Tiếng Lô Lô
Lô Lô (Nuosu) | |
---|---|
ꆈꌠ꒿ Nuosuhxop | |
Sử dụng tại | Trung Quốc Việt Nam |
Khu vực | Nam Tứ Xuyên, bắc Vân Nam |
Tổng số người nói | 2 triệu (thống kê 2000)[1] |
Dân tộc | Người Lô Lô |
Phân loại | Hán-Tạng
|
Dạng chuẩn | Phương ngữ Lương Sơn
|
Hệ chữ viết | Hệ chữ âm tiết tiếng Lô Lô, trước đây là văn tự từ phù tiếng Lô Lô |
Mã ngôn ngữ | |
ISO 639-1 | ii |
ISO 639-2 | iii |
ISO 639-3 | iii |
Glottolog | [2] sich1238[2] [3] |
Tiếng Lô Lô hoặc Nuosu (Nuosu: ꆈꌠ꒿: Nuosuhxop) là ngôn ngữ uy tín của người Lô Lô. Tiếng Lô Lô là một ngôn ngữ thuộc ngữ tộc Tạng-Miến trong ngữ hệ Hán-Tạng [1][2].
Tại Trung Quốc gọi là người Di với các nhánh Bắc Di, Di Lãnh Sơn, Di Tứ Xuyên,... với dân số 7,77 triệu người. Nuosu đã được chính phủ Trung Quốc lựa chọn là ngôn ngữ Di chuẩn (bằng tiếng phổ thông: Di yǔ, 彝語 / 彝语, Di ngữ) và nó là ngôn ngữ duy nhất được giảng dạy trong các trường học, cả ở dạng nói và viết của mình.
Tại Việt Nam có 4.541 người Lô Lô sống chủ yếu ở miền bắc, theo số liệu điều tra dân số năm 2009.
Tiếng Lô Lô được khoảng 2 triệu người nói và đang gia tăng, trong đó 60% là đơn ngữ. Nuosu là tên gốc cho ngôn ngữ riêng của người Lô Lô, và không có mặt trong tiếng Trung Quốc; mặc dù đôi khi nó có thể được viết theo cách phát âm (Nuòsūyǔ 诺苏语 / 諾蘇語, Nặc Tô ngữ) trong đó các ký tự Trung Quốc cho rằng Nặc Tô không mang ý nghĩa.
Ngôn ngữ
[sửa | sửa mã nguồn]Chính phủ Trung Quốc công nhận sáu ngôn ngữ có tên chung là tiếng Lô Lô nhưng không thông hiểu lẫn nhau, từ nhóm ngôn ngữ Lô Lô:[4]
- Bắc Di (Nuosu 诺苏, Nặc Tô)
- Tây Di (Lalo 腊罗, Lạp La)
- Trung Di (Lolopo 倮倮泼, Loã Loã Bát)
- Nam Di (Nisu 尼苏, Ni Tô)
- Đông Nam Di (Sani 撒尼, Tát Ni)
- Đông Di (Nasu 纳苏, Nạp Tô).
Bắc Di là nhóm lớn nhất với khoảng hai triệu người nói và là nền tảng cho văn liệu ngôn ngữ học. Nó là một ngôn ngữ phân tích.[5] Ngoài ra còn có các ngôn ngữ Di của Việt Nam sử dụng chữ Lô Lô, như tiếng Mantsi.
Nhiều người Di ở Vân Nam, Quý Châu và Quảng Tây biết tiếng Trung Quốc, và thường xuyên chuyển đổi qua lại giữa tiếng Di và tiếng Trung Quốc.
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ a b Nuosu at Ethnologue, 18th ed., 2015. Truy cập 12/12/2017.
- ^ a b Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin, eds. (2017). "Sichuan Yi". Glottolog 3.1. Jena, Germany: Max Planck Institute for the Science of Human History. Truy cập 12/12/2017.
- ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). [2] “Di Tứ Xuyên”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology. ref stripmarker trong
|chapter-url=
tại ký tự số 51 (trợ giúp) - ^ Andrew West, The Yi People and Language
- ^ 向晓红; 曹幼南 (2006). “英语和彝语的语法比较研究”. -西南民族大学学报(人文社科版). doi:10.3969/j.issn.1004-3926.2006.08.014.