Tiếng Lingala
Lingala | |
---|---|
TiếngNgala | |
lingála | |
Sử dụng tại | Cộng hòa Dân chủ Congo, Cộng hòa Congo, Cộng hòa Trung Phi, Angola |
Khu vực | Sông Congo |
Tổng số người nói | Người bản ngữ: ước tính 10-15 triệu người (2017) Người nói L2: khoảng 25 triệu người (2017) |
Phân loại | Niger-Congo
|
Phương ngữ | |
Địa vị chính thức | |
Ngôn ngữ chính thức tại | Cộng hòa Dân chủ Congo, Cộng hòa Congo |
Mã ngôn ngữ | |
ISO 639-1 | ln |
ISO 639-2 | lin |
ISO 639-3 | lin |
Glottolog | ling1263 [1] |
Linguasphere | 99-AUI-f |
Bản đồ phân bố người nói tiếng Lingala, vùng người bản ngữ màu xanh đậm | |
C30B [2] | |
Tiếng Lingala (Ngala) là một ngôn ngữ Bantu nói rộng khắp miền tây bắc Cộng hòa Dân chủ Congo cùng một phần lớn Cộng hòa Congo. Ngoài ra, còn có người nói tiếng Lingala ở Angola và Cộng hòa Trung Phi.
Lịch sử
[sửa | sửa mã nguồn]Hồi thế kỷ XIX, trước khi Nhà nước Tự do Congo ra đời, người Bangala ('người sông') là tập hợp các tộc người Bantu sinh sống giao thương dọc một góc sông Congo, từ Irebu ở cửa sông Ubangi đến sông Mongala. Họ nói nhiều ngôn ngữ tương tự nhau (ví dụ, tiếng Losengo), song ngôn ngữ của thông thương là tiếng Bangi. Do vậy, người dân sống kế người Bangala lầm tưởng rằng tiếng Bangi là ngôn ngữ của người Bangala, đặt cho nó cái tên Lingala, kết quả là những nhà truyền giáo châu Âu cũng theo lệ này.
Vào hai thập niên cuối thế kỷ XIX, sau khi lực lượng Leopold II của Bỉ chiếm cứ được vùng này và bắt đầu khai thác tài nguyên, tầm sử dụng tiếng Bangi càng mở rộng. Chính quyền thực dân lấy tiếng Bangi làm ngôn ngữ hành chính. Dạng tiếng Bangi này được đơn giản hoá (so với các ngôn ngữ Bantu địa phương khác) ở ngữ pháp, hình thái và số âm vị, theo đó là sự tiếp nhận từ mượn. Điều này cho phép nó dễ dàng lan rộng trong quần chúng nhân dân Congo.
Chừng năm 1900, các nhà truyền giáo CICM bắt đầu tìm cách "thanh lọc" tiếng Lingala nhằm làm nó "thuần Bantu" trở lại.
Tầm quan trọng của tiếng Lingala như một ngôn ngữ nói được nâng lên theo tầm quan trọng của hai trung tâm kinh tế-chính trị trong vùng: Kinshasa và Brazzaville.
Âm vị học
[sửa | sửa mã nguồn]Nguyên âm
[sửa | sửa mã nguồn]Trước | Sau | |
---|---|---|
Đóng | i | u |
Nửa đóng | e | o |
Nửa mở | ɛ | ɔ |
Mở | a |
IPA | Ví dụ (IPA) | Ví dụ (văn viết) | Nghĩa | Ghi chú |
---|---|---|---|---|
i | /lilála/ | lilála | (màu) cam, (cây) cam | |
u | /kulutu/ | kulútu | người lớn (tuổi) | |
e | /eloᵑɡi/ | elongi | mặt | |
o | /mobáli/ | mobáli | nam, trai | phát âm hơi cao hơn so với o thường: [o̝] |
ɛ | /lɛlɔ́/ | lɛlɔ́ | hôm nay | |
ɔ | /ᵐbɔ́ᵑɡɔ/ | mbɔ́ngɔ | tiền | |
a | /áwa/ | áwa | ở đây |
Phụ âm
[sửa | sửa mã nguồn]Môi | Chân răng | Sau chân răng |
Vòm | Ngạc mềm | ||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Mũi | m | n | ɲ | |||||||
Tắc | p | b | t | d | k | g | ||||
Xát | f | v | s | z | ʃ | (ʒ) | ||||
Tiếp cận | w | l | j |
IPA | Ví dụ (IPA) | Ví dụ (văn viết) | Meaning |
---|---|---|---|
p | /napɛ́si/ | napɛ́sí | tôi cho |
ᵐp | /ᵐpɛᵐbɛ́ni/ | mpɛmbɛ́ni | gần |
b | /boliᵑɡo/ | bolingo | yêu |
ᵐb | /ᵐbɛlí/ | mbɛlí | dao |
t | /litéja/ | litéya | bài học |
ⁿt | /ⁿtɔ́ᵑɡɔ́/ | ntɔ́ngó | bình minh |
d | /daidai/ | daidai | dính |
ⁿd | /ⁿdeko/ | ndeko | anh em, họ hàng |
k | /mokɔlɔ/ | mokɔlɔ | ngày |
ᵑk | /ᵑkóló/ | nkóló | (người) chủ |
ɡ | /ɡalamɛ́lɛ/ | galamɛ́lɛ | ngữ pháp |
ᵑɡ | /ᵑɡáí/ | ngáí | tôi |
m | /mamá/ | mamá | mẹ |
n | /bojini/ | boyini | ghét |
ɲ | /ɲama/ | nyama | động vật |
f | /fɔtɔ́/ | fɔtɔ́ | ảnh, hình |
v | /veló/ | veló | xe đạp |
s | /sɔ̂lɔ/ | sɔ̂lɔ | thực sự |
ⁿs | /ɲɔ́ⁿsɔ/ | nyɔ́nsɔ | tất cả |
z | /zɛ́lɔ/ | zɛ́lɔ | cát |
ⁿz | /ⁿzáᵐbe/ | nzámbe | thần, thánh, chúa |
ʃ | /ʃakú/ | cakú hay shakú | vẹt xám châu Phi |
l | /ɔ́lɔ/ | ɔ́lɔ | (kim loại) vàng |
j | /jé/ | yé | anh/cô ta [tân ngữ] |
w | /wápi/ | wápi | đâu, ở đâu |
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Lingala”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
- ^ Jouni Filip Maho, 2009. New Updated Guthrie List Online
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- Van Everbroeck, René C.I.C.M. (1985) Lingala – Malóba ma lokóta/Dictionnaire. Editions l'Epiphanie. B.P. 724 LIMETE (Kinshasa).
- Edama, Atibakwa Baboya (1994) Dictionnaire bangála–français–lingála. Agence de Coopération Culturelle et Technique SÉPIA.
- Etsio, Edouard (2003) Parlons lingala / Tobola lingala. Paris: L'Harmattan. ISBN 2-7475-3931-8
- Bokamba, Eyamba George et Bokamba, Molingo Virginie. Tósolola Na Lingála: Let's Speak Lingala (Let's Speak Series). National African Language Resource Center (ngày 30 tháng 5 năm 2005) ISBN 0-9679587-5-X
- Guthrie, Malcolm & Carrington, John F. (1988) Lingala: grammar and dictionary: English-Lingala, Lingala-English. London: Baptist Missionary Society.
- Meeuwis, Michael (1998) Lingala. (Languages of the world vol. 261). München: LINCOM Europa. ISBN 3-89586-595-8
- Meeuwis, Michael (2010) A Grammatical Overview of Lingála. (Lincom Studies in African Linguistics vol. 81). München: LINCOM Europa. ISBN 978-3-86288-023-2.
- Samarin, William J. (1990) 'The origins of Kituba and Lingala', Journal of African Languages and Linguistics, 12, 47-77.
- Bwantsa-Kafungu, J'apprends le lingala tout seul en trois mois'. Centre de recherche pédagogique, Centre Linguistique Théorique et Appliquée, Kinshasa 1982.
- Khabirov, Valeri. (1998) "Maloba ma nkota Russ-Lingala-Falanse. Русско-лингала-французский словарь". Moscow: Institute of Linguistics-Russian Academy of Sciences (соавторы Мухина Л.М., Топорова И.Н.), 384 p.
- Weeks, John H. (Jan–Jun 1909). “Anthropological Notes on the Bangala of the Upper Congo River”. Journal of the Royal Anthropological Institute (– Scholar search)
|format=
cần|url=
(trợ giúp). 39: 97–136. doi:10.2307/2843286. hdl:2027/umn.31951002029415b. JSTOR 2843286. weeks1909.