Bước tới nội dung

Tổng lý Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tổng lý Nội các Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên
조선민주주의인민공화국 내각총리
Đương nhiệm
Kim Tok-hun

từ 13/8/2020
Người đầu tiên nhậm chứcKim Il-sung
Thành lập9/9/1948

Tổng lý Nội các Triều Tiên (tiếng Triều Tiên: 조선민주주의인민공화국 내각총리, phiên âm: Choseon minjujuwi mingonghwaguk naegakchongri)[1] (tiếng Triều Tiên총리; Hancha總理; McCune–ReischauerChongni) là chức vụ điều hành Nội các (tức chính phủ) của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên. Chức vụ còn được gọi chính thức là Thủ tướng Triều Tiên.[2] Thủ tướng hiện tại là Kim Tok-hun.[3]

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Ban đầu, theo Hiến pháp năm 1948 của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, Thủ tướng là một vị trí rất quan trọng và nắm giữ quyền lực thực sự đối với chính phủ. Kim Il-sung đã nhậm chức, và nắm quyền trong 24 năm cho đến năm 1972, trong khi vai trò nghi thức nguyên thủ quốc gia thuộc về Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Hội nghị Nhân dân Tối cao.

Hiến pháp năm 1972 đã thành lập chức vụ Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên do Kim Il-sung nắm giữ, trở thành chức vụ quyền lực tối cao. Theo Hiến pháp, Thủ tướng là người đứng đầu Chính vụ viện, đồng thời hầu hết quyền lực của nội các trước đây đã được chuyển cho Ủy ban Nhân dân Trung ương, hội đồng cầm quyền cao nhất do chính chủ tịch nước làm chủ tịch. Thủ tướng đầu tiên sau Kim Il-sung là đồng minh lâu năm của ông, Kim Il. Chức vụ được chính thức gọi là Thủ tướng Chính vụ viện (정무원 총리, jungmuwon chongni).

Sau khi Kim Il-sung qua đời, chức vụ chủ tịch nước bị bỏ trống (chính thức Kim Il-sung được tuyên bố là Chủ tịch vĩnh cửu) khi Kim Jong-il lên kế hoạch tái tổ chức Nhà nước mới. Hiến pháp được sửa đổi năm 1998 đã bãi bỏ cả Ủy ban Nhân dân Trung ương và Chính vụ viện, tái lập Nội các.

Chức năng

[sửa | sửa mã nguồn]

Thủ tướng là đại diện và giám sát nội các, cơ quan được giao nhiệm vụ thi hành các chính sách do Ủy ban Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên quyết định. Chức vụ không có thẩm quyền hoạch định chính sách riêng.

Thủ tướng trên danh nghĩa là một phần của bộ ba giám sát nhánh hành pháp của Bắc Triều Tiên, cùng với Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Hội đồng Nhân dân Tối cao (là nguyên thủ quốc gia) và Chủ tịch Ủy ban Quốc vụ Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (là Tổng tư lệnh). Theo quy định, mỗi chức vụ có quyền hạn tương đương một phần ba quyền lực của chủ tịch trong xử lý các vấn đề trong hệ thống. Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Hội đồng Nhân dân Tối cao tiến hành quan hệ đối ngoại, Thủ tướng xử lý các vấn đề trong nước và đứng đầu chính phủ, và Chủ tịch Ủy ban Quốc vụ Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (trước năm 2016 là chủ tịch ủy ban quốc phòng) chỉ huy lực lượng vũ trang. Tuy nhiên, trên thực tế, Chủ tịch Ủy ban Quốc vụ Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên là chức vụ có quyền lực nhất trong hệ thống, mặc dù hiến pháp quy định là chức vụ có quyền lực thấp nhất trong ba chức vụ. Kim Jong-il là Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng từ năm 1993 đến 2011, và Kim Yong-nam đã Chủ tịch Đoàn chủ tịch Hội đồng Nhân dân Tối cao từ năm 1998, trong khi các thủ tướng thường thay đổi.

Danh sách Thủ tướng

[sửa | sửa mã nguồn]

Danh sách Thủ tướng Bắc Triều Tiên từ khi thành lập năm 1948.

Thủ tướng Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên
Thủ tướng Nhiệm kỳ Bầu cử Nguyên thủ quốc gia
Kim Il-sung
(1912–1994)
9/9/1948 20/9/1957 Hội đồng Nhân dân Tối cao khóa I Kim Tu-bong

(1948-1957)
20/9/1957 23/10/1962 Hội đồng Nhân dân Tối cao khóa II Choe Yong-gon

(1957-1972)
23/10/1962 16/12/1967 Hội đồng Nhân dân Tối cao khóa III
16/12/1967 28/12/1972 Hội đồng Nhân dân Tối cao khóa IV
Thủ tướng Chính vụ viện Cộng hòa Dân chủ nhân dân Triều Tiên
Thủ tướng Nhiệm kỳ Bầu cử Nguyên thủ quốc gia
Kim Il
(1910–1984)
28/12/1972 29/4/1976 Hội đồng Nhân dân Tối cao khóa V Kim Il-sung

(1972-1994)
Pak Song-chol
(1913–2008)
29/4/1976 16/12/1977
Ri Jong-ok
(1916–1999)
16/12/1977 6/4/1982 Hội đồng Nhân dân Tối cao khóa VI
6/41982 27/1/1984 Hội đồng Nhân dân Tối cao khóa VII
Kang Song-san
(1931–2007)
27/1/1984 29/12/1986
Ri Kun-mo
(1926–2001)
29/12/1986 12/12/1988 Hội đồng Nhân dân Tối cao khóa VIII
Yon Hyong-muk
(1931–2005)
12/12/1988 24/5/1990
24/5/1990 11/12/1992 Hội đồng Nhân dân Tối cao khóa IX
Kang Song-san
(1931–2007)
11/12/1992 21/2/1997
Khuyết
(1994-1998)
Hong Song-nam
(1929–2009)
21/2/1997 5/9/1998
Thủ tướng Nội các Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên
Thủ tướng Nhiệm kỳ Bầu cử Nguyên thủ quốc gia
Hong Song-nam
(1929–2009)
5/9/1998 3/9/2003 Hội đồng Nhân dân Tối cao khóa X Kim Yong-nam

(1998 - 2019)
Pak Pong-ju
(1939-)
3/9/2003 11/4/2007 Hội đồng Nhân dân Tối cao khóa XI
Kim Yong-il
(1944-)
11/4/2007 9/4/2009
9/4/2009 4/6/2010 Hội đồng Nhân dân Tối cao khóa XII
Choe Yong-rim
(1930-)
4/6/2010 1/4/2013
Pak Pong-ju
(1939-)
1/4/2013 9/4/2014
9/4/2014 11/4/2019 Hội đồng Nhân dân Tối cao khóa XIII
Kim Jae-ryong
11/4/2019 13/8/2020 Hội đồng Nhân dân Tối cao khóa XIV Choe Ryong-hae

(từ 2019)
Kim Tok-hun 13/08/2020 nay Hội đồng Nhân dân Tối cao khóa XIV

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Constitution - The Cabinet”. Naenara. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 20 tháng 5 năm 2017.
  2. ^ United States. Congress. House. Committee on Un-American Activities, tr. PA1552, tại Google Books
  3. ^ “Chiefs of State and Cabinet Members of Foreign Governments: Korea, North - NDE”. Central Intelligence Agency. ngày 21 tháng 6 năm 2018. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 28 tháng 8 năm 2018.