phản đối

[sửa | sửa mã nguồn]

Các ý kiến phản đối cho rằng áp dụng VAR lúc này là quá sớm vì nó đang "giết chết" cảm xúc tự nhiên của bóng đá, đó là các phản ứng của cầu thủ, khán giả khi trọng tài đưa ra một quyết định mang tính tranh cãi và sẽ còn được nhắc lại về sau.[44]

Ngoài ra, VAR còn gây đảo lộn cảm xúc với những pha ăn mừng "hụt", hoặc phải kìm nén cảm xúc và hồi hộp khi chờ trọng tài chính ra quyết định sau cùng. Nó còn gây ra áp lực tâm lý rất lớn đối với các cầu thủ trên sân, họ không còn là chính mình khi biết rằng mình đang bị "theo dõi" trên sân nên từ đó cũng dè dặt trong các pha bóng, trận đấu sẽ trở nên kém hấp dẫn, ít mang tính cống hiến hơn trong mắt người hâm mộ.[45]

Ngay cả với các trọng tài, có những tình huống không khó mà các trợ lý trọng tài cũng không dám quyết định ngay vì phải chờ quyết định của VAR. Sự ỷ lại, phụ thuộc vào VAR khiến cho trợ lý trọng tài trở nên lười biếng, không dũng cảm trong việc đưa ra quyết định của mình.[46]

Chỉ trích

[sửa | sửa mã nguồn]

Nhiều tình huống, sau khi thông qua xem xét từ VAR, đã dẫn đến nhiều quyết định gây tranh cãi, thậm chí còn gây nên những sai sót, tạo ra nhiều bức xúc từ các cầu thủ và huấn luyện viên.[47][48][49]

Ý kiến khác

[sửa | sửa mã nguồn]

Nhiều ý kiến khác cho rằng VAR dù sao cũng chỉ là trợ lý trọng tài, tức quyền quyết định sau cùng vẫn thuộc về trọng tài trên sân. Việc sử dụng VAR hay không đều do trọng tài trên sân yêu cầu, do đó nếu có áp dụng VAR vào các trận bóng thì điều đó không có nghĩa là không có sai sót. Kể cả có VAR hay không thì yếu tố quan trọng nhất vẫn là năng lực trọng tài trên sân. Vì thế không nên ỷ lại quá nhiều vào VAR, trọng tâm vẫn là phải nâng cao năng lực của các trọng tài - những người đưa ra quyết định cuối cùng.[44]

Các giải đấu sử dụng VAR

[sửa | sửa mã nguồn]
VAR được sử dụng ở vòng bảng UEFA Champions League vào năm 2019

Các giải đấu có các trận đấu sử dụng VAR là các trận đấu "trực tiếp", tức là tổ VAR liên lạc với trọng tài ngay trên sân và do đó có thể có ảnh hưởng đến quyết định của trọng tài.[50]

Các giải đấu cấp câu lạc bộ

[sửa | sửa mã nguồn]

Giải quốc gia

[sửa | sửa mã nguồn]

Cúp quốc gia

[sửa | sửa mã nguồn]

Lục địa

[sửa | sửa mã nguồn]

Quốc tế

[sửa | sửa mã nguồn]
VAR được sử dụng tại FIFA Women's World Cup 2019Pháp.

Các giải đấu cấp đội tuyển quốc gia

[sửa | sửa mã nguồn]

Lục địa

[sửa | sửa mã nguồn]

Quốc tế

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ chỉ từ bán kết trở về sau
  2. ^ Chỉ một số sân vận động được áp dụng
  3. ^ Chỉ hai trận mỗi vòng và giai đoạn chung kết
  4. ^ Bắt đầu ở mùa giải 2020–21
  5. ^ Hiện chỉ play-off và play-out;[52] toàn bộ giải đấu kể từ mùa giải sau[53]
  6. ^ a b c Chỉ vòng chung kết Lỗi chú thích: Thẻ <ref> không hợp lệ: tên “finals” được định rõ nhiều lần, mỗi lần có nội dung khác
  7. ^ Kể từ mùa giải 2017–18
  8. ^ từ mùa giải 2021–22
  9. ^ a b c d e Bắt đầu vào năm 2021
  10. ^ 3 vòng cuối giai đoạn 2 mùa giải 2023 (áp dụng ngay từ giai đoạn 2 mùa giải 2023 trong 5 trận, chỉ xuất hiện ở một số trận đấu không mang tính chất quyết định đến chức vô địch hay xác định đội xuống hạng, dự kiến sẽ được đưa vào sử dụng chính thức ở mùa giải 2023–24)
  11. ^ Bắt đầu ở mùa giải 2023
  12. ^ chỉ từ vòng 16 đội đến chung kết
  13. ^ các cặp đấu vòng ba, bốn và năm (chỉ các sân vận động Premier League)cho đến chung kết
  14. ^ chỉ vòng bán kết và chung kết
  15. ^ chỉ các cặp đấu vòng 16 đội cho đến trận chung kết
  16. ^ chỉ các cặp đấu vòng 16 đội cho đến trận chung kết
  17. ^ chỉ các cặp đấu vòng 16 đội cho đến trận chung kết
  18. ^ chỉ từ vòng 16 đội
  19. ^ chỉ trận chung kết
  20. ^ chỉ từ vòng bán kết
  21. ^ First time in the 2017–18 season; Quarter-finals onward
  22. ^ Since the 2017 match
  23. ^ chỉ các cặp đấu vòng 16 đội cho đến trận chung kết
  24. ^ chỉ các cặp đấu vòng 16 đội cho đến trận chung kết
  25. ^ a b Chỉ sử dụng từ vòng tứ kết trở đi.
  26. ^ Chỉ sử dụng từ vòng loại trực tiếp trở đi.
  27. ^ Chỉ sử dụng từ vòng loại trực tiếp trở đi.
  28. ^ Chỉ sử dụng từ vòng play-off trở đi.
  29. ^ Chỉ sử dụng từ vòng loại trực tiếp trở đi ở hai mùa giải 2019-20 và 2020-21. Từ mùa giải 2021-22 trở đi được áp dụng từ vòng bảng.
  30. ^ a b Chỉ các cặp đấu tứ kết cho đến trận chung kết (2019), toàn bộ giải đấu kể từ 2023
  31. ^ Final four only

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Historic step for greater fairness in football”. International Football Association Board. ngày 3 tháng 3 năm 2018. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 7 năm 2018. Truy cập ngày 3 tháng 3 năm 2018.
  2. ^ a b c d e “Video Assistant Referees (VARs) Experiment – Protocol (Summary)” (PDF). International Football Association Board. ngày 26 tháng 4 năm 2017. Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2017.
  3. ^ Podcast, Planet Futbol. “Howard Webb on video replay and its future in soccer”. SI.com. Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2017.
  4. ^ a b “VIDEO ASSISTANT REFEREES (VARs) – Implementation handbook for Competitions”. IFAB. Truy cập ngày 3 tháng 3 năm 2018.
  5. ^ Rumsby, Ben (ngày 7 tháng 1 năm 2018). “Video technology will not make football a mistake-free sport, warns referee chief Mike Riley”. The Telegraph. Truy cập ngày 3 tháng 3 năm 2018.
  6. ^ a b c Medeiros, João (ngày 23 tháng 6 năm 2018). “The inside story of how FIFA's controversial VAR system was born”. Wired. Truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2018.
  7. ^ “Minutes of the 130th Annual General Meeting of the International Football Association Board” (PDF). IFAB. tr. 13–17. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 4 năm 2020. Truy cập ngày 3 tháng 3 năm 2018.
  8. ^ Alvarez, Liana (ngày 19 tháng 8 năm 2016). “MLS makes soccer history with debut of video assistant referees”. Sports Illustrated. Truy cập ngày 19 tháng 12 năm 2016.
  9. ^ Williams, Bob (ngày 13 tháng 8 năm 2016). “Video assistant referees edge closer after successful trial in United States”. The Daily Telegraph. Truy cập ngày 19 tháng 12 năm 2016.
  10. ^ Rumsby, Ben (ngày 2 tháng 9 năm 2016). “Video replays used for first time during France's 3–1 friendly win over Italy as 'football history' made”. The Daily Telegraph. Truy cập ngày 19 tháng 12 năm 2016.
  11. ^ “Video replays: Referees to use pitch-side monitors at Fifa's Club World Cup”. BBC Sport. ngày 7 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 19 tháng 12 năm 2016.
  12. ^ “Hyundai A-League first to use Video Assistant Referees”. Hyundai A-League. Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2017.
  13. ^ “Video Assistant Referee: Australia's A-League uses system during trial”. BBC Sport (bằng tiếng Anh). ngày 8 tháng 4 năm 2017. Truy cập ngày 28 tháng 6 năm 2018.
  14. ^ “Wellington Phoenix v Sydney FC video, highlights: Sky Blues concede late after VAR call”. Fox Sports. Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2017.
  15. ^ “World first as video assistant referee called into action in Wellington and Sydney FC stalemate”. The Guardian. ngày 8 tháng 4 năm 2017. Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2017.
  16. ^ Borg, Simon (ngày 10 tháng 12 năm 2016). “MLS will seek to introduce Video Assistant Referees (VAR) during 2017”. Major League Soccer. Truy cập ngày 19 tháng 12 năm 2016.
  17. ^ Goldberg, Jamie (ngày 14 tháng 3 năm 2017). “MLS leads the way among soccer leagues worldwide as it prepares to roll out video replay”. The Oregonian. Truy cập ngày 15 tháng 3 năm 2017.
  18. ^ “Video review debuts in MLS, rules out goal in Dallas' first-ever loss to Union”. ESPN FC. ngày 5 tháng 8 năm 2017. Truy cập ngày 6 tháng 8 năm 2017.
  19. ^ Ogden, Mark (ngày 2 tháng 7 năm 2017). “VAR creates as much confusion as clarity in Confederations Cup final”. ESPN. Truy cập ngày 4 tháng 3 năm 2018.
  20. ^ “Russia 2017, VAR praised at closing press conference” (Thông cáo báo chí). FIFA. ngày 1 tháng 7 năm 2017. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 6 năm 2018. Truy cập ngày 4 tháng 3 năm 2018.
  21. ^ Kohli, Siddharth (ngày 17 tháng 8 năm 2017). “VAR: The good, the bad and the ugly”. CNN. Truy cập ngày 4 tháng 3 năm 2018.
  22. ^ “LaLiga Santander: Tebas: With VAR, there will be more fairness in football - MARCA in English”. MARCA in English (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2018.
  23. ^ “Football poised to change forever with the introduction of Video Assistant Referee system”. The Independent. Independent Print Limited. ngày 9 tháng 3 năm 2017. Truy cập ngày 27 tháng 6 năm 2017.
  24. ^ “FA Cup trial for Video Assistant Referee”.
  25. ^ “Nice-Monaco: la vidéo "a très bien fonctionné". Eurosport.fr. ngày 10 tháng 1 năm 2018. Truy cập ngày 4 tháng 3 năm 2018.
  26. ^ “Italy host first VAR training centre”. Football Italia. ngày 19 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 4 tháng 3 năm 2018.
  27. ^ “Historic step for greater fairness in football”. The IFAB. IFAB. ngày 3 tháng 3 năm 2018. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 7 năm 2018. Truy cập ngày 6 tháng 7 năm 2018.
  28. ^ a b Conway, Richard (ngày 3 tháng 3 năm 2018). “VAR: Video assistant referees set to be used at 2018 World Cup in Russia”. BBC. Truy cập ngày 4 tháng 3 năm 2018.
  29. ^ “VAR in Premier League is inevitable, says Richard Scudamore”. BBC Sport. ngày 6 tháng 5 năm 2018.
  30. ^ https://www.bbc.co.uk/sport/football/45665012
  31. ^ “VAR to be used in UEFA Champions League knockout phase”. uefa.com. ngày 3 tháng 12 năm 2018.
  32. ^ [1]
  33. ^ “IFAB comes to landmark decision about VAR”. FIFA.com. Fédération Internationale de Football Association. ngày 3 tháng 3 năm 2018. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 6 năm 2018. Truy cập ngày 3 tháng 3 năm 2018.
  34. ^ “VAR discussed at IFAB media briefing”. FIFA.com. Fédération Internationale de Football Association. ngày 3 tháng 3 năm 2018. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 6 năm 2018. Truy cập ngày 3 tháng 3 năm 2018.
  35. ^ “FIFA finally approves video review to use at World Cup”. washingtonpost.com. The Washington Post. ngày 16 tháng 3 năm 2018. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 3 năm 2018. Truy cập ngày 16 tháng 3 năm 2018.
  36. ^ Medeiros, João. “The inside story of how FIFA's controversial VAR system was born”. Truy cập ngày 28 tháng 6 năm 2018.
  37. ^ “World Cup 2018: VAR system 'fine-tuned' after criticism”. BBC Sport. ngày 29 tháng 6 năm 2018. Truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2018.
  38. ^ Grez, Matias (ngày 16 tháng 6 năm 2018). “History made as VAR used for first time in World Cup match”. CNN.com. Truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2018.
  39. ^ Johnson, Dale (ngày 16 tháng 6 năm 2018). “How VAR made history with penalty for France”. ESPN. Truy cập ngày 16 tháng 6 năm 2018.
  40. ^ Taylor, Daniel (ngày 15 tháng 7 năm 2018). “France seal second World Cup triumph with 4–2 win over brave Croatia”. The Guardian. Truy cập ngày 15 tháng 7 năm 2018.
  41. ^ “World Cup by the numbers - 169 goals, 29 penalties, 10 late winners, 4 red cards”. ESPN. ngày 16 tháng 7 năm 2018. Truy cập ngày 17 tháng 7 năm 2018.
  42. ^ Kirk, Ashley; Scott, Patrick (ngày 29 tháng 6 năm 2018). “13 intriguing stats from World Cup 2018 so far”. The Telegraph. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2018.
  43. ^ “VAR effect results in cleanest World Cup since 1986 after no red cards are issued in opening 11 games”. The Telegraph. ngày 17 tháng 6 năm 2018. Truy cập ngày 17 tháng 7 năm 2018.
  44. ^ a b “Công nghệ VAR giết chết cảm xúc, trước khi lấy lại công bằng”. Vietnamnet. 17 tháng 6 năm 2018.
  45. ^ “Có VAR không đồng nghĩa trận đấu công bằng hơn”. Công an nhân dân. 9 tháng 7 năm 2020.
  46. ^ “EURO 2020: 'Phản ứng' phụ của VAR tác động đến trọng tài như thế nào?”. Thanh Niên. 17 tháng 6 năm 2021.
  47. ^ “HLV Guardiola: 'Công nghệ VAR là một đống hổ lốn ở Ngoại hạng Anh'. Thanh Niên. 30 tháng 12 năm 2019.
  48. ^ “Mourinho đả kích mạnh sai lầm liên tiếp của VAR”. Vietnamnet. 26 tháng 10 năm 2020.
  49. ^ “Công nghệ VAR gây tranh cãi dữ dội ở Bundesliga”. Thanh Niên. 18 tháng 4 năm 2018.
  50. ^ “VIDEO ASSISTANT REFEREES (VARS) USED LIVE IN COMPETITIONS AND LEAGUES”. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 5 năm 2019. Truy cập ngày 12 tháng 5 năm 2019.
  51. ^ “Nicolás Peric exige sanción para jugadores que simulan aprovechando el VAR”. Futbol Todo (bằng tiếng Tây Ban Nha). ngày 14 tháng 3 năm 2020. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2021.
  52. ^ “La Var è ufficiale anche in Serie B: si parte dal prossimo campionato”. La Gazzetta dello Sport – Tutto il rosa della vita (bằng tiếng Ý).
  53. ^ “Serie B, UFFICIALE: dal prossimo campionato ecco il Var. Prime prove con playoff e playout”. Calcio Mercato (bằng tiếng Ý). ngày 11 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2021.
  54. ^ Rizzo, Marcel (ngày 25 tháng 7 năm 2019). “CBF tem VAR 'turbinado' na Copa do Brasil, diferente do usado no Brasileiro (in Portuguese)”. Universo Online. Truy cập ngày 9 tháng 10 năm 2020.
  55. ^ Krishnan, Joe (ngày 3 tháng 1 năm 2020). “VAR to be used during FA Cup third round... but only at Premier League stadiums”. The Evening Standard.
  56. ^ Lindsay, Jessica (ngày 18 tháng 5 năm 2019). “Will VAR be used in the 2019 FA Cup final?”. Metro. DMG Media. Truy cập ngày 18 tháng 5 năm 2019.
  57. ^ Keighley, Freddie (ngày 6 tháng 1 năm 2020). “Carabao Cup: VAR to be used in semi-finals and final”. The Independent. Truy cập ngày 6 tháng 1 năm 2020.
  58. ^ Challies, Josh (ngày 30 tháng 7 năm 2019). “VAR and new rules in effect for Man City v Liverpool FC in Community Shield”. Manchester Evening News. Reach plc. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2019.
  59. ^ “Pokal ab Achtelfinale mit Video-Assistent” [Pokal from Eighthfinals with VAR]. German Football Association (Thông cáo báo chí) (bằng tiếng Đức). ngày 7 tháng 8 năm 2019. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2019.
  60. ^ “BVB gegen Bayern: Zwayer leitet Supercup, Stieler ist Video-Assistent” [BVB against Bayern: Zwayer heads Supercup, Stieler is video assistant]. DFB.de (bằng tiếng Đức). German Football Association. ngày 3 tháng 8 năm 2017. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2017.
  61. ^ “UFFICIALE – Coppa Italia cambia regolamento: arrivano sorteggio, VAR e la 4a sostituzione”. Fantacalcio (bằng tiếng Ý). ngày 7 tháng 10 năm 2018.
  62. ^ “Supercoppa Italiana, l'arbitro sarà Banti. Al VAR c'è Guida”. Tutto Mercato Web (bằng tiếng Ý). ngày 14 tháng 1 năm 2019.
  63. ^ “¿Hay VAR en la Copa del Rey 2019–20?”. Goal (bằng tiếng Tây Ban Nha). DAZN Group. ngày 22 tháng 1 năm 2020.
  64. ^ “Las novedades tecnológicas para la Supercopa de España: "Es un día histórico". Marca (bằng tiếng Tây Ban Nha). ngày 8 tháng 1 năm 2020.
  65. ^ Branca, Ernesto (ngày 2 tháng 4 năm 2019). “Conmebol, il Var in arrivo anche in Sudamerica: sarà la britannica Hawk-Eye la società fornitrice”. Sport Fair (bằng tiếng Ý). Truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2021.
  66. ^ Félix Díaz, José (ngày 9 tháng 7 năm 2020). “No habrá VAR en la fase de grupos de la Europa League 2020-2021”. Marca (bằng tiếng Tây Ban Nha). Unidad Editorial.
  67. ^ “VAR to be introduced in 2019/20 UEFA Champions League”. UEFA.com. Union of European Football Associations. ngày 27 tháng 9 năm 2018. Truy cập ngày 27 tháng 9 năm 2018.
  68. ^ “VAR per la finale di Women's Champions League e Women's EURO 2021”. UEFA (bằng tiếng Ý). ngày 24 tháng 9 năm 2019. Truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2021.
  69. ^ “CONCACAF confirms plans to rollout VAR in 2021 club and men's national team competitions”. CONCACAF. ngày 6 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 6 tháng 4 năm 2021.
  70. ^ “CONCACAF confirms plans to rollout VAR in 2021 club and men's national team competitions”. CONCACAF. ngày 6 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 6 tháng 4 năm 2021.
  71. ^ “Il VAR in azione dagli ottavi di UEFA Champions League | La UEFA”. UEFA (bằng tiếng Ý). ngày 11 tháng 2 năm 2019.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]