Bước tới nội dung

Thuế Việt Nam

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Trụ sở Cục thuế tỉnh Lâm Đồng tại thành phố Đà Lạt.

Hệ thống thuế ở Việt Nam là một hệ thống thuế gồm khoảng tám loại thuế và khoảng hơn 100 loại phí và lệ phí được quản lý tập trung.

Tổng quan

[sửa | sửa mã nguồn]
Một áp phích giáo dục nghĩa vụ thuế ở Việt Nam.

Mọi nguồn thu từ thuế và lệ phí ở Việt Nam đều do Quốc hội Việt Nam hoặc Ủy ban Thường vụ Quốc hội đặt ra bằng luật và pháp lệnh, và được thu bởi Tổng cục Thuế Việt Nam thông qua các cơ quan thu của nó là các cục thuế, chi cục thuế, phòng thuế, đội thuế, bởi Tổng cục Hải quan Việt Nam thông qua các cơ quan của nó là cục hải quan, chi cục hải quan, và các cán bộ chuyên môn được ủy quyền khác ở khắp các địa phương trong cả nước. Đối với các phí và lệ phí, các cơ quan thu thuộc các bộ, ngành, chính quyền địa phương có liên quan được ủy quyền thu.

Về danh nghĩa, mức thuế (thuế suất) do Quốc hội Việt Nam quy định. Song trên thực tế, các mức thuế là do Chính phủ đề nghị với sự tư vấn của Bộ Tài chính mà cụ thể hơn nữa là Tổng cục Thuế. Đối với một số sắc thuế, như thuế xuất nhập khẩu, Quốc hội cho phép Chính phủ tự điều chỉnh khi cần thiết. Riêng các phí và lệ phí là nguồn thu của chính quyền địa phương, chính quyền địa phương có quyền quyết định mức.

Hệ thống thuế ở Việt Nam không chia thành các sắc thuế quốc gia và các sắc thuế địa phương như ở nhiều nước. Tuy nhiên, Luật Ngân sách Nhà nước số 01/2002/QH11 Lưu trữ 2009-04-26 tại Wayback Machine có quy định một số sắc thuế là nguồn thu mà chính quyền trung ương được hưởng 100%, một số sắc thuế và lệ phí mà chính quyền địa phương được hưởng 100%, và một số sắc thuế mà chính quyền các cấp chia nhau tùy theo tình hình từng địa phương.

Đặc điểm

[sửa | sửa mã nguồn]

Hệ thống thuế Việt Nam có một số đặc điểm sau:

Cơ quan quản lý thuế

[sửa | sửa mã nguồn]

Danh sách

[sửa | sửa mã nguồn]
Loại thuế Luật, pháp lệnh Nguồn thu của
Thuế giá trị gia tăng hàng hóa nhập khẩu Luật thuế giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 Chính quyền trung ương
Thuế xuất-nhập khẩu Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 45/2005/QH11[liên kết hỏng] Chính quyền trung ương
Thuế tiêu thụ đặc biệt hàng hóa nhập khẩu Luật thuế tiêu thụ đặc biệt số 27/2008/QH12 Chính quyền trung ương
Thuế thu nhập doanh nghiệp của các đơn vị hạch toán toàn ngành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 Chính quyền trung ương
Thuế từ dầu khí Nghị định số 05/2009/NĐ-CP Chính quyền trung ương
Thuế giá trị gia tăng, không kể thuế giá trị gia tăng hàng hoá nhập khẩu Luật Thuế giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 Chính quyền trung ương, chính quyền địa phương
Thuế thu nhập doanh nghiệp, không kể thuế thu nhập doanh nghiệp của các đơn vị hạch toán toàn ngành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12, Luật thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12 Chính quyền trung ương, chính quyền địa phương
Thuế thu nhập cá nhân Luật thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12 Chính quyền trung ương, chính quyền địa phương
Thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài, không kể thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài từ lĩnh vực dầu, khí Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 Chính quyền trung ương, chính quyền địa phương
Thuế tiêu thụ đặc biệt thu từ hàng hóa, dịch vụ trong nước Luật thuế tiêu thụ đặc biệt số 27/2008/QH12 Chính quyền trung ương, chính quyền địa phương
Thuế nhà, đất Pháp lệnh số 34/L/CTN[liên kết hỏng], Thông tư 71/1002/TT-BTC Chính quyền địa phương
Thuế tài nguyên, không kể thuế tài nguyên thu từ dầu, khí Nghị định số 05/2009/NĐ-CP Chính quyền địa phương
Thuế môn bài Nghị định số 75/2002/NĐ-CP, Thông tư số 42/2003/TT-BTC Lưu trữ 2013-12-29 tại Wayback Machine Chính quyền địa phương
Thuế chuyển quyền sử dụng đất Luật thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12 Chính quyền địa phương
Thuế sử dụng đất nông nghiệp Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp, Nghị quyết số 15/2003/QH11[liên kết hỏng] Chính quyền địa phương

Việc phân chia nguồn thu các sắc thuế mà chính quyền địa phương được hưởng giữa các chính quyền tỉnh, huyện, xã trong một tỉnh do chính quyền tỉnh quy định.

Theo danh mục lệ phí và phí ban hành kèm theo Pháp lệnh phí và lệ phí số 38/2001/PL-UBTVQH10, có khoảng 73 loại phí và 42 loại lệ phí.

Thu từ phí xăng, dầu là nguồn thu phân chia giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương. Lệ phí trước bạ, các khoản phí, lệ phí từ các hoạt động sự nghiệp là nguồn thu của chính quyền địa phương.

Mã số thuế (MST) của doanh nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Tại Việt Nam, mỗi một doanh nghiệp được cấp một mã số thuế (MST) bao gồm có 10 ký tự chữ số.

Các chi nhánh và văn phòng đại diện của doanh nghiệp đó được cấp MST bao gồm có 13 ký tự chữ số, trong đó 10 ký tự đầu tiên giống như MST của doanh nghiệp mẹ, tiếp theo là 3 ký tự chữ số thể hiện số thứ tự của chi nhánh hoặc văn phòng đại diện đó, bắt đầu từ 001, tính theo thứ tự thành lập.

Các địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp đó không có MST riêng, mà được cấp mã địa điểm kinh doanh bao gồm 5 ký tự chữ số, bắt đầu từ 00001.

Trong MST của doanh nghiệp (10 chữ số), thì 2 chữ số đầu tiên thể hiện mã tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp đó được thành lập. Trường hợp doanh nghiệp thay đổi địa điểm đặt trụ sở chính từ tỉnh/thành phố này sang tỉnh/thành phố khác, thì MST vẫn giữ nguyên, cho dù thay đổi cơ quan Thuế quản lý sang tỉnh/thành phố khác.

Các doanh nghiệp có nghĩa vụ khai thuế nhà thầu nước ngoài (NTNN) thay cho các NTNN thì sẽ được cấp thêm MST riêng có 10 chữ số, dùng để khai thuế cho các NTNN.

Mã tỉnh/thành phố của MST doanh nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]
0x 1x 2x 3x 4x 5x 6x
10 - Thái Bình 20 - Cà Mau 30 - Hà Tĩnh 40 - Quảng Nam 50 - Tuyên Quang 60 - Đắk Lắk
01 - TP Hà Nội 11 - Long An 21 - Trà Vinh 31 - Quảng Bình 41 - Bình Định 51 - Hà Giang 61 - Kon Tum
02 - TP Hải Phòng 12 - Tiền Giang 22 - Sóc Trăng 32 - Quảng Trị 42 - Khánh Hòa 52 - Yên Bái 62 - Lai Châu
03 - TP Hồ Chí Minh 13 - Bến Tre 23 - Bắc Ninh 33 - Thừa Thiên-Huế 43 - Quảng Ngãi 53 - Lào Cai 63 - Hậu Giang
04 - TP Đà Nẵng 14 - Đồng Tháp 24 - Bắc Giang 34 - Bình Thuận 44 - Phú Yên 54 - Hòa Bình 64 - Đắk Nông
05 - Hà Tây (cũ) 15 - Vĩnh Long 25 - Vĩnh Phúc 35 - Vũng Tàu 45 - Ninh Thuận 55 - Sơn La
06 - Nam Định 16 - An Giang 26 - Phú Thọ 36 - Đồng Nai 46 - Thái Nguyên 56 - Điện Biên
07 - Hà Nam 17 - Kiên Giang 27 - Ninh Bình 37 - Bình Dương 47 - Bắc Kạn 57 - Quảng Ninh
08 - Hải Dương 18 - TP Cần Thơ 28 - Thanh Hóa 38 - Bình Phước 48 - Cao Bằng 58 - Lâm Đồng
09 - Hưng Yên 19 - Bạc Liêu 29 - Nghệ An 39 - Tây Ninh 49 - Lạng Sơn 59 - Gia Lai

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Giảm thuế gián thu, tăng thuế trực thu”. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2013.
  2. ^ Việt Nam cần hoàn thiện một số loại thuế trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế[liên kết hỏng]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Luật ngân sách nhà nước 2015
  2. ^ Luật Quản lý thuế 2019