Bước tới nội dung

Tiếng Evenk

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Tiếng Evenki)
Tiếng Evenk
Эвэды̄ турэ̄н[1]
ᠧᠠᠩᠬᠢ
Sử dụng tạiTrung Quốc, Nga
Khu vựcNội MôngHắc Long Giang tại Trung Quốc; Krasnoyarsk tại Nga
Tổng số người nói17.000
Dân tộcNgười Evenk
Phân loạiTungus
  • Bắc
    • Nhóm Evenk
      • Tiếng Evenk
Hệ chữ viếtKirin, Latinh, Mông Cổ
Mã ngôn ngữ
ISO 639-3evn
Glottologeven1259[2]
ELPEvenki
Bài viết này có chứa ký tự ngữ âm IPA. Nếu không thích hợp hỗ trợ dựng hình, bạn có thể sẽ nhìn thấy dấu chấm hỏi, hộp, hoặc ký hiệu khác thay vì kí tự Unicode. Để biết hướng dẫn giới thiệu về các ký hiệu IPA, xem Trợ giúp:IPA.

Tiếng Evenk[3] trước đây tên Tungus,[4] hay Solon là ngôn ngữ lớn nhất của nhóm bắc Tungus (gồm tiếng Even, tiếng Negidal, tiếng Evenk và tiếng Oroqen). Ngôn ngữ này được dùng bởi người Evenk tại Nga, và Trung Quốc.

Tại vài vùng, tiếng Evenk vẫn chịu ảnh hưởng tương đối mạnh từ tiếng Yakuttiếng Buryat. Sự lấn át của tiếng Nga rất lớn (năm 1979, 75,2% người Evenk nói tiếng Nga, tăng lên tới 92,7% năm 2002). Các phương ngữ tiếng Evenk được chia thành ba nhóm: bắc, nam, và đông. Những nhóm này lại chia thành các phương ngữ nhỏ hơn. Chính quyền Liên Xô đã tạo ra ngôn ngữ viết cho tiếng Evenk vào năm 1931, ban đầu dùng bảng chữ cái Latinh, và từ năm 1937 dùng bảng chữ cái Kirin.[5] Tại Trung Quốc, tiếng Evenk còn được thử nghiệm viết bằng chữ Mông Cổ.[6] Đây thường được xem là ngôn ngữ bị đe dọa.[7]

Phân loại

[sửa | sửa mã nguồn]

Tiếng Evenk là một thành viên của hệ Tungus. Nó tương tự với tiếng Mãn Châu (ngôn ngữ được ghi nhận chi tiết nhất hệ) và đã được ghi nhận từ hàng trăm năm trước, ban đầu bởi P. S. Pallas vào cuối thế kỷ XVIII, và rồi được nghiên cứu một cách kỹ lưỡng hơn bởi M. A. Castren vào khoảng giữa thế kỷ XIX.[8] Cấu trúc và quan hệ giữa các ngôn ngữ Tungus là chủ đề của một số tranh luận. Vài học giả đề xuất một giả thuyết: một nhánh cho riêng tiếng Mãn, một nhánh cho tất cả những ngôn ngữ còn lại, gồm cả tiếng Evenk.[9] Ethnologue chia hệ Tungus thành hai nhóm Bắc và Nam, trong đó tiếng Evenk cùng tiếng EvenNegidal ở trong nhóm Bắc, còn nhóm Nam chia tiếp ra thành nhóm Tây Nam (tiếng Mãn và ngôn ngữ liên quan) và Đông Nam (tiếng Nanai và ngôn ngữ liên quan).[10] Có những đề xuất khác, yêu cầu chia thành ba nhóm hoặc hơn, hay thành một continuum với tiếng Mãn ở một đầu và tiếng Evenk ở một đầu.[9]

Phương ngữ

[sửa | sửa mã nguồn]

Bulatova liệt kê 14 phương ngữ và 50 tiểu phương ngữ tại Nga, với phạm vi địa lý từ sông Yenisei tới Sakhalin. Chúng có thể được gộp thành ba nhóm dựa trên tính chất âm vị:[11]

  1. Bắc (xát hẹp)
    1. Ilimpeya: Ilimpeya, Agata và Bol'shoi, Porog, Tura, Tutonchany, Dudinka/Khantai
    2. Yerbogachon: Yerbogachon, Nakanno
  2. Nam (xuýt)
    1. Hushing
      1. Sym: Tokma và Thượng Nepa, Thượng Lena hay Kachug, Angara
      2. Bắc Baikal: Bắc Baikal, Thượng Lena
    2. Hissing
      1. Stony Tunguska: Vanavara, Kuyumba, Poligus, Surinda, Taimura hay Chirinda, Uchami, Chemdal'sk
      2. Nepa: Nepa, Kirensk
      3. Vitim-Nercha/Baunt-Talocha: Baunt, Talocha, Tungukochan, Nercha
  3. Đông (xuýt-xát hẹp)
    1. Vitim-Olyokma: Barguzin, Vitim/Kalar, Olyokma, Tungir, Tokko
    2. Thượng Aldan: Aldan, Thượng Amur, Amga, Dzheltulak, Timpton, Tommot, Khingan, Chul'man, Chul'man-Gilyui
    3. Uchur-Zeya: Uchur, Zeya
    4. Selemdzha-Bureya-Urmi: Selemdzha, Bureya, Urmi
    5. Ayan-Mai: Ayan, Aim, Mai, Nel'kan, Totti
    6. Tugur-Chumikan: Tugur, Chumikan
    7. Sakhalin

Tiếng Evenk tại Trung Quốc cũng có nhiều phương ngữ. Theo Ethnologue, phương ngữ Hihue hay Hoy được xem là chuẩn; các phương ngữ Haila’er, Aoluguya (Olguya), Chenba’erhu (Old Bargu), và Morigele (Mergel) cũng tồn tại. Ethnologue ghi nhận chúng có khác biệt đáng kể với phương ngữ tại Nga.

Cấu trúc âm tiết tiếng Evenk thường là CV (phụ âm-nguyên âm) nhưng các cấu trúc khác cũng xuất hiện.[12]

Bên dưới là bảng âm vị phụ âm tiếng Evenk, những âm do Nedjalkov (1997) xác định được in nghiêng.[13][14]

Phụ âm tiếng Evenk
Môi Răng Chân răng Vòm Ngạc mềm
Mũi m n ɲ ŋ
Tắc vô thanh p t k
hữu thanh b d , ɡ
Xát vô thanh f s x
hữu thanh β, v ɣ
Tiếp cận w l j
Rung r

Âm /β/ có một tha âm cuối từ ([f]), cũng như một tha âm khi nằm giữa hai nguyên âm ([w]). Tương tự, /s/ đứng giữa nguyên âm hay được đọc là [h]. Người nói một số ngôn ngữ cũng dùng /b//β/ thay thế lẫn nhau (tương tự việc "r" trong tiếng Việt có thể phát âm là /z/ hoặc /ɹ/).[13]

Nguyên âm

[sửa | sửa mã nguồn]

Bên dưới là bảng nguyên âm cho các phương ngữ tại Nga, trong âm do Nedjalkov (1997) xác định được in nghiêng.[13][14]

Nguyên âm tiếng Evenk (Nga)
Trước Sau
không làm tròn không làm tròn làm tròn
Đóng i,
ɪ, ɪː

ɯ
u,
ʊ, ʊː
Vừa
je, jeː
ǝ, ǝː
ɛ, ɛː
o,
Mở a,

Hệ thống nguyên âm của các phương ngữ tại Trung Quốc lại khác biệt đáng kể (Chaoke, 1995, 2009):[15]

Nguyên âm tiếng Evenk (Trung Quốc)
Trước Giữa Sau
không làm tròn làm tròn không làm tròn làm tròn
Đóng i, ʉ, ʉː u,
Vừa e, ɵ, ɵː ǝ, ǝː o,
Mở a,

Chữ viết

[sửa | sửa mã nguồn]

Bảng chữ cái Kirin được sử dụng tại Nga. Bảng này có thêm một ký tự, ӈ,để thể hiện /ŋ/; do hạn chế in ấn, ký tự này xuất hiện một cách không nhất quán trong các sản phẩm in.[16] Từ điển của Boldyrev sử dụng ң để thay thế.[17] Những âm vị khác có trong tiếng Evenk nhưng thiếu trong tiếng Nga, như /dʒ/, không có ký tự riêng. "д" được dùng cho cả /d/ và /dʒ/.

А а Б б В в Г г Д д Е е Ё ё Ж ж
З з И и Й й К к Л л М м Н н Ӈ ӈ
О о П п Р р С с Т т У у Ф ф Х х
Ц ц Ч ч Ш ш Щ щ Ъ ъ Ы ы Ь ь Э э
Ю ю Я я

Tại Trung Quốc

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong "Khâm Định Liêu Kim Nguyên Tam Sử Quốc Ngữ Giải" (欽定遼金元三史國語解), được thực hiện theo lệnh hoàng đế Càn Long, bảng chữ cái tiếng Mãn được dùng để viết tiếng Evenk.

Người Evenk tại Trung Quốc hiện đang viết bằng bảng chữ cái LatinhChữ viết Mông Cổ. Những học giả Evenk vào thập niên 1980 đã cố gắng tạo ra một dạng chữ viết tiêu chuẩn, sử dụng cả chữ Mông Cổ và dạng chữ Latinh tương tự bính âm. Họ đã xuất bản một từ điển tiếng Evenk-Mông Cổ-Trung Quốc (Kesingge và đồng nghiệp 1983).[18]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Boldyrev 1994, tr. 494
  2. ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Evenki”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
  3. ^ Cũng được viết là Ewenk, Ewenke, hay Owenke và đồng nghĩa với Solon và Suolun
  4. ^ Người nói tiếng Evenk từng được gọi là "Tungusy". Theo Nedjalkov 1997, tr. xix, "Tungus" có thể là một từ ngoại lai gốc Trung Quốc.
  5. ^ Atknine 1997, tr. 117
  6. ^ Kara 2006, tr. 146
  7. ^ Grenoble; Janhunen
  8. ^ Atknine 1997, tr. 111
  9. ^ a b Whaley, Grenoble & Li 1999, tr. 286
  10. ^ Lewis 2009, [1]
  11. ^ Atknine 1997, tr. 116
  12. ^ Nedjalkov 1997, tr. 314
  13. ^ a b c Nedjalkov 1997, tr. 310–311
  14. ^ a b Campbell 2000, tr. 548
  15. ^ Dular 2009, tr. 330–332
  16. ^ Grenoble & Whaley 2003, tr. 116
  17. ^ E.g. the entry for кто; Boldyrev 1994, tr. 173
  18. ^ Kara 2006, tr. 133

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Atknine, Victor (1997), “The Evenki Language from the Yenisei to Sakhalin”, trong Shōji, Hiroshi; Janhunen, Juha (biên tập), Northern Minority Languages: Problems of Survival (PDF), Senri Ethnological Studies, tr. 109–121, OCLC 37261684, Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 22 tháng 7 năm 2011, truy cập ngày 9 tháng 9 năm 2016
  • Boldyrev, B. V. (1994), Русско-эвенкийский словарь: около 20 000 слов, Novosibirsk: Institute of Philology, Russian Academic of Sciences, ISBN 5-02-029805-0
  • Bulatova, Nadezhda; Grenoble, Lenore (1999), Evenki, Munich: Lincom Europa, ISBN 3-89586-222-3
  • Campbell, George L. (2000), “Evenki”, Compendium of the World's Languages: Abaza to Kurdish, 1 , Taylor & Francis, ISBN 0-415-20298-1
  • Dular, O. Chaoke (2009), 《鄂温克语参考语法》, 北京: 中国社会科学出版社, ISBN 978-7-5004-8143-0
  • 杜·道尔基 [Du Dao'erji] biên tập (2007), 《鄂温克地名考》 [On Evenki Placenames], Beijing: Nationalities Publishing House, ISBN 978-7-105-08286-5, OCLC 289003364
  • Grenoble, Lenore A.; Whaley, Lindsay J. (2003), “Evaluating the impact of literacy: the case of Evenki”, trong Joseph, Brian D. (biên tập), When languages collide: perspectives on language conflict, language competition, and language coexistence, Ohio State University Press, tr. 109–121, ISBN 978-0-8142-0913-4
  • Inoue, Koichi (1991), “Tungus Literary Language” (PDF), Asian Folklore Studies, 50 (1): 35–66, doi:10.2307/1178185, JSTOR 1178185, Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 20 tháng 3 năm 2012, truy cập ngày 9 tháng 9 năm 2016
  • Janhunen, Juha (1996), “Mongolic languages as idioms of intercultural communication in Northern Manchuria”, trong Wurm, Stephen Adolphe; Mühlhäusler, Peter; Tryon, Darrell T. (biên tập), Atlas of languages of intercultural communication in the Pacific, Asia and the Americas, Walter de Gruyter, tr. 827–835, ISBN 978-3-11-013417-9
  • Kara, György (2006), “Solon Ewenki in Mongolian Script”, trong Pozzi, Alessandra; Janhunen, Juha Antero; Weiers, Michael (biên tập), Tumen jalafun jecen akū: Manchu studies in honour of Giovanni Stary, Otto Harrassowitz Verlag, tr. 133–148, ISBN 978-3-447-05378-5
  • Kesingge; Cidaltu; Alta (authors); Norbu (reviewer) (1983), "Eweŋki Moŋɣol Kitad Kelen-ü Qaričaɣoloɣsan Üges-ün Tegübüri", 《鄂温克语蒙汉对照词汇》, Beɣejing: Ündüsüten-ü Keblel-ün Qoriy-a, 民族出版社, OCLC 43657472, Unknown ID:M9049(2)10
  • Nedjalkov, Igor (1997), Evenki, London: Routledge, ISBN 0-415-02640-7
  • Whaley, Lindsay J.; Grenoble, Lenore A.; Li, Fengxiang (tháng 6 năm 1999), “Revisiting Tungusic Classification from the Bottom up: A Comparison of Evenki and Oroqen”, Language, 75 (2): 286–321, doi:10.2307/417262, JSTOR 417262
  • Global Recordings Network (2011), Words of Life 1 – Evenki, truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2011

Đọc thêm

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]