Bước tới nội dung

Trò chơi nhập vai chiến thuật

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Trò chơi nhập vai chiến thuật[1][2][3][4] (viết tắt là TRPG tức RPG chiến thuật), hay Trò chơi nhập vai chiến lược, ở Nhật Bản còn được gọi là RPG giả lập[a] (viết tắt SRPG), là một thể loại trò chơi điện tử kết hợp các yếu tố cốt lõi của trò chơi điện tử nhập vai với yếu tố chiến thuật (theo lượt hoặc thời gian thực) của trò chơi điện tử chiến lược. Các định dạng của game nhập vai chiến thuật gần giống như trò chơi nhập vai trên bàntrò chơi chiến lược truyền thống cả về diện mạo, nhịp độ và cấu trúc quy tắc. Tương tự như vậy, các trò chơi nhập vai trên bàn ban đầu có nguồn gốc từ trò chơi giao tranh như Chainmail, chủ yếu liên quan đến chiến đấu.

Thiết kế trò chơi

[sửa | sửa mã nguồn]

Thể loại con của trò chơi điện tử nhập vai này chủ yếu đề cập đến các trò chơi kết hợp các yếu tố từ trò chơi điện tử chiến lược như một sự thay thế cho trò chơi nhập vai (RPG) truyền thống. Giống như các game nhập vai thông thường, người chơi thường sẽ điều khiển một nhóm nhân vật ít người và chiến đấu với một nhóm kẻ địch tương tự. Và giống như các game nhập vai khác, cái chết thường chỉ là tạm thời. Nhưng thể loại này còn kết hợp lối chơi chiến lược, như di chuyển chiến thuật trên nền lưới đẳng áp. Không giống như các game nhập vai truyền thống thường chỉ có một người chơi, một số game nhập vai chiến thuật có tính năng nhiều người chơi, chẳng hạn như Final Fantasy Tactics.[5]

Một sự khác biệt rõ rệt giữa game RPG chiến thuật và game RPG truyền thống là thiếu tính khám phá;[6] chẳng hạn, Final Fantasy Tactics loại bỏ phần khám phá của người thứ ba về các thị trấn và dungeon thường thấy trong trò chơi Final Fantasy.[7] Trong Final Fantasy Tactics, thay vì khám phá thì game lại tập trung vào việc vạch ra chiến lược chiến đấu. Người chơi có thể xây dựng và đào tạo nhân vật để sử dụng trong trận chiến, sử dụng các lớp nhân vật khác nhau, bao gồm chiến binh và những người có thể sử dụng phép thuật, tùy thuộc vào trò chơi. Các nhân vật thường nhận được điểm kinh nghiệm từ trận chiến và phát triển mạnh hơn, đồng thời được thưởng điểm kinh nghiệm phụ, có thể dùng để thăng cấp với các lớp nhân vật cụ thể.[7] Các trận chiến có các điều kiện chiến thắng cụ thể, chẳng hạn như đánh bại tất cả kẻ địch hoặc sống sót sau một số lượt nhất định, mà người chơi cần phải hoàn thành để mở ra bản đồ tiếp theo. Giữa các trận chiến, người chơi có thể truy cập vào nhân vật của mình để trang bị, thay đổi lớp, huấn luyện...tùy thuộc vào trò chơi.[7]

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Một số trò chơi điện tử nhập vai ban đầu sử dụng hình thức chiến đấu chiến thuật, chẳng hạn như Tunnels of Doom (1982)[8]Ultima III: Exodus (1983),[9] cũng như The Dragon and Princess (1982)[10]Bokosuka Wars (1983),[11] tgiới thiệu cách chiến đấu theo nhóm cho thị trường Mỹ và Nhật Bản. Hơn nữa, game nhập vai chiến thuật là hậu duệ của trò chơi nhập vai trên bàntrò chơi chiến tranh, chẳng hạn như Dungeons & DragonsChainmail, chủ đã mang tính chiến thuật yếu ngay từ ban đầu.[12][Note 1] Tuy nhiên, phần lớn sự phát triển của game nhập vai chiến thuật sẽ khác nhau, và thuật ngữ "game nhập vai chiến thuật" đôi khi chỉ được dành cho những tựa game được tạo ra ở Nhật Bản.

  1. ^ tiếng Nhật: シミュレーションRPG, Hepburn: Shimyurēshon RPG
  1. ^ Tìm hiểu sâu hơn nữa, người ta phát hiện ra rằng các trò chơi chiến tranh như KriegspielChainmail chính là hậu duệ của các trò chơi chiến lược cổ truyền thống như cờ vuasaturanga.[13][14]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Chaos Wars”. GameSpot. Truy cập ngày 26 tháng 11 năm 2007.
  2. ^ “Search results for '"tactical role-playing"'. GameSpot. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 6 năm 2017. Truy cập ngày 26 tháng 11 năm 2007.
  3. ^ “Search results for '"tactical RPG"'. GameSpot. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 26 tháng 11 năm 2007.
  4. ^ “Hammer & Sickle”. IGN. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 5 năm 2005. Truy cập ngày 26 tháng 11 năm 2007.
  5. ^ “Final Fantasy Tactics Getting Multiplayer”. IGN. 14 tháng 3 năm 2007. Truy cập ngày 10 tháng 3 năm 2019.
  6. ^ “Playing Roles: On Tactical-RPGs”. TechRaptor. 21 tháng 8 năm 2015. Truy cập ngày 10 tháng 3 năm 2019.
  7. ^ a b c Hollinger, Elizabeth; Ratkos, James (1997). Final Fantasy Tactics Official Strategy Guide. Prima Games. tr. 1. ISBN 0-7615-3733-3.
  8. ^ Barton, Matt. “Review: Texas Instruments' "Tunnels of Doom" (1982)”. Armchair Arcade. Armchair Arcade, Inc. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 10 năm 2017. Truy cập ngày 2 tháng 10 năm 2017.
  9. ^ Barton, Matt (23 tháng 2 năm 2007). “The History of Computer Role-Playing Games Part 1: The Early Years (1980-1983)”. Gamasutra. tr. 4. Truy cập ngày 5 tháng 9 năm 2010.
  10. ^ “Dark Age of JRPGs (1): The Dragon & Princess (1982)”. blog.hardcoregaming101.net. Truy cập ngày 16 tháng 8 năm 2018.
  11. ^ “VC ボコスカウォーズ”. www.nintendo.co.jp. Truy cập ngày 16 tháng 8 năm 2018.
  12. ^ Barton, Matt (2008). Dungeons & Desktops: The History of Computer Role-Playing Games. A K Peters, Ltd. tr. 12. ISBN 978-1-56881-411-7. Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2010.
  13. ^ Jon Peterson (2012), Playing at the World: A History of Simulating Wars, People and Fantastic Adventures, from Chess to Role-Playing Games
  14. ^ “Wargames 1a: A Brief History of Wargames”. faculty.virginia.edu. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 5 năm 2003. Truy cập ngày 16 tháng 8 năm 2018.