Bước tới nội dung

Trận A Sầu

16°15′33,5″B 107°12′45″Đ / 16,25°B 107,2125°Đ / 16.25000; 107.21250 (A Shau Valley)
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Trận A Sầu
Một phần của Chiến tranh Việt Nam
Thời gian9 tháng 3 - 10 tháng 3 năm 1966
Địa điểm
16°15′33,5″B 107°12′45″Đ / 16,25°B 107,2125°Đ / 16.25000; 107.21250 (A Shau Valley)
Thung lũng A Sầu, Thừa Thiên, miền nam Việt Nam UTM Grid YC 499-837[1]
Kết quả Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam chiến thắng
Tham chiến
Hoa Kỳ
Việt Nam Cộng hoà
Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam
Lực lượng
434
Không quân hỗ trợ
2,000
Thương vong và tổn thất
8 chết, 12 bị thương và 5 mất tích
196-288 chết và mất tích, không rõ số bị thương
Theo Quân Giải phóng: hơn 1000 lính thương vong, nhiều máy bay và pháo bị phá huỷ[2]
Không rõ

Trận A Sầu là một trong những trận đánh quan trọng trong Chiến tranh Việt Nam, diễn ra từ ngày 9 tháng 3 đến ngày 10 tháng 3 năm 1966 tại Thung lũng A Sầu, thuộc địa phận tỉnh Thừa Thiên, miền Nam Việt Nam. Kết quả là chiến thắng của lực lượng Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam và gần 400 thương vong của quân Mỹ và Việt Nam Cộng hoà.[3]

Bối cảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong Chiến tranh Việt Nam, A Lưới là điểm yết hầu trên đường mòn Hồ Chí Minh. Do đó, Quân đội Mỹ và Việt Nam Cộng hòa tập trung xây dựng các cụm căn cứ quân sự ở A Sầu (A So), A Co, A Lưới với hỏa lực cực mạnh và liên hoàn gồm pháo binh, thiết giáp và máy bay yểm trợ, suốt ngày đêm lùng sục, đánh phá, nhằm chặt đứt tuyến vận tải chi viện của Quân Giải Phóng. Phải khai thông đường 559 qua khu vực Trị-Thiên là nhiệm vụ của Sư đoàn 325B thuộc Quân đoàn 2 thuộc Quân Giải phóng, bên cạnh bộ đội địa phương và dân quân du kích các dân tộc thiểu số miền tây Trị-Thiên[2][4].

Diễn biến

[sửa | sửa mã nguồn]

5 giờ sáng 10/3/1966, các trung đoàn 95, 101, 88 của Quân Giải phóng được trang bị cối 120, DKZ, 82,... phối hợp với cùng quân dân địa phương các quận 1, 3, 4, các xã Hồng Hạ, Hồng Quảng, Hồng Bắc, Hương Lâm... đã đồng loạt nổ súng tiến công. Ðến 10 giờ 11-3, lá cờ giải phóng đã tung bay trên cứ điểm A Sầu. Quân đội Hoa Kỳ và VNCH thiệt hại hơn 1000 lính, nhiều máy bay và pháo[2] Sân bay A Sầu cũng là địa điểm thu hút hỏa lực của QGP

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Kelley, Michael P. (2002). Where We Were In Vietnam. Hellgate Press. tr. 5–3. ISBN 1-55571-625-3.
  2. ^ a b c http://www.nhandan.com.vn/chinhtri/item/6796902-.html
  3. ^ Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia, Viện Sử học, Việt Nam - những sự kiện lịch sử (1945-1975), Nhà xuất bản Giáo dục, TP Đà Nẵng, 2006.
  4. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 18 tháng 5 năm 2016.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]