Trần Ngọc Huyến
Trần Ngọc Huyến | |
---|---|
Tổng Lãnh sự Việt Nam Cộng hòa đầu tiên tại Hồng Kông | |
Nhiệm kỳ Tháng 1 năm 1964 – Tháng 6 năm 1964 | |
Tiền nhiệm | Bùi Công Văn (Lãnh sự Việt Nam Cộng hòa tại Hồng Kông) |
Kế nhiệm | Phạm Minh Châu |
Thị trưởng kiêm Quân Trấn trưởng Ðà Lạt | |
Nhiệm kỳ 1963–1964 | |
Tiền nhiệm | Trần Văn Phước |
Kế nhiệm | Đinh Văn Đệ |
Chỉ huy trưởng Trường Võ bị Quốc gia Việt Nam | |
Nhiệm kỳ Tháng 11 năm 1960 – 5 tháng 1 năm 1964 | |
Tiền nhiệm | Lê Văn Kim |
Kế nhiệm | Trần Tử Oai |
Thông tin cá nhân | |
Sinh | [1][2][3] Quảng Bình, Trung Kỳ, Liên bang Đông Dương[2] | 11 tháng 4, 1924
Mất | 15 tháng 11, 2004[4][5][1][2][3] Houston, Texas, Hoa Kỳ[4][5][1][2] | (80 tuổi)
Nơi an nghỉ | Nghĩa trang Forest Park Westheimer[3] |
Quốc tịch | Hoa Kỳ Việt Nam Cộng hòa |
Nghề nghiệp | Quân nhân, sĩ quan |
Tôn giáo | Công giáo |
Phục vụ trong quân đội | |
Phục vụ | |
Năm tại ngũ | 1952–1966 |
Cấp bậc | Đại Tá |
Trần Ngọc Huyến[6][7] (11 tháng 4 năm 1924[1][2][3] – 15 tháng 11 năm 2004[4][5][1][2][3]) là cựu sĩ quan Quân lực Việt Nam Cộng hòa cấp bậc Đại tá, từng giữ chức Tổng Lãnh sự Việt Nam Cộng hòa tại Hồng Kông.[6][7][8][9][10]
Tiểu sử
[sửa | sửa mã nguồn]Thân thế
[sửa | sửa mã nguồn]Trần Ngọc Huyến sinh ngày 11 tháng 4 năm 1924[1][2][3] tại tỉnh Quảng Bình, Trung Kỳ, Liên bang Đông Dương.[2] Sau khi tốt nghiệp tú tài, ông nhập học Trường Đại học Văn khoa Sài Gòn và thi đậu lấy bằng cử nhân văn chương.[4]
Binh nghiệp
[sửa | sửa mã nguồn]Ông nhập ngũ tháng 9 năm 1952[9] và tốt nghiệp Khóa 2 Trường Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức binh chủng Pháo binh Quân đội Quốc gia Việt Nam.[9] Sau một thời gian phục vụ, ông thuyên chuyển về Trường Võ bị Liên quân Đà Lạt với chức vụ Chỉ huy phó kiêm Văn hóa vụ. Năm 1953, ông về công tác tại Phòng Kế hoạch Tổng cục Tiếp vận Bộ Tổng tham mưu rồi tới năm 1956 thì lên làm Trưởng Phòng Tổng Nghiên cứu Bộ Tổng tham mưu với cấp bậc Thiếu tá.[9]
Năm 1959, ông là Chỉ huy phó kiêm Văn hóa Vụ phó tại Trường Võ bị Quốc gia Đà Lạt[9] Tháng 11 năm 1960, với cấp bậc Trung tá, ông được chỉ định vào chức vụ Chỉ huy trưởng kiêm Văn hóa Vụ trưởng Trường Võ bị Quốc gia Việt Nam.[9][10] Đầu năm 1964, ông từ chức vì xảy ra mâu thuẫn với Tướng Nguyễn Khánh.
Ông từng làm Thị trưởng kiêm Quân Trấn trưởng Đà Lạt từ năm 1963 đến năm 1964[9][10] và Tổng Lãnh sự tại Hồng Kông năm 1964[6][7][8][9][10] Tháng 11 năm 1963, ông được vinh thăng Đại tá nhờ trợ giúp phe đảo chính lật đổ nền Đệ Nhất Cộng hòa.[9]
Năm 1964, ông được thuyên chuyển về phục vụ tại Bộ Tư lệnh Quân đoàn II,[9] sau đó giữ chức Giám đốc Nha Chiến tranh Tâm lý trực thuộc Bộ Quốc phòng.[9] Lúc làm Giám đốc Nha Chiến tranh Tâm lý, chính ông là người khai sinh ra chương trình phát thanh Dạ Lan của Ðài Phát thanh Quân đội nhằm nâng cao tinh thần của binh sĩ ngoài mặt trận.[4] Ngoài chương trình Dạ Lan là binh vận nhằm nâng cao tinh thần chiến sĩ, còn có chương trình Gia Binh dành cho gia đình binh sĩ, chương trình Ðồng Minh Vận Mai Lan phát thanh bằng Anh Ngữ dành cho các quân nhân đồng minh chiến đấu bên cạnh Quân lực Việt Nam Cộng hòa.[5]
Khoảng cuối năm 1965, ông được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Thông tin một thời gian ngắn. Sau đó, ông được cho giải ngũ vào năm 1966 rồi trở thành Giám đốc hãng xăng Esso tại Sài Gòn.[4][5]
Sau năm 1975
[sửa | sửa mã nguồn]Sau biến cố 30 tháng 4 năm 1975, ông kịp thời leo lên tàu hải quân di tản sang Mỹ sống lưu vong cho đến khi qua đời vào ngày 15 tháng 11 năm 2004 tại Houston, Texas do một cơn đau tim, hưởng thọ 80 tuổi.[4][5][1][2][3] Hài cốt của ông được gia đình chôn cất tại Nghĩa trang Forest Park Westheimer.[3]
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ a b c d e f g “Huyen N Tran”. FamilySearch. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 7 năm 2023. Truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2023.(tiếng Anh)
- ^ a b c d e f g h i “Ngoc Huyen Tran”. FamilySearch. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 5 tháng 4 năm 2023.(tiếng Anh)
- ^ a b c d e f g h “Huyen Ngoc "Tadeo" Tran”. Find a Grave. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2022.(tiếng Anh)
- ^ a b c d e f g “Ai là cha đẻ của chương trình Dạ Lan nổi tiếng một thời của đài phát thanh Quân Đội?”. hon-viet.co.uk. tháng 12 năm 2004. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 3 tháng 7 năm 2022.
- ^ a b c d e f “Huyền thoại Dạ Lan”. Nhật báo Người Việt. 29 tháng 4 năm 2017. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 3 tháng 7 năm 2022.
- ^ a b c “越新任駐港總領事陳玉絢抵港履新” [Tổng lãnh sự mới được bổ nhiệm của Việt Nam tại Hồng Kông Trần Ngọc Huyến tới Hồng Kông để đảm nhận chức vụ mới]. Hoa kiều nhật báo. 23 tháng 1 năm 1964. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 3 tháng 7 năm 2022.(phồn thể)
- ^ a b c “越駐港總領事陳玉絢抵港” [Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Hồng Kông Trần Ngọc Huyến đến Hồng Kông]. Công Thương nhật báo. 23 tháng 1 năm 1964. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 3 tháng 7 năm 2022.(phồn thể)
- ^ a b “Foreign Office, 25th February 1964” (43270). The London Gazette. 13 tháng 3 năm 1964. tr. 2262. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 3 tháng 7 năm 2022.(tiếng Anh)
- ^ a b c d e f g h i j k “Niên trưởng Trần Ngọc Huyến”. phaobinhvnch.org. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 3 tháng 7 năm 2022.
- ^ a b c d Bulletin du Viet Nam. Ambassade de la République du Vietnam en France. 1964. tr. 7. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 2 tháng 12 năm 2022.
Le colonel Tran Ngoc Huyen est nommé consul général de la République du Vietnam à Hongkong. Le colonel Tran Ngoc Huyen était maire et commandant de l'Académie militaire de Dalat.
(tiếng Pháp)
- Sinh năm 1924
- Mất năm 2004
- Họ Trần
- Người Quảng Bình
- Người Mỹ gốc Việt
- Người Việt di cư tới Mỹ
- Tử vong vì bệnh tim mạch
- Tín hữu Công giáo Việt Nam
- Người chống cộng Việt Nam
- Thị trưởng Việt Nam Cộng hòa
- Thứ trưởng Việt Nam Cộng hòa
- Tổng Lãnh sự Việt Nam Cộng hòa
- Nhà ngoại giao Việt Nam Cộng hòa
- Đại tá Quân lực Việt Nam Cộng hòa
- Sĩ quan Quân lực Việt Nam Cộng hòa