Bước tới nội dung

Số siêu việt

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Trường số siêu việt)
Pi (π) là một số siêu việt nổi tiếng

Trong toán học, một số siêu việt là một số thực hoặc số phức không phải là số đại số, nghĩa là nó không phải là một nghiệm của một phương trình đa thức với các hệ số nguyên. Các số siêu việt được biết đến nhiều nhất là πe.

Mặc dù chỉ có một vài loại số siêu việt được biết đến (một phần vì có thể cực kỳ khó để chỉ ra rằng một số đã cho là siêu việt), số siêu việt không phải là hiếm. Thật vậy, hầu hết tất cả các số thựcsố phức đều là các số siêu việt, vì các số đại số hợp thành một tập hợp đếm được, trong khi tập hợp các số thực và tập hợp các số phức đều là các tập hợp không đếm được, và do đó lớn hơn bất kỳ tập hợp đếm được nào. Tất cả các số siêu việt thực là các số vô tỷ, vì tất cả các số hữu tỷ đều là số đại số. Điều ngược lại là không đúng: không phải tất cả các số vô tỷ đều là siêu việt. Ví dụ, căn bậc hai của 2 là một số vô tỷ, nhưng nó không phải là số siêu việt vì nó là một nghiệm của phương trình đa thức x2 − 2 = 0. Tỷ lệ vàng (ký hiệu hoặc là ) là một số vô tỷ khác và không phải là số siêu việt, vì nó là một nghiệm của phương trình đa thức x2x − 1 = 0.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Cái tên "siêu việt" xuất phát từ tiếng Latin transcendĕre (siêu việt) - nghĩa là vượt qua, hoặc vượt ra ngoài,[1] và lần đầu tiên được sử dụng cho khái niệm toán học trong bài báo năm 1682 của Leibniz, trong đó ông đã chứng minh rằng sin(x) không phải là một hàm đại số của x.[2][3] Euler, vào thế kỷ 18, có lẽ là người đầu tiên định nghĩa các số siêu việt theo nghĩa hiện đại.[4]

Johann Heinrich Lambert đã phỏng đoán rằng eπ đều là số siêu việt trong bài báo năm 1768 của ông chứng minh số πsố vô tỉ, và đề xuất một bản phác thảo dự kiến về cách chứng minh tính chất siêu việt của số π.[5]

Joseph Liouville lần đầu tiên chứng minh sự tồn tại của số siêu việt vào năm 1844,[6] và năm 1851 đã đưa ra những ví dụ thập phân đầu tiên như hằng số Liouville

Năm 1874, Georg Cantor đã chứng minh rằng, tập hợp các số hữu tỉ là đếm được và tập hợp các số thực là không đếm được. Và ông đã mở ra hướng đi mới cho việc xây dựng số siêu việt. 4 năm sau, ông xuất bản một công trình chứng minh rằng có rất nhiều số siêu việt giữa rất nhiều số thực. Từ đó, tính vô hạn của số siêu việt đã được khám phá.

Xác suất

[sửa | sửa mã nguồn]

Cho đoạn thẳng đơn vị [0;1]. Chọn ngẫu nhiên thì xác suất để xsố đại số ít hơn rất nhiều so với xác suất x là số siêu việt [cần dẫn nguồn]

Tính chất

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. Tập hợp số siêu việt là tập hợp vô hạn không đếm được. Chứng minh: Vì các đa thức với hệ số nguyên là đếm được [cần dẫn nguồn], và mỗi đa thức có hữu hạn nghiệm nên các số đại số cũng là đếm được. Do số các số thực là không đếm được => các số siêu việt là không đếm được.
  2. Số siêu việt là số vô tỉ: Nếu nó là số hữu tỷ dạng thì nó là nghiệm của phương trình đại số a.x =b, do đó là số đại số. Điều ngược lại không đúng: có nhiều số vô tỷ nhưng lại không là số siêu việt, chẳng hạn căn bậc hai của 2 là số vô tỷ, cũng là số đại số vì nó là nghiệm của phương trình đại số x2 − 2 = 0
  3. Trường số siêu việt là trù mật
  4. Trường số siêu việt có lực lượng continum

Các số siêu việt đã chứng minh thành công

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Oxford English Dictionary, s.v.
  2. ^ Gottfried Wilhelm Leibniz, Karl Immanuel Gerhardt, Georg Heinrich Pertz (1858). Leibnizens mathematische Schriften. 5. A. Asher & Co. tr. 97–98.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  3. ^ Nicolás Bourbaki (1994). Elements of the History of Mathematics. Springer. tr. 74.
  4. ^ Paul Erdős; Dudley, Underwood (tháng 12 năm 1943). “Some Remarks and Problems in Number Theory Related to the Work of Euler” (PDF). Mathematics Magazine. 76 (5): 292–299. CiteSeerX 10.1.1.210.6272. doi:10.2307/2690369. JSTOR 2690369.
  5. ^ Lambert, Johann Heinrich (1768). “Mémoire sur quelques propriétés remarquables des quantités transcendantes, circulaires et logarithmiques”. Mémoires de l'Académie Royale des Sciences de Berlin: 265–322.
  6. ^ Aubrey J. Kempner (tháng 10 năm 1916). “On Transcendental Numbers”. Transactions of the American Mathematical Society. 17 (4): 476–482. doi:10.2307/1988833. JSTOR 1988833.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]