Tiếng Okinawa
Tiếng Okinawa | |
---|---|
沖縄口/ウチナーグチ Uchinaaguchi | |
Phát âm | [ʔut͡ɕinaːɡut͡ɕi] |
Sử dụng tại | Nhật Bản |
Khu vực | Quần đảo Okinawa |
Tổng số người nói | 980.000 (2000) |
Phân loại | Nhật Bản
|
Hệ chữ viết | Hệ thống chữ viết tiếng Okinawa, Hệ thống chữ viết tiếng Nhật, Rōmaji |
Mã ngôn ngữ | |
ISO 639-3 | ryu |
Glottolog | cent2126 [1] |
Linguasphere | 45-CAC-ai |
(Nam–Trung) Okinawa, tức Shuri–Naha | |
ELP | South-Central Okinawan |
Tiếng Okinawa (沖縄語 (沖繩語) (Xung Thằng Ngữ)/ おきなわご/ オキナワゴ Okinawago) hay tiếng Okinawa trung bộ(沖縄口, ウチナーグチ, Uchināguchi, [ʔut͡ɕinaːɡut͡ɕi]) là một ngôn ngữ Lưu Cầu được nói chủ yếu ở nửa nam đảo Okinawa, cũng như những đảo xung quanh bao gồm Kerama, Kumejima, Tonaki, Aguni, và một vài đảo nhỏ.[3] Tiếng Okinawa trung bộ khác biệt với ngôn ngữ tại bắc Okinawa, được gọi là tiếng Kunigami. Cả hai đều được UNESCO phân loại là ngôn ngữ bị đe dọa trong Atlas of the World's Languages in Danger.[4]
Dù chính tiếng Okinawa cũng bao gồm một số phương ngữ,[5] dạng nói ở Shuri-Naha thường được xem là dạng chuẩn,[6] do nó từng được sử dụng một cách chính thức vào thời vương quốc Lưu Cầu[7] từ đời vua Shō Shin (1477–1526). Hơn nữa, do cố đô Shuri được xây xung quanh hoàng cung, nó trở thành dạng chuẩn văn học,[7][6] mà từ đó thơ ca Ryukyu có cơ sở để phát triển rực rỡ.
Sau khi Okinawa trở thành một phần của Nhật Bản, tiếng Okinawa không còn được xem là một ngôn ngữ riêng, mà thường được gọi là phương ngôn Okinawa (沖縄方言 (Xung Thằng phương ngôn) Okinawa hōgen) hay nhóm phương ngôn Trung-Nam Okinawa (沖縄中南部諸方言 (Xung Thằng trung-nam bộ chư phương ngôn) Okinawa Chūnanbu Sho hōgen). Người nói tiếng Okinawa đang trong một quá trình chuyển sang nói tiếng Nhật, do tiếng Okinawa đang ngày càng ít được sử dụng. Người Okinawa dần đồng hoá vào người Nhật và chấp nhận tiếng Nhật chuẩn do sự tương đồng giữa hai ngôn ngữ, hệ thống giáo dục và truyền thông tiếng Nhật, cũng như sự thông thương và giao tiếp xã hội với người Nhật tại những đảo chính.[8] Tiếng Okinawa vẫn là ngôn ngữ nói của nhiều người lớn tuổi. Nó vẫn đang được lưu giữ trong những ca khúc truyền thống, và trong một loại hình sân khấu địa phương tên là uchinaa shibai, khắc họa phong tục tập quán Okinawa.[9]
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Trung Okinawa”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
- ^ Mimizun.com 2005, Comment #658 – 45-CAC-ai ở phần lớn miền trung Okinawa, gồm Shuri (Naha), Ginowan và Nishihara; 45-CAC-aj ở mạn năm đảo Okinawa, gồm Itoman, Mabuni và Takamine; 45-CAC-ak ở vùng miền tây đảo Okinawa, gồm quần đảo Kerama, Kumejima và Aguni.
- ^ Lewis 2009.
- ^ Moseley 2010.
- ^ Kerr 2000, tr. xvii.
- ^ a b Brown & Ogilvie 2008, tr. 908.
- ^ a b Kaplan 2008, tr. 130.
- ^ Noguchi 2001, tr. 87.
- ^ Noguchi 2001, tr. 76.
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- (bằng tiếng Nhật) “民族、言語、人種、文化、区別スレ”. Mimizun.com. ngày 31 tháng 8 năm 2005. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2010.[nguồn không đáng tin?]
- Moseley, Christopher (2010). “Atlas of the World's Languages in Danger” (ấn bản thứ 3). UNESCO Publishing. Truy cập ngày 25 tháng 12 năm 2010.
- Kerr, George H. (2000). Okinawa, the history of an island people. Tuttle Publishing. ISBN 978-0-8048-2087-5.
- Brown, Keith; Ogilvie, Sarah (2008). Concise encyclopedia of languages of the world. Elsevier. ISBN 978-0-08-087774-7.
- Kaplan, Robert B. (2008). Language Planning and Policy in Asia: Japan, Nepal, Taiwan and Chinese characters. Multilingual Matters. ISBN 978-1-84769-095-1.
- Noguchi, Mary Goebel; Fotos, Sandra (2001). Proto-Japanese: issues and prospects. Multilingual Matters. ISBN 978-1-85359-490-8.
- Miyara, Shinsho (2009). “Two Types of Nasal in Okinawa” (PDF). 言語研究(Gengo Kenkyu). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 14 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 25 tháng 12 năm 2010.
- Curry, Stewart A. (2004). Small Linguistics: Phonological history and lexical loans in Nakijin dialect Okinawan. Ph.D. - East Asian Languages and Literatures (Japanese), University of Hawaii at Manoa.
- Takara, Kurayoshi (1994–1995). “King and Priestess: Spiritual and Political Power in Ancient Ryukyu” (PDF). The Ryukyuanist (27). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 27 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 23 tháng 1 năm 2011.
- Ishikawa, Takeo (tháng 4 năm 2002). 新しいまちづくり豊見城市 (PDF). しまてぃ (bằng tiếng Nhật) (21). Truy cập ngày 14 tháng 3 năm 2011.[liên kết hỏng]
- (bằng tiếng Nhật) Worldwide Heritages in Okinawa: Tamaudun. 沖縄スタイル. 枻出版社. ngày 10 tháng 7 năm 2005. ISBN 978-4-7779-0333-7. Truy cập ngày 14 tháng 3 năm 2011.[nguồn không đáng tin?]
- Kodansha – encyclopedia of Japan. 6. Kodansha. 1983. ISBN 978-0-87011-626-1.
- Working papers in linguistics. 9. Dept. of Linguistics, University of Hawaii. 1977.[nguồn không đáng tin?]
- “King Shunten 1187-1237”. Okinawa Prefectural Government. 2003. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 9 năm 2008. Truy cập ngày 14 tháng 3 năm 2011.
- Tanji, Miyume (2006). Myth, protest and struggle in Okinawa. Taylor & Francis. ISBN 978-0-415-36500-0.
- Noguchi, M.G. (2001). Studies in Japanese Bilungualism. Multilingual Matters Ltd. ISBN 978-1853594892.
- Davis, Christopher (2013). “The Role of Focus Particles in Wh-Interrogatives: Evidence from a Southern Ryukyuan Language” (PDF). University of the Ryukyus. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 20 tháng 4 năm 2014. Truy cập ngày 19 tháng 4 năm 2014.
Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn]- 首里・那覇方言概説(首里・那覇方言音声データベース) Lưu trữ 2018-08-31 tại Wayback Machine