Bước tới nội dung

Tiên quân chính trị

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tiên quân chính trị
Chosŏn'gŭl
선군정치
Hancha
先軍政治
Romaja quốc ngữSeon(-)gun jeongchi
McCune–ReischauerSŏn'gun chŏngch'i
Hán-ViệtTiên quân chính trị

Tiên Quân chính trị hay Son'gun là chính sách "quân đội trước nhất" của Nhà nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên trên cơ sở của chủ nghĩa Marx-Lenin, theo đó thì Quân đội Nhân dân Triều Tiên được ưu tiên so với các vấn đề khác của đất nước và nguồn lực quốc gia sẽ được phân bổ cho quân đội đầu tiên. "Songun" là một nguyên tắc dẫn đường cho đời sống chính trị và kinh tế tại nước CHDCND Triều Tiên, và "chính trị Songun" thống trị hệ thống chính trị, "một phòng tuyến kiến thiết kinh tế Songun" đóng vai trò là hệ thống kinh tế, và "tư tưởng Songun" đóng vai trò là tư tưởng chỉ đạo. Songun nâng cao vị thế của Quân đội Nhân dân Triều Tiên tại Nhà nước CHDCND Triều Tiên, trao cho quân đội vị trí quan trọng bậc nhất trong chính quyền và xã hội CHDCND Triều Tiên. Songun chỉ dẫn chính sách đối nội và đối ngoại của đất nước ấy bây giờ.[1]

Thời kỳ Songun bắt đầu vào năm 1960 khi Chủ tịch Kim Jong-il cùng với cha ông là Kim Il-sung (Kim Nhật Thành) đến thăm Sư đoàn Thiết giáp Cận vệ 105 tại Ryugyong (Liễu Kinh, tên cũ của Bình Nhưỡng), chuyến thăm đầu tiên đến các căn cứ của Quân đội Nhân dân Triều Tiên trên toàn quốc.

Tuy nhiên, Songun không chính thức được thi hành cho đến khi Kim Il-sung qua đời vào năm 1994. Năm 1995, các chính sách "Songun" đã được giới thiệu là "một tư tưởng cách mạng gắn liền hết sức quan trọng với quân đội" và "một nền chính trị nhấn mạnh tính thống nhất hoàn toàn và thống nhất chung một ý chí của Đảng, quân đội và nhân dân, và vai trò của quân đội là lực lượng tiên phong"[2] trong chuyến viếng thăm đơn vị quân sự đầu tiên của Kim Chính Nhật vào năm đó. Đây là một sự thay đổi không đáng kể so với chính sách của chính phủ trước đó, tức tư tưởng Chủ thể của cố Chủ tịch nước Kim Il-sung.[3]

Năm 1997, một bài xã luận đăng trên Rodong Sinmun, tờ báo của Đảng Lao động Triều Tiên, đã viết rằng: "Từ trước đến nay, địa vị và vai trò của Quân đội Nhân dân chưa từng được nâng cao phi thường như hiện nay, khi nằm dưới sự lãnh đạo mạnh mẽ của Đồng chí Tổng Tư lệnh tối cao đáng kính và kính yêu." Vào thời điểm này, Quân đội Nhân dân cũng trở nên "đồng nghĩa với nhân dân, đất nước và đảng."[4]

Năm 2016, vai trò của quân đội được dần tinh giảm để chuyển sang Uỷ ban Quốc vụ của Đảng và Nhà nước nhằm dự trù xây dựng phát triển và bảo vệ duy trì công cuộc Xã hội chủ nghĩa thời bình ở Bắc Triều Tiên.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Alexander V. Vorontsov, "North Korea's Military-First Policy: A Curse or a Blessing?" Brookings Institution, 26 tháng 5 năm 2006, <https://web.archive.org/web/20060531192548/http://www.brookings.edu/views/op-ed/fellows/vorontsov20060526.htm> 26 tháng 3 năm 2007.
  2. ^ Global Security "Songun Chongch'I [Army First]. Global Security.org. 27 tháng 4 năm 2005. 20 tháng 3 năm 2007.
  3. ^ Korean Overseas Information Service, "Is N.K. Trying an Experiment for Survival?" Korea.net, 6 tháng 8 năm 2002 < http://www.korea.net/News/Issues/IssueDetailView.asp?board_no=3508 Lưu trữ 2007-09-27 tại Wayback Machine> 12 tháng 5 năm 2007.
  4. ^ Byung Chul Koh, "Military-First Politics and Building a ‘Powerful and Prosperous Nation' In North Korea" Nautilus Institute Policy Forum Online, 14 tháng 4 năm 2005, <http://www.nautilus.org/fora/security/0532AKoh.html Lưu trữ 2007-09-27 tại Wayback Machine> 20 tháng 3 năm 2007.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Cheong Wook-Sik, "Military First Policy", Presented at Washington Peace Network, Washington, D.C., ngày 19 tháng 4 năm 2007
  • Chun Mi-Young, The Kim Jong Il administration's recognition of politics, KINU policy series, September 2006
  • John Feffer, Forgotten Lessons of Helsinki: Human Rights and U.S.-North Korean Relations, World Policy Journal, v.XXI, no.3, Fall 2004
  • Alexander Platkovskiy, Nuclear Blackmail and North Korea's Search for a place in the sun, The North Korean Nuclear Program. New York and London: Routledge, 2000