Trường Sa (huyện)
Trường Sa
|
|||
---|---|---|---|
Huyện | |||
Huyện Trường Sa | |||
Hành chính | |||
Quốc gia | Việt Nam | ||
Vùng | Duyên hải Nam Trung Bộ (Biển Đông) | ||
Tỉnh | Khánh Hòa | ||
Huyện lỵ | thị trấn Trường Sa | ||
Phân chia hành chính | 1 thị trấn, 2 xã | ||
Thành lập | 9/12/1982 | ||
Tổ chức lãnh đạo | |||
Chủ tịch UBND | Lê Đình Hải[1] | ||
Địa lý | |||
Tọa độ: 8°37′59″B 111°55′59″Đ / 8,633°B 111,933°Đ | |||
| |||
Diện tích | 7.7 km² (2024) | ||
Dân số (2019) | |||
Tổng cộng | 93 người[2] | ||
Khác | |||
Mã hành chính | 576[3] | ||
Mã điện thoại | 58 | ||
Biển số xe | 79 | ||
Website | truongsa | ||
Trường Sa là huyện đảo thuộc tỉnh Khánh Hòa, được thành lập trên cơ sở các đảo san hô nhỏ, cồn cát, rạn đá ngầm và bãi ngầm thuộc quần đảo Trường Sa, vốn đang trong tình trạng tranh chấp giữa 6 bên là Brunei, Đài Loan, Malaysia, Philippines, Trung Quốc và Việt Nam.
Địa lý
[sửa | sửa mã nguồn]Huyện đảo Trường Sa nằm về phía Đông và Đông Nam bờ biển Việt Nam, được thiết lập dựa trên cơ sở là toàn bộ quần đảo Trường Sa thuộc Biển Đông. Huyện đảo trải dài với tọa độ địa lý từ 6°50'00" đến 12°00'00" vĩ độ Bắc và từ 111°30'00" đến 117°20'00" kinh độ Đông, cách thành phố Cam Ranh 248 hải lý và cách thành phố Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) 305 hải lý (tính từ đảo Trường Sa).
Về mặt địa lý, quần đảo Trường Sa là một tập hợp hơn 100 đảo nhỏ, bãi đá ngầm hình thành từ san hô (nằm lập lờ hoặc nhô lên khỏi mặt nước khi thủy triều xuống thấp), bãi cát ngầm, bãi ngầm và bao bọc một vùng biển rộng khoảng 198.964 km². Khoảng cách giữa các đảo cũng khác nhau; nếu đảo Song Tử Đông và đảo Song Tử Tây chỉ cách nhau khoảng 1,5 hải lý thì đảo Song Tử Tây lại cách đảo An Bang đến 230 hải lý. Số lượng đảo thực sự rất ít mà chủ yếu là các rạn đá ngầm có thể chỉ nổi một phần nhỏ khi thủy triều xuống. 3 đảo có diện tích đứng đầu Trường Sa, theo thứ tự giảm dần, là đảo Ba Bình (khoảng 0,4896 km²), đảo Thị Tứ (khoảng 0,372 km²) và đảo Bến Lạc (khoảng 0,186 km²). Đảo cao nhất là Song Tử Tây ở phía Bắc quần đảo với độ cao khoảng 4 – 6 m khi thủy triều thấp nhất.[4] Thực thể địa lý nằm xa nhất về cực Nam là đá Sác Lốt.
Việt Nam chia quần đảo Trường Sa thành 8 cụm là Song Tử, Loại Ta, Thị Tứ, Nam Yết, Sinh Tồn, Trường Sa, Thám Hiểm (An Bang) và Bình Nguyên.[5]
Hành chính
[sửa | sửa mã nguồn]Theo nghị định số 65/2007/NĐ-CP ngày 11 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ, thành lập 3 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc huyện Trường Sa là thị trấn Trường Sa, xã Sinh Tồn và xã Song Tử Tây.[6]
- Thị trấn Trường Sa được thành lập trên cơ sở đảo Trường Sa và các đảo, bãi đá, bãi phụ cận.
- Xã Song Tử Tây được thành lập trên cơ sở đảo Song Tử Tây và các đảo, bãi đá, bãi phụ cận.
- Xã Sinh Tồn được thành lập trên cơ sở đảo Sinh Tồn và các đảo, bãi đá, bãi phụ cận.
Hiện nay, huyện này đang quản lý trên thực tế là 21 đảo nhỏ và rạn đá ngầm với danh sách như sau:
Thực thể địa lý | Đơn vị hành chính trực thuộc | Diện tích đất nổi
(ha) |
Dân số
(người) |
Ghi chú |
---|---|---|---|---|
Trường Sa Lớn | Thị trấn Trường Sa | 36.5 | đảo nổi | |
Đá Tây | 11 | một đảo nổi là Đá Tây A và hai điểm đóng quân khác là Đá Tây B, Đá Tây C cùng một hải đăng. | ||
Trường Sa Đông | 25 | đảo nổi | ||
Đá Lát | 50 | đảo nhân tạo | ||
Đá Đông | - | 3 điểm đóng quân gọi là Đá Đông A, B và C | ||
Phan Vinh | 110 | 2 đảo nổi là Phan Vinh A và Phan Vinh B. | ||
Tốc Tan | 2 | một đảo nhân tạo là Tốc Tan A và 2 điểm đóng quân khác là Tốc Tan B, Tốc Tan C | ||
Núi Le | 5 | một đảo nhân tạo và 2 điểm đóng quân khác là Núi Le A, Núi Le B | ||
Tiên Nữ | 50 | một đảo nhân tạo và một điểm đóng quân khác gọi là Đảo Tiên Nữ cùng một hải đăng. | ||
Thuyền Chài | 220 | 3 đảo nhân tạo và 3 điểm đóng quân khác gọi là Thuyền Chài A, B, C | ||
An Bang | 1.5 | đảo nổi | ||
Song Tử Tây | Xã Song Tử Tây | 19 | đảo nổi | |
Đá Nam | 52 | đảo nhân tạo | ||
Sinh Tồn | Xã Sinh Tồn | 13 | đảo nổi | |
Sinh Tồn Đông | 2.8 | đảo nổi | ||
Len Đao | - | 1 điểm đóng quân gọi là Đảo Len Đao | ||
Cô Lin | - | 1 điểm đóng quân gọi là Đảo Cô Lin | ||
Đá Lớn | 67 | 3 đảo nhân tạo là Đá Lớn A, B và C | ||
Nam Yết | 70 | đảo nổi | ||
Sơn Ca | 39 | đảo nổi | ||
Núi Thị | - | 1 điểm đóng quân gọi là Đảo Đá Thị |
Theo thống kê ngày 1 tháng 4 năm 2009, dân số toàn huyện Trường Sa là 195 người, trong đó khu vực thị trấn Trường Sa là 82 người.[7]
Theo thống kê ngày 1 tháng 4 năm 2019, dân số toàn huyện Trường Sa là 93 người, trong đó khu vực thị trấn Trường Sa là 30 người.[2]
Y tế
[sửa | sửa mã nguồn]Hiện nay các đảo nổi từ cấp 1 đến cấp 3 của huyện Trường Sa đều có bệnh xá. Đảo cấp 1 có bệnh xá khu vực với 2 bác sĩ chuyên khoa và 6 y sĩ, bệnh nhân nặng được đưa về đây để chữa trị. Các đảo cấp 2 thì có 1 bác sĩ và 3 y sĩ, đảo cấp 3 có 1 bác sĩ hoặc y sĩ[8]. Thường trực tại các đảo là 1 quân y từ Lữ đoàn 146 (Đoàn Trường Sa), ngoài ra còn có đoàn công tác từ các bệnh viện Quân y được biệt phái đến làm nhiệm vụ có thời hạn 1 năm[9]. Riêng Viện Y học Hải quân có thời hạn lâu hơn (18 tháng)[10][11].
Tên cơ sở | Phục vụ | Phụ trách | Đội ngũ | Phân loại đảo |
Trung tâm Y tế thị trấn Trường Sa[12][13] | Huyện đảo Trường Sa | Bệnh viện Trung ương Quân đội 175[14] | 12 (cán bộ y tế luân phiên từ BV 175)[15] | đảo cấp 1 |
Bệnh xá đảo Song Tử Tây | Đảo Song Tử Tây | Bệnh viện Trung ương Quân đội 108[16] | 8 (2 bác sĩ, 5 y tá BV 108)[9] | đảo cấp 1 |
Bệnh xá đảo Nam Yết | Đảo Nam Yết | Bệnh viện Quân y 103, Học viện Quân y[17] | 8 (2 bác sĩ, 5 điều dưỡng BV 103)[10] | đảo cấp 1 |
Bệnh xá đảo Sinh Tồn | Đảo Sinh Tồn | Bệnh viện Quân y 354, Tổng cục Hậu cần[9] | 8 | đảo cấp 1 |
Bệnh xá đảo Đá Tây | Đảo Đá Tây A | Bệnh viện Quân y 87, Tổng cục Hậu cần[18] | đảo cấp 1 | |
Bệnh xá đảo An Bang | Đảo An Bang | Bệnh viện Quân y 4, Quân khu 4[19] | 4 | đảo cấp 2 |
Bệnh xá đảo Phan Vinh | Đảo Phan Vinh | Bệnh viện Quân y 7, Quân khu 3[20][21] | 4 | đảo cấp 2 |
Bệnh xá đảo Trường Sa Đông | Đảo Trường Sa Đông | Bệnh viện Quân y 7A, Quân khu 7[22] | 4 | đảo cấp 2 |
Bệnh xá đảo Sơn Ca | Đảo Sơn Ca | Bệnh viện Quân y 91/110, Quân khu 1[9][23] | 4 | đảo cấp 2 |
Bệnh xá đảo Sinh Tồn Đông | Đảo Sinh Tồn Đông | Bệnh viện Quân y 105, Tổng cục Hậu cần[24] | 4 | đảo cấp 2 |
Bệnh xá tại các điểm đảo khác | Quân y tại đảo | 1 bác sĩ/y sĩ quân y | đảo cấp 3 |
Giao thông
[sửa | sửa mã nguồn]Hàng không
[sửa | sửa mã nguồn]Huyện đảo Trường Sa được phục vụ bởi Sân bay Trường Sa tại thị trấn Trường Sa nằm trên đảo Trường Sa. Ban đầu nó dài 550m, sau đó đã mở rộng đến 1.200m như hiện nay.
Hàng hải
[sửa | sửa mã nguồn]Tại thị trấn Trường Sa (huyện lỵ), các xã đảo, các điểm đảo điểm có cầu tàu. Các đảo có dân thường sinh sống như Trường Sa Lớn, Đá Tây A, Song Tử Tây, Sinh Tồn đều có các âu tàu lớn để tàu bè vào neo đậu tránh bão. Các âu tàu mới cũng đang được xây dựng tại các đảo trong đợt bồi đắp từ cuối năm 2021 bao gồm Nam Yết, Sơn Ca, Phan Vinh, Trường Sa Đông.
Viễn thông
[sửa | sửa mã nguồn]Tập đoàn Viettel đã lắp đặt một số trạm phát sóng tại huyện đảo Trường Sa. Phạm vi phủ sóng của các trạm là cách các đảo/đá 20 km và còn cho phép truy cập Internet không dây công nghệ EDGE 2,75G[25].
Giáo dục
[sửa | sửa mã nguồn]Huyện đảo Trường Sa đã có 4 trường tiểu học ở các đảo: Trường Sa, Song Tử Tây, Sinh Tồn và Đá Tây A tiếp nhận các học sinh từ mẫu giáo đến lớp 5. Học sinh học muốn học các cấp cao hơn phải vào đất liền để học tiếp.[26]
Văn hóa
[sửa | sửa mã nguồn]Lịch sử
[sửa | sửa mã nguồn]Tháng 7 năm 1927, tàu de Lanessan của Pháp tiến hành một cuộc khảo sát khoa học trên quần đảo Trường Sa.[27][28] Tháng 4 năm 1930, Pháp gửi tàu thông báo la Malicieuse đến quần đảo và treo quốc kỳ Pháp trên một gò đất cao thuộc île de la Tempête (đảo Trường Sa);[29] tuy nhiên, dù nhìn thấy ngư dân Trung Quốc trên đảo này nhưng Pháp không tìm cách trục xuất họ.[30] Ngày 23 tháng 9, Pháp thông báo cho các cường quốc khác rằng Pháp đã chiếm quần đảo Trường Sa.[27]
Ngày 14 tháng 3 năm 1933, Pháp cho đội tàu gồm Malicieuse, tàu pháo Arlete và hai tàu thủy văn Astrobale và de Lanessan từ Sài Gòn đến đảo Trường Sa và hàng loạt địa điểm khác như đá Chữ Thập, cụm rạn Luân Đôn, bãi san hô Tizard, bãi san hô Loại Ta, cụm rạn Thị Tứ và rạn Nguy Hiểm phía Bắc.[29] Tại từng địa điểm đi qua, người Pháp đã tổ chức nghi lễ chiếm hữu các đảo chính thuộc nơi đó. Ngày 26 tháng 7, Bộ Ngoại giao Pháp ra bản thông tri về hành động trên, kèm theo danh sách liệt kê tên các đảo đã chiếm hữu cùng tọa độ, bao gồm:
- Hải đảo Spratly (đảo Trường Sa, chiếm ngày 13 tháng 4 năm 1930),
- Tiểu đảo Caye-d'Amboine (đảo An Bang, 7 tháng 4 năm 1933),
- Tiểu đảo Itu-Aba (đảo Ba Bình, 10 tháng 4 năm 1933),
- Nhóm Hai Đảo (Groupe de Deux-îles tức Song Tử Đông và Song Tử Tây, 10 tháng 4 năm 1933),
- Tiểu đảo Loaito (Loại Ta, 11 tháng 4 năm 1933),
- Hải đảo Thi-Tu (Thị Tứ, 12 tháng 4 năm 1933)
và các tiểu đảo phụ thuộc từng đảo này.[31]
Từ ngày 24 tháng 7 đến ngày 25 tháng 9, Pháp lần lượt thông báo cho các quốc gia có thể có lợi ích tại Trường Sa biết về hành động của Pháp. Theo bạch thư của Việt Nam Cộng hòa thì ngoại trừ Nhật Bản, tất cả các nước được thông báo đều không có lời nào phản đối Pháp; Trung Hoa Dân Quốc, Hà Lan (đang kiểm soát Indonesia) và Hoa Kỳ cũng đều giữ im lặng.[29][Ghi chú 1] Ngày 21 tháng 12 năm 1933, thống đốc Nam Kỳ Jean-Félix Krautheimer ký Nghị định số 4702-CP sáp nhập số đảo trên và "các đảo phụ thuộc" vào địa phận tỉnh Bà Rịa thuộc Liên bang Đông Dương.[32] Sáu năm sau, Thứ trưởng Ngoại giao Anh Quốc là Butter tuyên bố rằng Pháp đã thực thi đầy đủ chủ quyền trên quần đảo.[33]
Ngày 22 tháng 10 năm 1956, Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm ký sắc lệnh số 143-NV đổi tên các tỉnh thành miền Nam Việt Nam, theo đó tỉnh Bà Rịa được đổi thành tỉnh Phước Tuy, đồng thời xác định "Trường Sa (Spratley)" (nguyên văn) thuộc tỉnh Phước Tuy.[34]
Ngày 6 tháng 9 năm 1973, Bộ Nội vụ Việt Nam Cộng hòa ký nghị định số 420-BNV/HCĐP/26 sáp nhập các đảo Trường Sa, An Bang, Thái Bình (nguyên văn), Song Tử Đông, Song Tử Tây, Loại Ta, Thị Tứ, Nam Ai (nguyên văn), Sinh Tồn và các đảo phụ cận vào xã Phước Hải, quận Đất Đỏ, tỉnh Phước Tuy.[35]
Ngày 9 tháng 12 năm 1982, Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký quyết định số 193/HĐBT thành lập huyện Trường Sa thuộc tỉnh Đồng Nai bao gồm toàn bộ khu vực quần đảo Trường Sa trước đó thuộc huyện Long Đất.[36] Ngày 28 tháng 12 năm 1982, Quốc hội khóa VII ra nghị quyết sáp nhập huyện Trường Sa vào tỉnh Phú Khánh.[37]
Ngày 1 tháng 7 năm 1989, tỉnh Phú Khánh được tách ra thành hai tỉnh là Phú Yên và Khánh Hòa. Huyện đảo Trường Sa trực thuộc tỉnh Khánh Hòa.
Ngày 11 tháng 4 năm 2007, Chính phủ Việt Nam thành lập thị trấn Trường Sa và hai xã Song Tử Tây và Sinh Tồn thuộc huyện Trường Sa. Các thị trấn và xã này được thành lập trên cơ sở các hòn đảo cùng tên và các đảo, đá, bãi phụ cận.[38]
Xem thêm
[sửa | sửa mã nguồn]Ghi chú
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Zou (2005) viết rằng sự kiện 1933 đã bị Trung Hoa Dân Quốc phản đối (Zou 2005, tr. 49 ).
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Ông Lê Đình Hải giữ chức Chủ tịch UBND huyện Trường Sa, 23 tháng 12 năm 2018, Báo Khánh Hòa
- ^ a b Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở trung ương. “Dân số đến 01 tháng 4 năm 2019 - tỉnh Khánh Hòa”. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2020.
- ^ Tổng cục Thống kê
- ^ Những điều cần biết về hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và khu vực thềm lục địa phía nam (DK1). Cục Chính trị, Bộ Tư lệnh Hải quân (Việt Nam). 2011.
- ^ “"Trường Sa ngày nay" - bộ sách ảnh quý giá”. 18 tháng 4 năm 2012. Truy cập ngày 2 tháng 9 năm 2012.
- ^ “Nghị định số 65/2007/NĐ-CP”. Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp (Việt Nam). Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 11 năm 2012. Truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2012.Lưu trữ bởi WebCite® vào ngày 13 tháng 11 năm 2012 tại.
- ^ “Kết quả toàn bộ Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam năm 2009”. Tổng cục Thống kê (Việt Nam). Truy cập ngày 2 tháng 9 năm 2012.
- ^ “Trường Sa không xa kỳ cuối: Điểm tựa cho ngư dân bám biển”.
- ^ a b c d “Những thầy thuốc mặc áo lính trên quần đảo Trường Sa”.
- ^ a b “Tấm lòng bác sĩ ở Trường Sa”.
- ^ “Bệnh xá đảo Sinh Tồn kịp thời cấp cứu ngư dân bị viêm ruột thừa”. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 29 tháng 8 năm 2021.
- ^ Trước đây là Bệnh xá đảo Trường Sa, được đầu tư xây dựng mới năm 2018 từ nguồn kinh phí từ báo Tuổi Trẻ, Bệnh viện Quân y 175 và Quân chủng Hải quân
- ^ “Khánh thành Trung tâm Y tế thị trấn Trường Sa”.
- ^ “Khánh thành Trung tâm Y tế thị trấn Trường Sa”.
- ^ “Bệnh viện 175 với công tác y tế biển đảo”.
- ^ “Giới thiệu Bệnh xá đảo Song Tử Tây”.
- ^ “Đoàn công tác Trường Sa, Bệnh viện Quân y 103 lên đường làm nhiệm vụ năm 2020”.
- ^ “Sẽ xây bệnh xá trên đảo Đá Tây A”. Tuổi trẻ Online. 7 tháng 3 năm 2017. Truy cập ngày 16 tháng 4 năm 2024.
- ^ “Bệnh viện Quân y 4: Chỉ đạo thành công ca mổ ruột thừa cho cán bộ đang làm nhiệm vụ ở quần đảo Trường Sa”.
- ^ “Kíp quân y giỏi trên đảo Phan Vinh”.
- ^ “Quân y đảo Phan Vinh cấp cứu thành công bệnh nhân viêm ruột thừa cấp”.
- ^ “Bệnh viện Quân y 7A: Hướng tới phát triển Kỹ thuật cao với tự chủ tài chính”.
- ^ “KỲ 8: Những thầy thuốc khoác áo xanh trên đảo”. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 24 tháng 8 năm 2021.
- ^ “BỆNH VIỆN QUÂN Y 105 TỔ CHỨC GẶP MẶT 27 NĂM CÁC TỔ CÔNG TÁC TẠI ĐẢO SINH TỒN ĐÔNG, QUẦN ĐẢO TRƯỜNG SA”.
- ^ Văn Phong (25 tháng 4 năm 2011). “Sóng di động nối gần Trường Sa với đất mẹ”. Báo điện tử Quân đội Nhân dân. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2012.Lưu trữ bởi WebCite® tại.
- ^ “Trồng người nơi muôn trùng sóng”. Báo điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam. 30 tháng 5 năm 2023. Truy cập ngày 5 tháng 7 năm 2023.
- ^ a b Chemillier-Gendreau 2000, tr. 38.
- ^ Nguyễn 2002, tr. 100.
- ^ a b c “White Paper on the Hoang Sa (Paracel) and Truong Sa (Spratly) Islands (1975) [Sách trắng về quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa (1975)] [phần trích 1]” (bằng tiếng Anh). Ministry of Foreign Affairs (Republic of Vietnam) [Bộ Ngoại giao Việt Nam Cộng hoà]. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 7 tháng 9 năm 2012.Lưu trữ bởi WebCite® tại
- ^ Kelly 1999.
- ^ Trần 1975, tr. 276-277.
- ^ “Quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh Bà Rịa (1933)”. Trang thông tin điện tử về Biên giới lãnh thổ. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 11 năm 2012. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2012.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)Lưu trữ bởi WebCite® vào ngày 13 tháng 11 năm 2012 tại .
- ^ “White Paper on the Hoang Sa (Paracel) and Truong Sa (Spratly) Islands (1975) [Sách trắng về quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa (1975)] [phần trích 2]” (bằng tiếng Anh). Ministry of Foreign Affairs (Republic of Vietnam) [Bộ Ngoại giao Việt Nam Cộng hoà]. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 7 tháng 9 năm 2012.Lưu trữ bởi WebCite® tại.
- ^ Nguyễn Nhã (2002). Quá trình xác lập chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. tr. 109.
- ^ “A number historical and juridical documents on Vietnam's sovereignty over the Truong Sa and Hoang Sa archipelagoes- Part 3”. Cục Thông tin Đối ngoại (Việt Nam). 21 tháng 10 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 11 năm 2012. Truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2012.
- ^ “Quyết định của Hội đồng Bộ trưởng số 193/HĐBT ngày 9 tháng 12 năm 1982 về việc thành lập huyện Trường Sa thuộc tỉnh Đồng Nai”. Hội đồng Bộ trưởng (Việt Nam). 9 tháng 12 năm 1982. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 12 năm 2012. Truy cập ngày 18 tháng 9 năm 2012.
- ^ “Nghị quyết của Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam ngày 28 tháng 12 năm 1982 về việc sáp nhập huyện Trường Sa thuộc tỉnh Đồng Nai vào tỉnh Phú Khánh”. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam. 28 tháng 12 năm 1982. Truy cập ngày 18 tháng 9 năm 2012.
- ^ “Nghị định số 65/2007/NĐ-CP”. Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 11 năm 2012. Truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2012.Lưu trữ bởi WebCite® vào ngày 13 tháng 11 năm 2012 tại.
Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn]- Ảnh chụp bia chủ quyền do Việt Nam Cộng hoà dựng tại đảo Song Tử Tây[liên kết hỏng], báo Đại đoàn kết
- Bầu cử sớm ĐBQH khoá XII tại huyện đảo Trường Sa và Bạch Long Vĩ, báo Lao động, ngày 14 tháng 5 năm 2007
- Thầy trò trên đảo Trường Sa, báo Tuổi Trẻ, ngày 4 tháng 5 năm 2008