Chiến dịch Hump
Chiến dịch Hump | |||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|
Một phần của Chiến tranh Việt Nam | |||||||
Binh sĩ Mỹ chiến đấu trong Chiến dịch Hump. | |||||||
| |||||||
Tham chiến | |||||||
Hoa Kỳ Úc | Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam | ||||||
Thành phần tham chiến | |||||||
1 tiểu đoàn của Lữ đoàn Không vận 173 Tiểu đoàn 1/Trung đoàn Hoàng gia Úc | Sư đoàn 9 | ||||||
Lực lượng | |||||||
Khoảng 400 |
Khoảng 400 quân thuộc tiểu đoàn 3 và đại đội tỉnh 303 | ||||||
Thương vong và tổn thất | |||||||
Hoa Kỳ: 48 chết 83 bị thương Úc: 2 mất tích (thi thể được xác định và hồi hương vào năm 2007[1]) | Không rõ (theo Hoa Kỳ: 403 chết) |
Chiến dịch Hump là một chiến dịch trong Chiến tranh Việt Nam được thực hiện bởi Lữ đoàn Không vận 173 của Quân đội Hoa Kỳ tại khu vực cách Biên Hòa gần 30 km về phía bắc, diễn ra từ ngày 5 tháng 11 đến ngày 8 tháng 11 năm 1965.
Bối cảnh
[sửa | sửa mã nguồn]Ngày 5 tháng 11 năm 1965, Lữ đoàn Không vận 173 Hoa Kỳ phối hợp với Tiểu đoàn 1 Trung đoàn Hoàng gia Úc mở cuộc hành quân tìm diệt Hump, càn quét khu vực Tân Uyên, Biên Hòa. Ngày 8 tháng 11 năm 1965, Tiểu đoàn 1/503 Mỹ bị Tiểu đoàn 3 Trung đoàn 1 Sư đoàn 9 (D3/E1/F9 QGP) phục kích ở khu vực Cao điểm 65, Đất Cuốc. Trận đánh này còn được phía Mỹ gọi là Battle of Hill 65, còn QGP gọi đây là chiến thắng Đất Cuốc.
Lực lượng đôi bên
[sửa | sửa mã nguồn]Theo Hoa Kỳ, có tới hơn 1000 QGP tham chiến. Điều này quá phi lý vì Trung đoàn 1 (E1/F9) QGP phải chia 1 tiểu đoàn để dàn trận ở Đồng Xoài, 1 tiểu đoàn phòng thủ bảo vệ sở chỉ huy cấp E/F, vì vậy chỉ có 1 tiểu đoàn được trang bị mạnh tham gia trận này mà thôi. Để đảm bảo chắc thắng, QGP phối hợp với Đại đội 303 tỉnh Phước Thành. Quân số tham chiến trực tiếp rơi vào khoảng 400 bộ đội.
Tiểu đoàn 1/503 thuộc Lữ đoàn Không vận 173 Hoa Kỳ tham gia đi càn. Chiến dịch có sự phối hợp của Tiểu đoàn 1 Trung đoàn Hoàng gia Úc, nhằm mục đích đánh bật lực lượng của Quân Giải phóng miền Nam đang chiếm giữ một số cao điểm quan trọng tại đây.
Diễn biến
[sửa | sửa mã nguồn]Ngày 5 tháng 11 năm 1965, Tiểu đoàn 1/503 Mỹ được trực thăng vận đổ bộ xuống càn quét khu vực Tân Uyên. Trong 3 ngày đầu, quân Mỹ lùng sục phá hủy một số vị trí trú quân của QGP nhưng hầu như không có đụng độ.
Lúc 6 giờ ngày 8 tháng 11, cuộc hành quân tiếp tục. Đại đội C tiến về phía tây bắc tới Cao điểm 65, Đại đội B tiến về phía đông bắc tới Cao điểm 78, Đại đội A là lực lượng dự bị của tiểu đoàn.
Lúc 8 giờ, cánh phải của Đại đội C Mỹ vấp phải hỏa lực của Tiểu đoàn 3 QGP bố trí ở mặt nam Cao điểm 65. QGP tiến đánh vào cánh phải Đại đội C nên đến 9 giờ 30 phút, Đại đội B được lệnh tiến về Cao điểm 65 để hỗ trợ. Sau cuộc giao tranh quyết liệt, Đại đội B giải tỏa được cánh phải của Đại đội C, nhưng ngay sau đó đến lượt cánh phải của đại đội này cũng bị uy hiếp. Để hỗ trợ, quân Mỹ cho Đại đội A dự bị của tiểu đoàn tiến đánh vào cánh trái của QGP. Trong khi đó Đại đội B bị bao vây và phải phá vây 2 lần.
Đến trưa, Đại đội A của Mỹ được lệnh rút về khu vực tiểu đoàn bộ ở phía sau khoảng 1 km, đại đội B và C củng cố phòng ngự, hướng dẫn pháo binh và không quân bắn chặn để đẩy lùi các đợt tiến công của QGP.
Đến chiều tối, giao tranh trong khu vực giảm xuống, chỉ còn các hoạt động bắn tỉa hay quấy rối. Trong đêm 8 tháng 11 chỉ còn chạm súng lẻ tẻ xảy ra giữa Tiểu đoàn 1/503 Mỹ với các phân đội QGP trên đường rút khỏi khu vực. Đến đây trận đánh Đất Cuốc và Chiến dịch Hump đã chấm dứt.
Kết quả
[sửa | sửa mã nguồn]Trong cuộc hành quân Hump (chủ yếu là ở trận Đất Cuốc), quân Mỹ tổn thất 49 chết và 83 bị thương, 4 máy bay yểm trợ tầm thấp bị bắn rơi. Phía Úc cũng có 2 binh sĩ thiệt mạng trong trận đánh ở Cao điểm 82. Tiểu đoàn Úc còn nguyên vẹn. Theo phía Mỹ, QGP có 403 người chết.[2] Thương vong này bị khai khống vì nó vượt quân số tham chiến của QGP. Ngay cả ước lượng quân số thực của đối phương, người Mỹ cũng đoán sai hoàn toàn.
Đối với QGP, đây là trận thắng lợi lớn (ngang với trận Tầm Bó) khi một tiểu đoàn tăng cường của QGP đánh bại một tiểu đoàn tăng cường của Hoa Kỳ trong điều kiện hỏa lực và khí tài chênh lệch lớn.
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Four remain missing from Vietnam war – Breaking News – National – Breaking News
- ^ “Quân sử Việt Nam”. Truy cập 5 tháng 10 năm 2015.